Sách tình huống bình luận bản án Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Cuốn sách này là tài liệu học tập nhằm cung cấp cho người đọc một cách nhìn tổng quan về thực tiễn xét xử của tòa án đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, góp phần bổ sung cho các vấn đề lý luận đã được trình bày trong Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Cuốn sách này gồm 4 chương:

  • Chương 1: đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
  • Chương 2: quyền tác giả
  • Chương 3: quyền sở hữu công nghiệp
  • Chương 4: mối liên hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và các đối tượng khác

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

We’d love your help. Let us know what’s wrong with this preview of Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam by TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng.

TT Thông tin - Thư viện Trường ĐH Luật TPHCM

TT Thông tin - Thư viện Trường ĐH Luật TPHCM
Cơ sở 1: 02 - Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4
Điện thoại:(84).028.39400 989  Ext (161)

Cơ sở 2: 123 Quốc lộ 13 - Phường Hiệp Bình Chánh - Thành phố Thủ Đức
Điện thoại:(84). 08.62838141  Ext (361)  


Page 2

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn "Sách tình huống - Bình luận bản án Luật Sở hữu trí tuệ" củaTrường Đại học luật TP. Hồ Chí Minhdo TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng làm Chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách tình huống bình luận bản án Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Sách tình huống - Bình luận bản án Luật Sở hữu trí tuệ - Trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh

Tác giả:TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng (chủ biên)

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Cùng với sự hội nhập với nền kinh tế quốc tế, tài sản trí tuệ ngày càng phát triển, do đó việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Đồng thời, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn là cam kết mà Việt Nam phải thực hiện với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính vì lẽ đó, tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn về quyền sở hữu trí tuệ là không thể phủ nhận.

Đứng trước yêu cầu của thực tiễn, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn Luật Sở hữu trí tuệ vào chương trình giảng dạy cho sinh viên và học viên của mình. Việc giảng dạy môn Luật Sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua đó, việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ một cách đúng đắn hơn chính là công cụ để bảo vệ tài sản trí tuệ của các cá nhân và các tổ chức, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Các bản án của Tòa án về Sở hữu trí tuệ là nguồn tài liệu thực tiễn quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên luật, song việc tiếp cận các bản án điển hình không phải dễ dàng. Việc tập hợp những bản án Luật sở hữu trí tuệvà có cả phân tích, bình luận sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập cũng như tiếp cận thực tiễn về pháp luật sở hữu trí tuệ của sinh viên. Hiểu được điều đó, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn cuốn sách "Tình huống - Bình luận bản án Luật sở hữu trí tuệ" nhằm cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Cuốn sách cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về thực tiễn xét xử của Tòa án đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, góp phần bổ sung cho các vấn đề lý luận đã được trình bày trong giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Nội dung cuốn sách này bao gồm 4 chương:Chương 1: đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; Chương 2: quyền tác giả; Chương 3: quyền sở hữu công nghiệp; Chương 4: mối liên hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và các đối tượng khác.

Cấu trúc chương mục cụ thể như sau:

Chương 1. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Bản án số 1 Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Chương 2. Quyền tác giả

Bản án số 2 Xác lập quyền tác giả

Bản án số 3 Tác phẩm đồng tác giả

Bản án số 4 Bảo hộ tác phẩm kiến trúc

Bản án số 5 Tác phẩm phái sinh

Bản án số 6 Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Bản án số 7, 8 và 9 Bảo vệ quyền tác giả

Bản án số 10 Bồi thường thiệt hại do xâm phạmquyền tác giả

Chương 3. Quyền sở hữu công nghiệp

Bản án số 11 và 12 Bảo vệ quyền đối với sáng chế

Bản án số 13 và 14 Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bản án số 15 và 16 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Bản án số 17, 18 và 19 Dấu hiệu không được bảo hộ vớidanh nghĩa nhãn hiệu

Bản án số 20 Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu

Bản án số 21 Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Bản án số 22 và 23 Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu

Bản án số 24 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Bản án số 25, 26, 27 và 28 Bảo hộ tên thương mại

Bản án số 29, 30 và 31 Bảo hộ bí mật kinh doanh

Bản án số 32 Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Chương 4. Mối liên hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và các đối tượng khác

Bản án số 33 Hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

Bản án số 34 và 35Tên miền và mối liên hệ với quyền sở hữu trí tuệ.

Bản án số 36 Thời hiệu khởi kiện trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

4. Đánh giá bạn đọc

Sách Tình huống bình luận bản ánLuật Sở hữu trí tuệ Việt Namđược biên soạn với mục đích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy môn học Luật sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, sách được trình bày thành các chương, mục tương ứng với các chương, mục trong Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Namcủa Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, thông qua những tình huống thực tiễn là bản án, quyết định của Tòa án được bình luận trong từng chủ đề để minh họa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận được nêu trong giáo trình.

Các bản án được chia thành các mục tương ứng với các chủ đề nhằm giúp người học nhận biết một cách có hệ thống các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Ở mỗi chủ đề được trình bày trong cuốn sách này, các vấn đề pháp lý có liên quan được phân tích và bình luận nhằm làm rõ các quy định của pháp luật cũng như cách áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền, đặc biệt là đối với quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Riêng đối với quyền đối với giống cây trồng, thực tiễn xét xử đến thời điểm hiện tại chưa có tranh chấp nào liên quan đến quyền này, do đó công trình này không đề cập đến.

Mỗi bản án, quyết định được sử dụng trong đều được tóm tắt sơ lược những tình tiết quan trọng để người đọc biết được thông tin về tình huống trước, sau đó mới trích dẫn nguyên vẹn phần xét xử của Tòa án để phân tích, bình luận làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan. Nội dung của phần Xét thấy và Quyết định của Tòa án được trích dẫn đầy đủ thông tin, không sửa đổi để cung cấp cho người đọc tình huống chân thật, chính xác và khách quan nhất. Cuối cùng, thông qua phần bình luận của nhóm tác giả đối với từng tình huống không chỉ nêu lên những vấn đề lý luận được làm rõ trong thực tiễn xét xử,mà còn gợi ý những vấn đề mới chưa được đề cập hay khai thác trước đó, làm tiền đề cho người đọc có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực sở hữu trí tuệ này.

Cuốn sách "Tình huống - Bình luận bản án Luật sở hữu trí tuệ" của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là tài liệu bổ trợ đắc lực cho việc học tập hiệu quả Môn Luật Sở hữu trí tuệ đối với sinh viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Nếu bạn là sinh viên ngành luật và có mong muốn học tốt môn Luật sở hữu trí tuệ cũng như định hướng công việc trong tương lai liên quan tới lĩnh vực này thì cuốn sách này sẽ là cuốn sách bạn nên sở hữu để phục vụ việc học tập của mình ngay bây giờ.

5. Kết luận

Trên đây là chia sẻ tổng quan của chúng tôi về nội dung cuốn sách "Tình huống - Bình luận bản án Luật sở hữu trí tuệ". Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và giới thiệu những cuốn sách Luật hay và hữu ích trong chuyên mục "Sách luật" trong thời gian tới. Rất mong nhận được sự quan tâm và theo dõi của bạn đọc nhiều hơn nữa.

Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách "Sách tình huống - Bình luận bản án Luật Sở hữu trí tuệ - Trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh".

Câu hỏi : Sáng chế là gì? Điều kiện để được bảo hộ sáng chế là gì?

Giải đáp:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng cácđiềukiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng cácđiềukiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Trình độ sáng tạo của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.