Quy định đánh giá phòng cháy chữa cháy năm 2024

Ngày 23/12/2020 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 141/2020/TT-BCA quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 141/2020/TT-BCA, sĩ quan, hạ sỹ quan Công an nhân dân thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an cấp huyện, Công an cấp xã phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

– Đối với cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH:

+ Có trình độ đại học trở lên ngành PCCC và CNCH; đại học trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc đại học trở lên nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân nhân;

+ Có thời gian công tác PCCC và CNCH trong lực lượng Công an nhân dân tối thiểu 03 năm;

+ Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về PCCC và CNCH đạt yêu cầu.

Quy định đánh giá phòng cháy chữa cháy năm 2024

Cán bộ kiểm tra an toàn PCCC và CNCH phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định

– Đối với cán bộ thuộc Công an cấp huyện:

+ Có trình độ trung cấp trở lên ngành PCCC và CNCH; trung cấp trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc đại học nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân nhân. Đồng thời phải được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chúng tôi thiết kế và phối hợp các chiến lược an toàn phòng cháy từ khi thành lập đến khi hoàn thành dự án xây dựng

TƯ VẤN KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ dự án xây dựng nào, nhưng nó đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận, được cân nhắc để mang lại kết quả tốt nhất. Bạn cần linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ của dự án, đồng thời duy trì mức độ an toàn mạnh mẽ cho tất cả người dùng cuối cùng.

BUREAU VERITAS - CHUYÊN GIA TRONG TƯ VẤN kỹ thuật PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Với thành tích đã được chứng minh về việc cung cấp các giải pháp được thiết kế riêng, phù hợp cho từng khách hàng, Bureau Veritas cung cấp một loạt các dịch vụ đảm bảo an toàn phòng cháy và cung cấp các giải pháp cho tất cả các khía cạnh của thiết kế an toàn phòng cháy trong toàn ngành xây dựng.

Đội ngũ giàu kinh nghiệm của chúng tôi thiết kế và điều phối các chiến lược an toàn phòng cháy từ khi thành lập đến khi hoàn thành dự án, tận dụng sự tham gia sớm để giúp đưa các khái niệm thương mại tiên tiến vào quy trình thiết kế và mang lại hiệu quả chi phí. Một bản tóm tắt xem qua giai đoạn xây dựng cũng đảm bảo thay đổi thiết kế giai đoạn muộn được giảm thiểu.

Chúng tôi sử dụng tất cả các hướng dẫn và công cụ kỹ thuật quốc tế hiện có và chúng tôi luôn đi đầu trong việc nắm bắt các thay đổi về quy định của pháp luật. Điều này cho phép nhóm của chúng tôi xây dựng một cách tiếp cận dựa trên rủi ro hơn để thiết kế, bằng cách định lượng các quyết định thiết kế đồng thời bao gồm các yêu cầu của khách hàng như bảo vệ tài sản và liên tục kinh doanh. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong các giải pháp sáng tạo nằm, cung cấp phương pháp cho thiết kế xây dựng dựa trên việc áp dụng các nguyên tắc khoa học và kỹ thuật.

Bên cạnh cung cấp những dịch vụ chất lượng tốt đến khách hàng chỗ lưu trú thì sự an toàn phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo. Như vậy mới mang lại những cảm giác được bảo vệ cũng như mang đến sự uy tín và quan tâm đến khách hàng của mình. Và một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là phòng tránh sự cố cháy, nổ. Trong bài viết này, hãy cùng PCCC Hải Phát tìm hiểu về quy định phòng cháy chữa cháy trong khách sạn hiện nay nhé!

Quy định đánh giá phòng cháy chữa cháy năm 2024
Quy định phòng cháy chữa cháy trong khách sạn

  • Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Cơ sở pháp lý

Tại phụ lục III Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về danh mục các cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Quản lý an toàn Phòng cháy và Chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước, trong và sau khi đưa vào sử dụng. Trong đó, các nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn, nhà đa năng, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác cũng nằm trong danh mục những cơ sở này. Đồng thời, theo quy định tại phụ lục I của Nghị định 79/2014/NĐ-CP, nhà nghỉ, khách sạn cũng thuộc danh mục thuộc diện quản lý phòng cháy chữa cháy và là cơ sở có nguy hiểm về sự cố cháy, nổ. Vì vậy, các nhà nghỉ và khách sạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.

Đối với cơ sở có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000 m3 trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m

Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ của cơ quan, tổ chức (bao gồm cơ sở kinh doanh khách sạn) nêu rõ:

– Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn hoặc sơ đồ cũng như những quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

– Phải đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy các hệ thống điện, chống tĩnh điện, hệ thống chống sét, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt…

– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh, đặc điểm của cơ sở.

– Phải có đội ngũ hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và được bố trí thường trực để sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

– Có phương án chữa cháy, thoát nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.

– Có hệ thống cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc phục vụ ngăn cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy; phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác; phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có hồ sơ theo dõi, quản lý các hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của Bộ Công an.

Đối với cơ sở có chiều cao dưới 5 tầng hoặc khối tích dưới 5000 m3

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định: Các cơ sở này phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

Đối với cơ sở có chiều cao trên 9 tầng hoặc từ 25m trở lên

Đối với các cơ sở trong diện này, thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này, còn phải thực hiện thêm một số điều kiện sau:

– Kết cấu xây dựng của cơ sở phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của cơ sở, theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

– Các vách ngăn, tường và trần của đường thoát nạn, lối thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người, tuyệt đối không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm hay cách nhiệt và các vật liệu dễ cháy.