Quỹ việc làm dành cho người tàn tật là gì năm 2024

Theo ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc Trung tâm Khuyết tật và phát triển TP.HCM (Trung tâm DRD), các chính sách ưu đãi, khuyến khích việc tuyển dụng người lao động là người khuyết tật được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu tại luật Người khuyết tật năm 2010, luật Việc làm năm 2013, luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này.

Cụ thể như quy định tại điều 34 và điều 35 luật Người khuyết tật năm 2010, doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động là người khuyết tật trở lên được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

Các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp ở trường hợp nêu trên gồm:

  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế
  • Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật
  • Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.

Quỹ việc làm dành cho người tàn tật là gì năm 2024

Thống kê cho thấy hiện nay chỉ có hơn 31% người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên có việc làm

NHẬT THỊNH

Chính sách dành cho doanh nghiệp sử dụng 10 người khuyết tật làm việc ổn định

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Cử, còn có chính sách dành cho doanh nghiệp sử dụng 10 người khuyết tật làm việc ổn định, theo khoản 1 điều 9 và điều 10 Nghị định 28 năm 2012, cụ thể:

Một là, được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật. Mức hỗ trợ tùy thuộc vào tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại doanh nghiệp, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng chính phủ. Riêng đối với doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

Hai là, được vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất, kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm.

Dẫn chiếu quy định tại điều 12 luật Việc làm năm 2013 và điều 23 Nghị định 61 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, đối tượng doanh nghiệp được hưởng chính sách này là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.

Quỹ việc làm dành cho người tàn tật là gì năm 2024

Sàn giao dịch việc làm cho lao động là người khuyết tật tại TP.HCM

THU NGÂN

Mỗi doanh nghiệp này khi vay vốn để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được vay tối đa 2 tỉ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong thời gian không quá 120 tháng.

Mức vay, thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay giữa các doanh nghiệp có sự khác nhau, căn cứ theo tỷ lệ sử dụng lao động là người khuyết tật, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc 30% là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, thì được vay với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo (theo quy định pháp luật hiện hành là 3,96%/năm tương đương với 0,33%/tháng).

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dưới 30% tổng số lao động là người khuyết tật được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, tức bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm).

Thế nhưng, theo ông Cử, đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể về "tạo việc làm ổn định" là như thế nào, nên quy định này chưa thực thi.

Nội dung về Quỹ quốc gia về việc làm được quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

1. Sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm

Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Quỹ) được sử dụng cho các hoạt động sau đây:

- Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;

- Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Quản lý Quỹ quốc gia về việc làm

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ quốc gia về việc làm.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình) được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này.

- Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quỹ việc làm dành cho người tàn tật là gì năm 2024

3. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động

* Nguyên tắc cho vay vốn:

- Bảo đảm đúng đối tượng, vì mục tiêu hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Bảo toàn vốn.

- Thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch.

* Đối tượng vay vốn:

- Đối tượng vay vốn gồm:

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;

+ Người lao động.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

* Mức vay:

- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.

- Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

* Thời hạn vay vốn:

Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

* Lãi suất vay vốn:

- Đối với đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

- Đối với đối tượng là người lao động, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất của đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định trên.

* Điều kiện bảo đảm tiền vay:

Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

* Lập hồ sơ vay vốn:

- Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.

- Hồ sơ vay vốn

Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu;

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:

+ Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu;

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

+ Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.

* Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn:

- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.

- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:

+ Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.

* Thu hồi và sử dụng vốn vay:

- Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Người tàn tật cơ thể làm những công việc gì?

Điểm danh 7 công việc phù hợp với người khuyết tật.

Nhân viên nhập liệu. Nhập liệu là một trong những công việc phù hợp với người khuyết tật nhất. ... .

Lập trình viên. ... .

Nhân viên thiết kế đồ họa. ... .

Công nhân may. ... .

Làm đồ thủ công, handmade. ... .

Nghề làm tăm. ... .

Nghề làm hương..

Người khuyết tật được hưởng những quyền lợi gì?

1/ Quyền được trợ cấp xã hội hàng tháng. ... .

2/ Quyền về chăm sóc sức khỏe – y tế ( Điều 22 , 23) ... .

3/ Quyền về học tập, giáo dục ( Điều 27) ... .

4/ Quyền về được dạy nghề và việc làm ( Điều 32,33) ... .

5/ Quyền về tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao giải trí ( Điều 36) ... .

6/ Quyền được tham gia giao thông ( Điều 41).

Khuyết tật là gì?

1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. 2. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

Có bao nhiêu mức độ khuyết tật?

Theo Luật khuyết tật thì có 6 dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.