Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?

Chúng ta lại nghe tới Quy hoạch với các tỉ lệ như 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000, và đặc biệt là Quy hoạch 1/2.000, Quy hoạch 1/500, vậy thì những thứ này nên hiểu như thế nào? cách phân biệt các tỉ lệ quy hoạch.

Các loại liệt kê ở trên chính là Tỉ lệ quy hoạch, Tỉ lệ càng cao thì độ chính xác càng thấp. Như các tỉ lệ 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000 là các loại quy hoạch mang tính Định hướng, nghĩa là chỗ này sẽ làm gì, chỗ kia sẽ làm gì, độ chính xác thấp có nghĩa là với các quy hoạch loại đó, thì sai số có thể lên đến hàng trăm mét so với thực tế, ví dụ, quy hoạch loại này sẽ xác định có 1 con đường đi qua khu vực đó, nhưng đi chính xác chỗ nào thì không biết. Thế nên với các tỉ lệ cao thì Quy hoạch chỉ mang tính tham khảo và định hướng. Cho đến Quy hoạch 1/2.000 và 1/500 thì mới có tính chính xác và pháp lý cụ thể.

Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?

Quy hoạch 1/2.000 là do nhà nước lập, được cập nhật theo định kỳ 05 năm 1 lần. Ngoài ra quy hoạch này cũng có thể cập nhật không định kỳ khi có sự thay đổi nào đó. Quy hoạch 1/2.000 là một tài liệu pháp quy có tính pháp lý. Và với quy hoạch loại này, thường làm đến khu vực, khu phố, các tuyến đường liên kết. Quy hoạch 1/500 là thường do doanh nghiệp lập, việc lập quy hoạch 1/500 phải phù hợp với quy hoạch 1/2000. Có thể hiểu quy hoạch 1/500 là chi tiết hơn so với quy hoạch 1/2.000, quy hoạch 1/500 tham chiếu đến từng lô đất, từng con hẻm với độ chính xác cao.

Như thế, nói về tính pháp lý, chỉ có Quy hoạch 1/2000 và 1/500 là có tính pháp lý cụ thể. Còn tất cả các loại quy hoạch khác chỉ mang tính tham khảo. Và trong thực tế, có những nơi chưa có Quy hoạch 1/2000, lúc này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai quy hoạch 1/500.

Có bao nhiêu loại Quy hoạch? cách phân biệt các tỉ lệ quy hoạch?

Như ở trên đã nói đến các Tỉ lệ Quy hoạch, vậy có một câu hỏi đặt ra là với mỗi cấp Quy hoạch như thế thì có bao nhiêu loại Quy hoạch.

Có nhiều loại Quy hoạch cho các mục đích khác nhau, nhưng quan trọng nhất phải kể đến gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất: Cái này quan trọng nhất, để cho biết Đất đó có mục đích sử dụng là gì trong tương lai, và hệ số sử dụng đất (FAR) là bao nhiêu.

- Quy hoạch giao thông: Nói về các con đường, lộ giới, đường nội bộ, hẻm…

- Quy hoạch xây dựng: Nói về các chỉ giới xây dựng (hay chỉ giới đường đỏ), hiểu nôm na là khoảng lùi trong xây dựng, mật độ xây dựng, tầng cao…

- Quy hoạch phân lô: Là chi tiết ô phố ra từng lô đất nhỏ.

Tất cả các loại quy hoạch này có thể được thể hiện chung trên 1 bản vẽ, cũng có thể được thể hiện trên nhiều bản vẽ khác nhau.

Ngoài các loại quy hoạch ở trên, còn có các loại khác như quy hoạch cao độ, quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch đô thị…

Cách phân biệt các tỉ lệ quy hoạch, Tại sao lại phải kiểm tra quy hoạch với bất cứ mảnh đất nào mặc dù đã có Sổ (GCN QSDĐ)? 

Quy hoạch như đã nói ở trên là Kế hoạch, vậy thì có Kế hoạch thì sẽ có Hiện trạng. Trong các giấy tờ về pháp lý Sở hữu, chỉ ghi Hiện trạng ngay thời điểm cấp Giấy. Vậy thì điều gì xảy ra khi Quy hoạch 5 năm đổi 1 lần, thậm chí đổi mà không cần 5 năm, điều gì đảm bảo rằng kể từ lúc Cấp sổ đến nay Quy hoạch không có gì thay đổi. Vì không đảm bảo nên mới phải đi kiểm tra.

Để rõ hơn, chúng ta có ví dụ, sổ đỏ của bạn được cấp năm 2005, và ghi mục đích sử dụng là Đất ở. Tuy nhiên hiện tại, sau 15 năm thì ngay cái chỗ đó có 1 con đường đi qua, lúc này, Quy hoạch của thửa đất này trở thành Đất giao thông, không còn là đất ở nữa. Thế nên đừng bao giờ tin những gì Sổ viết, mà phải đi kiểm tra cho chắc.

Tính pháp lý của Quy hoạch?

Quy hoạch là một kế hoạch liên quan đến Đất đai của nhà nước nói chung. Nó không phải là giấy tờ mang tính sở hữu, chủ quyền. Nói cách khác, Quy hoạch chỉ mang tính xác định Thuộc tính của một khu đất, để cho biết khu đất đó được phép làm gì, và làm như thế nào… Và lưu ý rắng, Quy hoạch không thể khẳng định được ai là người Sở hữu khu đất đó.

Quy hoạch treo là gì?

Chúng ta cũng hay nghe đến từ Quy hoạch treo, và hậu quả của nó. Quy hoạch treo nghĩa là cái Kế hoạch về đất đai của nhà nước không rõ ràng ở khu đó, vì thế nên khu vực đó phải giữ nguyên hiện trạng không được làm gì cả. Và vì nhà nước không rõ ràng, nên cũng không ai dám làm gì liên quan đến xây dựng hết. Đó chính là quy hoạch treo.

Việc xây nhà cửa, phân lô đất hoặc xây dựng các công trình đều phải có bản thiết kế thể hiện quy hoạch một cách cụ thể. Mỗi một bản thiết kế đều phải dựa trên tỷ lệ 1/500, 1/2000, 1/1000… Tuy nhiên, nhiều người lại thắc mắc không biết quy hoạch 1/500 là gì? Điều kiện và quy trình thực hiện quy hoạch diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết sau đây.

Nội dung

  • 1 Quy hoạch 1/500 là gì?
  • 2 Phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 với Quy hoạch chi tiết 1/2000
  • 3 Điều kiện và quy trình thực hiện quy hoạch 1/500 là gì?

Quy hoạch 1/500 là gì?

Hiện nay, có rất nhiều người bắt gặp cụm từ quy hoạch 1/500 nhưng không hiểu nó phản ánh điều gì? Do đó, nhiều người thắc mắc quy hoạch 1/500 là gì? Để hiểu rõ hơn, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin như sau:

Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Cách hiểu cơ bản về quy hoạch 1/500 là gì?

Căn cứ vào khoản 2, Điều 11 và khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng đã đưa ra quy định rất rõ về quy hoạch chi tiết cho các công trình xây dựng ở các khu đô thị với 2 loại. Cụ thể:

  • Quy hoạch chi tiết 1/2000.
  • Quy hoạch chi tiết 1/500.

Theo đó, quy hoạch 1/500 thường được nhiều nhà đầu tư và giới chuyên môn về đất đai gọi là quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500. Quy hoạch 1/500 là sự cụ thể hóa các hạng mục công trình được quy hoạch theo phân khu rõ ràng hoặc chung chung.

Điều đó được mô phỏng một cách cụ thể và chi tiết bằng công trình xây dựng trên mặt đất. Về mặt hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch thể hiện rõ nét ranh rới các hạng mục công trình, ranh giới giữa các lô đất với nhau để người đọc có thể hình dung rõ hơn.

Quy hoạch 1/500 cũng chính là cách thức thể hiện tổng thể mặt bằng các dự án bất động sản, là căn cứ quan trọng để xác định chính xác vị trí, ranh giới công trình xây dựng. Mặt khác, nó cũng giúp cho việc thiết kế cơ sở và kỹ thuật xây dựng trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm:  Quy hoạch là gì và những điều cần biết về quy hoạch hiện nay

Quy hoạch 1/500 phải được gắn liền với một chủ thể nhất định như: Dự án đầu tư, công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp… Nó cũng là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư xây dựng cho dự án hoặc công trình chuẩn bị được thực hiện.

Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Cụ thể hóa bản thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500

Các chỉ tiêu bắt buộc cần phải có để có thể đưa ra tổng thể quy hoạch 1/500 như: Dân số, hạ tầng xã hội, vị trí mảnh đất, không gian kiến trúc… Trong bản thiết kế, người vẽ phải thể hiện sự ràng buộc giũa các chỉ tiêu đó với nhau thông qua các yếu tố trên thực tế như: Hàng rào, đường đi ra hoặc vào công trình, dự án…

Phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 với Quy hoạch chi tiết 1/2000

Quy hoạch chi tiết 1/500 với Quy hoạch chi tiết 1/2000 là hai bản quy hoạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai bản quy hoạch đó với nhau. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố để bạn đọc có thể phân biệt một cách cụ thể và rõ ràng. Cụ thể:

Nơi thực hiện

Quy hoạch 1/2000 do địa phương nơi có dự án, công trình thực hiện.

Quy hoạch 1/500 do các cơ quan, doanh nghiệp, công ty bất động sản thực hiện.

Mục đích lấy ý kiến

Đối với bản quy hoạch 1/500, mục đích chính được hướng đến những vấn đề cụ thể, sát thực từ phía chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án để khách hàng và các nhà đầu tư hiểu rõ.

Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Đưa ra những thông tin cụ thể, sát thực về bản quy hoạch dự án 1/500

Đối với bản quy hoạch 1/2000, các đơn vị thực hiện sẽ tiến hành lấy ý kiến từ các đơn vị chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền để định hướng một cách cụ thể và rõ nét cho việc xây dựng bản quy hoạch.

Xem thêm:  Officetel và những đặc điểm thú vị bạn nên biết

Đồ án quy hoạch

Đối với bản quy hoạch 1/500 sẽ thường được gọi là đồ án quy hoạch xây dựng.

Đối với bản quy hoạch 1/2000 thường được gọi và biết đến là đồ án quy hoạch chi tiết.

Điều kiện và quy trình thực hiện quy hoạch 1/500 là gì?

Mỗi loại dự án đều có điều kiện riêng để cấp có thẩm quyền ra quyết định trong việc cho chủ đầu tư thực hiện các hạng mục xây dựng. Do đó, chủ đầu tư các dự án, công trình trước khi tổ chức thực hiện cần phải lưu ý một số điểm sau:

Điều kiện cơ bản quy hoạch 1/500 là gì?

Đối với những dự án có quy mô, diện tích đất xây dựng dưới 5ha hoặc dự án nhà ở được xây dựng thành các khu chung cư có diện tích khoảng 2ha thì không nhất thiết phải có quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, chủ đầu tư xây dựng vẫn phải đảm bảo về mặt tổng thể của dự án như: Mặt bằng xây dựng, hệ thống công trình tiện ích, giao thông đi lại… Tất cả những vấn đề đó phải phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Tổng thể quy hoạch 1/2000 phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch 1/500

Đối với những dự án có quy mô mặt bằng xây dựng trên 2ha, 5ha, bắt buộc chủ đầu tư dự án, công trình phải có bản quy hoạch chi tiết 1/500. Việc thực hiện bản quy hoạch 1/500 phải dựa trên bản quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan nhà nước thông qua.

Đối với các công trình đơn lẻ, bạn không cần phải thực hiện bản quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, bạn vẫn phải có bản quy hoạch chi tiết 1/2000 về công trình của mình sắp thực hiện.

Quy trình quy hoạch 1/500 là gì?

Để bản quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan cấp có thẩm quyền thông qua, các đơn vị cần phải thực hiện tuần tự theo quy trình sau:

  • Tờ trình đề nghị thẩm định bản quy hoạch. Đây là cơ sở quan trọng để cấp có thể quyền xem xét việc phê duyệt bản quy hoạch đã được thực hiện.
  • Phê duyệt từ phía chủ thể thực hiện dự án (chủ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức bất kỳ) lập bản quy hoạch xây dựng. Việc thực hiện dự án được hay không đều phụ thuộc rất lớn vào họ. Vì thế, bản quy hoạch được phê duyệt để khẳng định tiềm năng phát triển dự án từ phía các đơn vị đó.
  • Các văn bản có nội thông tin, tài liệu về việc quy hoạch dự án cho cấp có thẩm quyền xem xét. Các văn bản đó đều phải có giá trị pháp lý khi được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
  • Văn bản công nhận đơn vị đấu thầu xây dựng dự án là chủ đầu tư hoặc chứng nhận việc đầu tư dự án từ cơ quan có thẩm quyền đang còn giá trị hiệu lực.

Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Quy hoạch chi tiết có tỷ lệ bao nhiêu?
Bản vẽ quy hoạch dự án 1/500 được thực hiện trên khổ giấy A3

  • Đưa ra các bản thuyết trình về việc thực hiện quy hoạch 1/500 hoặc 1/2000, các bản vẽ khác được thực hiện đính kèm với bản vẽ chính của dự án. Bản vẽ thống kê thu nhỏ trên khổ giấy A3, các loại chú thích, phụ lục đi kèm để người đọc có thể hình dung một cách cụ thể.
  • Bản đồ thể hiện ranh giới hành chính của dự án, lô đất, công trình chuẩn bị xây dựng.
  • Phân chia phạm vi cụ thể khi thực hiện bản quy hoạch chi tiết 1/500.
  • Dự thảo về nhiệm vụ cần thực hiện đối với bản quy hoạch chi tiết 1/500 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm:  Đòn bẩy tài chính là gì? Có nên sử dụng khi đầu tư BĐS không?

Khi thực hiện đầy đủ các yếu tố nêu trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, đưa ra quyết định phê duyệt bản quy hoạch 1/500. Căn cứ vào đó, các đơn vị sẽ tiến hành các hoạt động tiếp theo đối với dự án một cách dễ dàng và thuận lợi.

Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất để giải đáo cho câu hỏi: Điều kiện và quy trình thực hiện quy hoạch 1/500 là gì? Thông qua bài viết, bạn đọc và các nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này.