Sơ đồ so sánh rác thải nhựa tai việt nam năm 2024

Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới giúp tính toán lượng rác thải trong đại dương – con số đưa ra thậm chí còn khủng khiếp hơn tưởng tượng

Chỉ riêng trong năm 2010, các quốc gia ven biển đã thải 8 triệu tấn rác nhựa ra biển – lớn hơn gấp nhiều lần lượng rác trôi nổi trên bề mặt. Con số này thậm chí có thể còn tăng gấp 10 lần trừ khi con người có cách thức thu gom và xử lý rác thải hiệu quả hơn trong vòng một thập kỷ tới.

Đây mới chỉ là kết quả đánh giá sơ bộ từ nghiên cứu đầu tiên tính toán lượng rác thải toàn cầu mỗi năm vừa được công bố trên Tạp chí Science.

Sơ đồ so sánh rác thải nhựa tai việt nam năm 2024
Túi nilon trôi trên biển

Cho đến nay, hầu hết các phương pháp tính khối lượng rác trên biển đều chỉ tính đến lượng trôi nổi trên bề mặt đại dương. Một nghiên cứu vào năm 2014 đã ước tính tối đa tổng lượng rác trôi nổi trên biển là 245 nghìn tấn.

Như vậy, sự khác biệt giữa các con số là quá lớn – chênh lệch 20 đến 2.000 lần. Càng sốc hơn khi con số 8 triệu tấn mới chỉ là kết quả tính toán trong vòng một năm, trong khi con số đưa ra trước đó (245 nghìn tấn) là tổng lượng rác thải ra đại dương trong những 50 năm.

Những thủ phạm hàng đầu

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ tên 20 quốc gia có lượng rác thải ra đại dương nhiều nhất thế giới, đứng đầu là Trung Quốc và đứng chót là Hoa Kỳ. Những quốc gia còn lại trong danh sách bao gồm 11 nước châu Á, ThổNhĩ Kỳ, Brazil và 5 nước châu Phi.

Mặc dù Hoa Kỳ sở hữu hệ thống xử lý rác thải hiện đại bậc nhất thế giới, quốc gia này vẫn nằm trong danh sách xếp hạng bởi 2 nguyên nhân. Thứ nhất, Hoa Kỳ là nước đông dân với mật độ cao sống ven biển. Thứ hai, là một nước giàu, mức độ tiêu thụ hàng hóa của Hoa Kỳ cực lớn.

Bà Jenna Jambeck, kỹ sư môi trường của Đại học Georgia kiêm trưởng nhóm nghiên cứu, đã minh họa cho con số 8 triệu tấn rác thải nhựa bằng hình ảnh 5 túi rác trên mỗi bước chân dọc theo bờ biển toàn cầu. Bà cũng cho biết đến năm 2025, tỷ lệ này sẽ tăng lên 10 túi, tương đương 155 triệu tấn mỗi năm nếu không cải thiện cách thức xử lý rác hiện tại.

Sơ đồ so sánh rác thải nhựa tai việt nam năm 2024
Biểu đồ trên xếp hạng top 10 lượng rác nhựa thải xuống biển hàng năm

Nhựa ở khắp mọi nơi

Bà Jambeck và cộng sự cũng đã kết hợp so sánh với dữ liệu kinh tế và dân số của 192 nước có đường bờ biển giáp với Đại Tây Dương,Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Đen và Địa Trung Hải. Kết quả cho thấy mỗinăm những quốc gia này thải ra 275 triệu tấn rác nhựa, trong đó 4,8 -12,7 triệu tấn, tương đương 2-5% được thải ra đại dương.

Việc sử dụng rộng rãi túi nilon làm bao bì sản phẩmtiêu dùng nhanh chóng trở thành xu hướng toàn cầu chỉ sau nửa thế kỷ nguyên liệu nhựa được đưa vào sử dụng. Chỉ riêng năm 2012, thế giới đã sản xuất ra 288 triệu tấn nhựa.

Trên thực tế, rác thải nhựa tồn tại ở khắp mọi ngóc ngách trong đại dương, thậm chí sâu dưới lớp băng Bắc cực. Đã có khoảng 700loài sinh vật biển chết do nuốt phải nhựa.

Nghiên cứu thử nghiệm cũng đã mở ra mối nghi vấn mới: vì sao lượng rác trôi nổi trên bề mặt lại có sự chênh lệch lớn đến vậy so với tổng lượng rác thực sự trên đại dương? Các nhà khoa học cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra các điểm tích tụ và số lượng rác tại đó, từ đó sự chênh lệch có thể được thu hẹp.

Việt Nam chúng ta đang xả ra đại dương khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Về lượng rác thải nói chung, năm 2015, rác thải ở các vùng biển và ven biển của Việt Nam là hơn 14 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 60% rác thải toàn quốc.

Theo bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng 10 nước có lượng rác thải nhựa kinh khủng nhất trên thế giới. Các bạn có thể tự xem ở đây: https://www.statista.com/…/the-countries-polluting-the-oce…/

Đoạn video với khá nhiều thông tin, cho thấy mức độ kinh khủng của rác thải nhựa, các bạn có thể xem ở đây:

Quan điểm của Admin: Khi ý thức về sự tiện dụng chưa thay đổi hành vi thói quen hoàn toàn đến bạn, thì chúng ta nên dùng những sản phẩm THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG - TIỆN LỢI - AN TOÀN CHO SỨC KHỎE như ống hút tre, ống hút giấy hay hộp cơm từ bã mía để đảm bảo rằng những gì làm từ tự nhiện sẽ được thải ra tự nhiên an toàn. Khi tất cả sản phẩm có thể công nghiệp hóa được như hộp cơm từ bã mía của JOY FOOD phân phối tại Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo được tính thương mại, giá thành hợp lí nhất cho người tiêu dùng khi so sánh với sản phẩm từ nhựa thì ngoài yếu tố sức khỏe, tác động của người dùng khi sử dụng sản phẩm tiện lợi trong giai đoạn Ngắn/ Trung hạn lên môi trường sẽ giảm thiểu nhiều hơn các bạn nhé.

VOV.VN - Hiện nay, mỗi năm cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Tại hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020", ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, hiện nay ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Sơ đồ so sánh rác thải nhựa tai việt nam năm 2024

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trước thực trạng, thách thức do ô nhiễm bởi rác thải nhựa (RTN), Chính phủ Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện như Quyết định số 175 về đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025”; Quyết định số 1316 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam”. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 có nhiều điểm mới và mang tính đột phá góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tăng cường tái chế tại Việt Nam, cụ thể tại Điều 142 quy định về Kinh tế tuần hoàn; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết về tiêu chí, cách thức áp dụng, phân công trách nhiệm và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được xác định “là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn nói riêng và pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung cho người dân và các doanh nghiệp. Nhiều mô hình về thực hiện kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng đã được giới thiệu, quảng bá trực tiếp đến các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và các hộ sản sản xuất.

"Để đạt được mục tiêu kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu chất thải Công nghệ tái chế chất thải là yếu tố quan trọng. Chúng ta cần tìm cách sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến đảm bảo về mặt sản phẩm sau tái chế đạt yêu cầu đồng thời đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc đầu tư, phát triển tập trung vào công nghệ tái chế chất thải sẽ giúp các chuyên gia và nhà quản lý chất thải có được cái nhìn sâu sắc về những thách thức và cơ hội trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn của Luật BVMT 2020", ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ.

Sơ đồ so sánh rác thải nhựa tai việt nam năm 2024

Ông Nguyễn Thi - chuyên gia Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thi - chuyên gia Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường, theo đó trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu một loại sản phẩm, hàng hóa được mở rộng tới giai đoạn sản phẩm, hàng hóa đó được thải bỏ. Nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, hàng hóa bao gồm từ các khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chia sẻ về những lợi ích của mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam. Đặc biệt, việc tái chế và tái sử dụng chất thải nhựa giúp giảm sự tiêu thụ nguyên liệu mới, giảm lượng rác thải và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, mô hình này còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực tái chế và tái sử dụng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Sơ đồ so sánh rác thải nhựa tai việt nam năm 2024

Ông Mr. Steven Granot là Tổng Giám Đốc của Commercial Plastics Holding (Singapore)

Đại diện CPC ông Mr. Steven Granot là Tổng Giám Đốc của Commercial Plastics Holding (Singapore) đã chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực tái chế hạt nhựa tái sinh trong ngành bao bì thực phẩm cũng như định hướng đầu tư, áp dụng công nghệ tái chế này tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực. CPC được hậu thuẫn bởi các tổ chức tài chính toàn cầu hàng đầu gồm Tổ chức tài chính phát triển đầu tư của chính phủ Vương quốc Anh (BII), Quỹ đầu tư của Na Uy dành cho các nước đang phát triển (Norfund), Quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Bộ hợp tác Phát triển Đan Mạch (IFU) cho mục tiêu thực hiện khoản đầu tư bền vững và có trách nhiệm trên toàn thế giới. CPC đã áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu của Châu Âu vào quy trình sản xuất đạt hiệu quả cao trong tái chế nhựa tạo sản phẩm tái sinh sử dụng sản xuất bao bì thực phẩm.

Sơ đồ so sánh rác thải nhựa tai việt nam năm 2024

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT đánh giá ý nghĩa của buổi hội thảo là rất lớn trong hoạt động tái chế phế liệu nhựa thành hạt nhựa tái sinh phục vụ cho ngành bao bì thực phẩm trong nước mà hiện nay chưa được quan tâm, đầu tư nhiều, nhằm tăng dần tỷ lệ tái chế nhựa phế liệu trong nước đồng thời giảm lượng nhựa nguyên sinh nhập khẩu, góp phần giảm lượng chất thải nhựa ra môi trường, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn của Luật Bảo vệ môi trường 2020./.