Sau sinh bao lâu được tiêm covid

Sau sinh bao lâu được tiêm covid

Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19, sau 3 tháng sẽ được tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: VGP

Theo đó, những đối tượng này sẽ trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong 3 tháng sau khi mắc bệnh. Sau thời gian này, trẻ sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 nếu bảo đảm đủ điều kiện sức khỏe.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị sở y tế các địa phương phối hợp với sở GD&ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học thuộc nhóm trẻ có độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi để chuẩn bị triển khai tiêm chủng.

Trao đổi với báo chí, TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ở nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, sau 3 tháng kể từ khi mắc COVID-19, sức khỏe của trẻ gần như hồi phục hoàn toàn, đồng thời khả năng miễn dịch tự nhiên ở trẻ sau nhiễm bệnh cũng suy giảm, vì vậy tiêm vaccine cho trẻ đã mắc COVID-19 sau 3 tháng là phù hợp.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết, theo kinh nghiệm của các quốc gia, tất cả những người đã mắc COVID-19 vẫn tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo các đánh giá cho thấy, giữa người đã mắc COVID-19 có tiêm chủng và người đã mắc COVID-19 chưa tiêm chủng, thì nhóm người đã mắc COVID-19 và tiêm chủng có tỉ lệ sinh kháng thể cao hơn, hiệu quả phòng bệnh cũng cao hơn nhiều, từ đó giảm các ca nặng và tử vong.

Từ ngày mai (14/4), tỉnh Quảng Ninh sẽ là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vaccine Moderna phòng COVID-19 cho trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi. Sang tuần sau, cả nước sẽ triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi này.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, ước tính cả nước có khoảng 11,8 trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc COVID-19. Vì vậy, ngành y tế sẽ triển khai tiêm đủ 2 mũi cho nhóm trẻ này trước, cố gắng hoàn thành trong quý II/2022. Khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc COVID-19 sẽ tiêm vào tháng 7, tháng 8, tức là 3 tháng sau khi trẻ mắc COVID-19.

Tính đến ngày 13/4, trên cả nước, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 208.596.156 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.366.877 liều (mũi 1 là 71.383.300 liều, mũi 2 là 68.491.388 liều, mũi 3 là 1.505.536 liều, mũi bổ sung là 15.012.049 liều, mũi nhắc lại là 34.974.604 liều).

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.229.279 liều, trong đó mũi 1 là 8.823.693 liều, mũi 2 là 8.405.586 liều. 

Hiền Minh


Sau sinh bao lâu được tiêm covid

Vaccine sử dụng tiêm cho nhóm đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna - Ảnh: VGP/Hiền Minh

Tại buổi tập huấn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi do Bộ Y tế tổ chức ngày 31/3, nhiều địa phương nêu câu hỏi về việc những trẻ đã mắc COVID-19 thì sau bao lâu sẽ thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh. Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, với trẻ đã nhiễm COVID-19, Bộ Y tế sẽ thống nhất bằng văn bản về việc thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ sau 3 tháng bị nhiễm COVID-19.

"Đây là nhóm đối tượng mắc bệnh, nhưng biểu hiện nhẹ, chính vì vậy miễn dịch tự nhiên ở nhóm trẻ này chưa đầy đủ. Kể cả người lớn, sau khi mắc COVID-19 miễn dịch tự nhiên cũng không thể chuẩn hóa như miễn dịch của vaccine. Do đó, khi đã có miễn dịch tự nhiên, đồng thời có thêm miễn dịch từ vaccine thì sẽ an toàn hơn. Chính vì vậy, việc tiêm vaccine phòng bệnh trên những đối tượng đã mắc là cần thiết, trong đó có trẻ em", GS.TS. Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Không tiêm 2 loại vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi

Cũng tại hội nghị, PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh, khác với những từ 18 tuổi trở lên, trẻ từ 5-11 tuổi chỉ tiêm 2 mũi cùng một loại vaccine, không tiêm trộn vaccine khác nhau. Việc thực hiện tiêm sẽ triển khai trên trẻ lớp 6 trước, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng.

Theo bà Dương Thị Hồng, số lượng trẻ trong độ tuổi này tại 63 tỉnh, thành phố đã đăng ký là 11.809.740 trẻ. Các địa phương phải điều tra, lập danh sách các đối tượng, gồm trẻ mẫu giáo, tiểu học và học sinh lớp 6, trẻ trong độ tuổi này nhưng không đi học. Dự kiến, khi vaccine được cung ứng trong tháng 4, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ sử dụng 2 loại vaccine Moderna và Pfizer tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Theo kinh nghiệm từ thế giới và các đồng nghiệp, những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ 5-11 tuổi rất ít. Tuy nhiên, lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhấn mạnh các địa phương không được chủ quan. Sau tiêm, trẻ phải được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày sau tiêm, trong đó 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ và chăm sóc 24/24, trẻ tránh vận động mạnh.

Hai loại vaccine tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong tháng 4, ngay sau khi được cung ứng vaccine, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Vaccine sử dụng tiêm cho nhóm đối tượng này là Pfizer và Moderna. Trong đó, vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 sử dụng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Vaccine Moderna đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 sử dụng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10 mcg, bằng 1/3 hàm lượng so với liều vaccine sử dụng cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên.

Hình ảnh phân biệt là nắp lọ vaccine có màu vàng. Vaccine dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm, đóng lọ 1,3 ml, tương đương 10 liều. Vaccine sau pha loãng với 1,3 ml dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Mỗi liều tiêm 0,2 ml chứa 10 mcg vaccine mRNA COVID-19.

Quy cách đóng gói: Một khay chứa 195 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, một hộp chứa 10 lọ.

Bảo quản và hạn dùng: Bảo quản ở nhiệt độ âm sâu từ -90 đến -60 độ C. Hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất. Vaccine được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, sử dụng tối đa 10 tuần. Vaccine đã rã đông không được bảo quản trở lại nhiệt độ âm.

Vaccine này chống chỉ định với trẻ quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vaccine. Vaccine Pfizer được tiêm qua đường bắp, liều 0,2 ml, lịch tiêm 2 mũi, cách nhau từ 3-8 tuần. 1 lọ cần tiêm đủ hoàn thành 10 liều.

Vaccine Spikevax (Moderna COVID-19 vaccine) liều sử dụng cho trẻ em bằng 1/2 liều cơ bản so với liều sử dụng cho người lớn. Trong hôm nay hoặc ngày mai, Bộ Y tế sẽ ban hành văn bản thông qua liều lượng vaccine Moderna để tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Vaccine Moderna có dạng hỗn dịch tiêm có màu trắng đến trắng ngà. Liều cho trẻ em 0,25 ml chứa 50 mcg vaccine COVID-19 mRNA (được bọc trong các hạt nano lipid).

Vaccine đóng lọ nhiều liều: Lọ 10 liều, mỗi liều 0,5 ml tương đương với 20 liều, mỗi liều 0,25 ml, tức một lọ vaccine Moderna sẽ tiêm được 20 cháu.

Vaccine Moderna có hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất, thời gian bảo quản ở nhiệt độ 2 đến 8 độ C, tối đa 30 ngày. Trẻ tiêm vaccine Moderna tiêm 2 mũi, cách nhau 28 ngày.

PGS. Dương Thị Hồng nhấn mạnh, đối với vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có liều lượng của người lớn là 50 mcg vaccine COVID-19 mRNA đã được Cơ quan dược phẩm châu Âu cho phép triển khai tiêm, một số quốc gia của châu Âu cũng đã và đang triển khai tiêm song song vaccine này với vaccine Pfizer cho nhóm đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi.

"Chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp gây ra phản ứng nặng như viêm cơ tim ở trẻ sau khi tiêm vaccine mRNA. Trong suốt năm 2021, chúng ta thực hiện tiêm Moderna cho người lớn và mũi nhắc lại để tăng miễn dịch theo hướng dẫn của nhà sản xuất rất an toàn. WHO, Cơ quan dược phẩm châu Âu, CDC Hoa Kỳ cũng đã có hướng dẫn cụ thể triển khai tiêm vaccine, vì vậy, về pháp lý chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm triển khai tiêm cho trẻ".

Hiền Minh


COVID-19 có thể lây nhiễm qua qua việc cho trẻ bú sữa mẹ không?

Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.

Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, các bà mẹ có nên cho trẻ bú  mẹ không?

Có. Ở tất cả các nơi với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ  giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.

Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19?

Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh.  Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong.

Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Người mẹ mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  có thể cho trẻ bú nếu người mẹ muốn.

Người mẹ nên thực hiện 1 số điều sau:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ;

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú;

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại;

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác đinh hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trí não trong suốt đời trẻ.

Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác, như rửa tay, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc, sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Khẩu trang loại khác không phải khẩu trang y tế (ví dụ khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải) chưa được đánh giá. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể đưa ra khuyến nghị nên hoặc không nên sử dụng những loại khẩu trang này.

Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?

Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.

Các phương pháp đó là:

• Vắt sữa mẹ;

• Ngân hàng sữa mẹ

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?

Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc COVID-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?

Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.

Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Phụ nữ đang cho con bú có được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 không?

Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm được vắc xin ngừa COVID-19 nếu vắc xin có sẵn.

Tất cả vắc xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi rút sang trẻ qua sữa mẹ.

Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vắc xin, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy thể giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19.