Quy định số tiết; các môn học cấp THCS Chương trình 2006

Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kì một cách hợp lý, khoa học.

Đối với các môn học, bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của môn học đều ở tất cả các tuần; sắp xếp thời khóa biểu phù hợp cho cả năm học hoặc ít nhất cho từng học kì, bảo đảm số tiết/tuần theo quy định dành cho mỗi giáo viên.

Ví dụ, đối với giáo viên được phân công dạy học môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đồng thời vẫn dạy học môn Vật lý (hoặc Hóa học hoặc Sinh học) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006: Trong các tuần nếu có nhiều tiết dạy môn Khoa học tự nhiên (lớp 6, lớp 7), thì cần giảm số tiết (hoặc không bố trí) dạy học môn Vật lý (hoặc Hóa học hoặc Sinh học lớp 8, lớp 9).

Sau khi đã hoàn thành nội dung được phân công dạy học môn Khoa học tự nhiên (lớp 6, lớp 7) thì tăng số tiết/tuần đối với môn Vật lý (hoặc Hóa học hoặc Sinh học lớp 8, lớp 9) để bảo đảm thực hiện đúng thời lượng của chương trình môn học phù hợp trong mỗi học kì.

Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên được phân công đảm nhận nội dung hoạt động nào phải có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động đó.

Giáo viên được phân công đảm nhận các nội dung hoạt động của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ của giáo viên thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; phân định rõ nhiệm vụ thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành.

Việc xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn ở lớp 10 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 và theo quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3/8/2022. Yêu cầu là bảo đảm vừa đáp ứng theo nguyện vọng của học sinh vừa sử dụng đầy đủ, hiệu quả đội ngũ giáo viên của nhà trường; tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn các tổ hợp do nhà trường xây dựng đảm bảo khoa học, công khai, minh bạch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở/phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi về tổ chức thực hiện chương trình.

Đồng thời, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế tại địa phương, cơ sở giáo dục, chủ động ứng phó với các tình huống dịch bệnh và các tình huống bất thường khác. Tăng cường phối hợp, huy động, trao đổi giáo viên giữa các trường trong khu vực để sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có.

Chương trình giáo dục phổ thông THCS hiện hành (Ban hành kèm QĐ 16/2006/QĐ-BGD-ĐT)

Ngày đăng: 30/07/2020 - 14:42

Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ GDĐT ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05-5-2006 gồm 
1. Chương trình giáo dục phổ thông - những vấn đề chung;
2. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học,  Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở,  Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông;
3. Chương trình giáo dục phổ thông của 23 môn học và hoạt động giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm các nội dung:
- Mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục các cấp học, mục tiêu giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục;
- Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục cùa từng môn học, hoạt dộng giáo dục và phù hợp với sự phát triền tuần tự cùa các cấp học;
- Chuẩn kiến thức, kỳ năng và yêu cầu cơ bản về thái độ mà học sinh cần phải và có thể đạt được;
- Phương pháp giáo dục và hình thức tồ chức giáo dục phù hợp với đặc trưng của giáo dục phổ thông;
- Cách thức đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục ờ từng cấp học.

Các môn THCS theo QĐ 16/2006 (Nhấn vào để tải)

a. Những vấn đề chung 

b- Môn Ngữ văn

c - Môn Toán.pdf   

d - Môn GDCD.pdf   

đ - Môn Vật lí.pdf   

e - Môn Hóa học.pdf   

g - Môn Sinh học.pdf   

h - Môn Lịch sử.pdf

i - Môn Địa lí.pdf   

k - Môn Âm nhạc.pdf   

l - Môn Mĩ thuật.pdf   

m - Môn Công nghệ.pdf   

n - Môn Thể dục.pdf   

o - Môn Tiếng Anh.pdf   

p - Môn Tin học.pdf   

q - Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.pdf   

r - Hoạt động GD hướng nghiệp.pdf   

s - Chuẩn KT-KN và YC về thái độ.pdf   

t- QD- 16/2006 của BGD

Chương trình GDPT 2018 các môn (Nhấn vào đây để xem - tải)

  • Chia sẻ:
  • Quy định số tiết; các môn học cấp THCS Chương trình 2006
  • Quy định số tiết; các môn học cấp THCS Chương trình 2006
  • Quy định số tiết; các môn học cấp THCS Chương trình 2006
  • |
  • Quy định số tiết; các môn học cấp THCS Chương trình 2006
     In bài viết