Ví dụ về tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật

Thực tế đã cho thấy, tuân thủ pháp luật luôn là một trong những nguyên tắc thực hiện trong xã hội của các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Vậy tuân thủ pháp luật là gì? Ví dụ tuân thủ pháp luật sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu ở bài viết sau:

Tuân thủ pháp luật là gì, lấy ví dụ?

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật sẽ kiềm chế và không được tiến hành về các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.

Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật có quy định cấm làm một điều gì đó thì họ sẽ không tiến hành về hoạt động này mặc dù, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động.

Ví dụ như sinh viên không trao đổi bài trong khi làm bài kiểm tra đây cũng là một hình thức của tuân thủ pháp luật.

Ví dụ về tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật

Áp dụng pháp luật là gì?

ADPL là một hình trong bốn hình thức THPL. Mục đích của việc ADPL là nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật được thực hiện và được bảo vệ trên thực tế; các hành vi VPPL được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh để bảo vệ các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. ADPL là hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. ADPL vừa là một hình thức THPL, vừa là một phương thức mà thông qua đó Nhà nước tổ chức cho các chủ thể THPL.

Theo GS. TSKH. Đào Trí Úc, ADPL còn được hiểu là: Một quá trình thực hiện các quy định pháp luật, biến những quy định ấy thành hành vi tuân theo pháp luật.

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

Một là, trong trường hợp cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng chế tài xử lý đối với chủ thể có hành vi VPPL. Đây là trường hợp ADPL được áp dụng phổ biến đối với các tội phạm, hành vi vi phạm hành chính.

Hai là, khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.

Ba là, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Bốn là, trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lý: xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận di chúc…

Từ những phân tích nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm về ADPL như sau:

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

Sử dụng pháp luật là gì?

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép.

Đây là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn điều kiện để thực hiện quyền này. Chẳng hạn, một người làm di chúc để lại tài sản của mình cho những người thừa kế.

Các hình thức thực hiện pháp luật

Hệ thống pháp luật hiện nay rất đa dạng, bao gồm các loại quy phạm pháp luật cho phép, bắt buộc hoặc ngăn cấm thực hiện. Chính vì thế, cách thức để thực hiện chúng cũng sẽ rất khác nhau. Chủ thể để thực hiện pháp luật cũng rất đa dạng và phong phú trong đó bao gồm các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền và cũng như mọi cá nhân tổ chức trong xã hội. Các hình thức thực hiện pháp luật hiện nay là bao gồm như sau:

  • Tuân thủ pháp luật đây là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật sẽ kiềm chế và không tiến hành các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.
  • Thi hành pháp luật đây là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật sẽ chủ động thực hiện các nghĩa vụ của mình hay còn gọi là chấp hành pháp luật.
  • Sử dụng pháp luật đây là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật sẽ thực hiện quyền chủ thể của mình.
  • Áp dụng pháp luật đây là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành các quyết định làm phát sinh thay đổi cũng như chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Các hình thức pháp luật hiện nay?

Hiện nay, ở Việt Nam hình thức pháp luật bao gồm các loại cụ thể sau đây:

Tập quán pháp

Đây là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã được lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện chúng. Tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng khá nhiều ở các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến đến nhà nước tư sản thì hình thức này vẫn được sử dụng nhiều, nhất là ở các nước có chế độ quân chủ.

Tại Việt Nam, trong Bộ luật dân sự năm 2015 thì Nhà nước ta đã thừa nhận tập quán. Việc thừa nhận các tập quán này trước hết thông qua một nguyên tắc căn cứ tại Điều 5: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước đã được thừa nhận về các quyết định của cơ quan hành chính hoặc các cơ quan xét xử về giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự. Tiền lệ pháp được sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô và sử dụng rộng rãi khá nhiều trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luật về tư sản, nhất là ở các nước như Anh và Mỹ (đặc biệt là trong dân luật).

Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Đề án phát triển triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành theo Quyết định 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 về mục tiêu phát triển án lệ của TAND Tối cao nhằm nâng cao chất lượng bản án hoặc quyết định của ngành Tòa án nói chung, đặc biệt là các Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và các Tòa chuyên trách TAND Tối cao mục đích góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng đắn, thống nhất, từ đó đảm bảo cho sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trước pháp luật. Không ai có thể phủ nhận được rằng vai trò của án lệ trong thực tiễn xét xử vì thực tiễn cho thấy không hệ thống pháp luật nào có thể bao trùm hết được mọi tình huống xảy ra xã hội, vì vậy việc sử dụng án lệ bổ sung cho quy định pháp luật là cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay đã xây dựng được 43 án lệ để có thể áp dụng trong việc xét xử các vụ.

Văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những hình thức pháp luật tiến bộ nhất. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện ban hành trong đó quy định về những quy tắc xử sự chung (như quy phạm đối với mọi người) được áp dụng sử dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Ở mỗi nước hiện nay, trong những điều kiện cụ thể sẽ có những quy định riêng về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng nhìn chung, các loại văn bản pháp luật đều được ban hành theo một trình tự thủ tục và trình tự nhất định và chứa đựng những quy định cụ thể là các quy phạm pháp luật.

Trong pháp luật chủ nô và thời kì phong kiến, các văn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh và kỹ thuật về xây dựng chưa cao. Nhiều đạo luật sẽ chỉ là sự ghi chép lại một cách có hệ thống các án lệ và các tập quán đã được thừa nhận trước đó. Pháp luật tư sản đã có nhiều hình thức về văn bản phong phú và đã được xây dựng với kỹ thuật cao. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản về thành công, và các nguyên tắc pháp chế sẽ được đề cao đã làm cho pháp luật tư sản có hệ thống các văn bản tương đối thống nhất dựa trên cơ sở của luật. Nhưng với bản chất của nó cho nên sau khi thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến thì giai cấp tư sản sẽ tự mình phá vỡ nguyên tắc pháp chế do mình đề ra bằng nhiều cách khác nhau như hạ thấp vai trò của nghị viện và mở rộng quyền của tổng thống và chính phủ, sử dụng một cách rộng rãi hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp. Bằng cách đó, giai cấp tư sản đã phá vỡ về tính thống nhất theo các nguyên tắc pháp chế của các văn bản pháp luật; kỹ thuật về xây dựng văn bản cao đã được sử dụng để che đậy đi bản chất của pháp luật tư sản.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa đã có hệ thống các văn bản thống nhất được xây dựng theo các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật. Hệ thống các văn bản pháp luật của chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ với kỹ thuật cao đồng thời phản ánh đúng bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về tuân thủ pháp luật là gì, ví dụ tuân thủ pháp luật? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được giải đáp những thắc mắc bạn đang gặp phải.

  • About
  • Latest Posts

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.

Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.