Quốc lộ 5B có được đi xe máy không

Các loại xe không được đi vào đường cao tốc

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, các đối tượng, phương tiện không được đi vào đường cao tốc bao gồm:

- Người đi bộ.

- Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008). 

- Xe gắn máy, xe mô tô.

- Máy kéo.

- Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

Lưu ý, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này sẽ được phép đi vào đường cao tốc.

Quốc lộ 5B có được đi xe máy không
Đường cao tốc là đường dành riêng cho một số xe cơ giới có thể di chuyển với tốc độ cao. Ảnh: LĐO

Mức phạt lỗi đi vào đường cao tốc

Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về mức phạt đối với những trường hợp đi vào đường cao tốc, cụ thể: 

- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyện dùng có thiết kế nhỏ hơn 70km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ đi vào đường cao tốc.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc.

Xe máy có được vào đường cao tốc? Mức phạt xe máy đi vào đường cao tốc? Đi xe máy cao tốc có bị xử phạt không?

Hiện nay đường cao tốc đang được xây dựng rất nhiều nhưng xe máy có được vào đường cao tốc không? Trong tình hình đường phố thì đông đúc, kẹt xe khắp nơi mà đường cao tốc lại thông thoáng và rộng rãi làm cho người đi xe máy sẵn sàng lưu thông mà không quan tâm đến việc này được phép hay không? Có mức phạt cụ thể về vấn đề này hay không?

1, Đường cao tốc là gì?

Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác.

Đường cao tốc được biết đến là đường chuyên dành cho xe ô tô và các loại xe chuyên dùng có thể đi vào theo như quy định của Luật Giao thông đường bộ, đường cao tốc được thiết kế có dải phân cách chia đường ra hai chiều riêng biệt. Đường cao tốc phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ để đảm bảo cho các phương tiện lưu thông an toàn và nhanh chóng.

Khi lưu thông trên đường cao tốc sẽ không bị cản trở vì sẽ không có giao cắt cùng mức với các hệ thống giao thông khác như đường sắt điều này giúp cho xe lưu thông liên tục không bị gián đoạn. Nếu có các tuyến đường bộ khác hay đường sắt giao cắt với cao tốc thì phải khác mức, tức là phải có thiết kế phía dưới hay bên trên của đường này.

Những đối tượng được phép đi vào đường cao tốc và không được phép đi vào gồm:

  • Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng:

Đây là những người, những phương tiện được phép đi vào đường cao tốc khi làm nhiệm vụ. Như sửa chữa hoặc bảo dưỡng. Đối tượng này còn phải thực hiện các quy định sau:

a/ Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc

b/ Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.

c/ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

d/ Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

Xem thêm: Đỗ xe trên đường cao tốc phạt bao nhiêu tiền?

  • Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Vậy quy định đối với những phương tiện được phép đi vào đường cao tốc là gì? Đó là: chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

2, Xe máy có được đi vào đường cao tốc không?

Theo như quy định của pháp luật nước ta cụ thể là ở Khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về vấn đề giao thông trên đường cao tốc như sau:

Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Theo như quy định trên thì vấn đề đường cao tốc có cho xe máy chạy không đã được giải đáp. Các loại xe mô tô, xe gắn máy sẽ không được đi vào đường cao tốc ở nước ta, trừ trường hợp các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì, sửa chữa đường.

Do xe máy và xe mô tô không được lưu thông trên đường cao tốc nên sẽ không đặt ra quy định về tốc độ đối với các loại xe này trên đường cao tốc.

Đặc biệt, theo Điều 3, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đường cao tốc được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định Theo đó, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (khoản 4, Điều 26, Luật Giao thông đường bộ).

Như vậy, xe máy không được đi vào đường cao tốc, trừ trường hợp làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường cao tốc.

3, Mức phạt đối với xe máy đi vào đường cao tốc

Tại Điều 26 Luật giao thông đường bộ quy định giao thông trên đường cao tốc như sau:

Xem thêm: Đền bù khi thu hồi đất trồng cây lâu năm để làm đường cao tốc

“1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

b) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;

c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

d) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

4. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”

Xem thêm: Quy định về giao thông trên đường cao tốc

Việc chạy xe mô tô đi vào đường cao tốc là vi phạm quy định khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ về giao thông trên đường cao tốc. Hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 minilit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

Áp dụng Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức tiền phạt đối với hành vi điều khiển xe mô tô đi vào đường cao tốc là 2.500.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).

Xem thêm: Ô tô con có được đi vào làn đường của xe khách không?

Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi điều khiển xe mô tô đi vào đường cao tốc còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: “bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng”.

4, Đường cao tốc dành cho những xe nào?

Theo như quy định ở trên thì các phương tiện xe cơ giới đường bộ còn lại sẽ được phép lưu thông và đường cao tốc nhưng tốc độ tối đa không được vượt quá 120 km/h.

Nếu như các phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên đường cao tốc mà chạy quá tốc độ cho phép sẽ có các mức xử phạt như sau:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu người điều khiển chạy quá tốc độ quy định sẽ bị xử lý như sau:

Quốc lộ 5B có được đi xe máy không

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h.

Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng.

Xem thêm: Phân biệt tải trọng đường bộ và khổ giới hạn của đường bộ

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.

Lưu ý, quá tốc độ dưới 5 km thì chỉ bị cảnh sát giao thông nhắc nhở, khoản này quy định tốc độ “dưới 10 km/h” nên có thể hiểu đơn giản là quá tốc độ từ 5 đến 9 km/h sẽ bị phạt theo điều này.

Kết luận: Như đã biết thì xe máy hay xe mô tô bất kể là xe có phân khối lớn, tốc độ cao cũng không được phép đi vào đường cao tốc ở nước ta.

Vấn đề có nên cho xe mô tô phân khối lớn đi vào đường cao tốc hay không vẫn đang gây nhiều tranh cãi ở nước ta. Theo như các chuyên gia thì việc cho các loại xe phân khối lớn vào cao tốc là phù hợp với thực tế nhưng lại trái với Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Tại nhiều nước phát triển, ví dụ như Mỹ thì việc xe mô tô lưu thông trên các đường cao tốc khá phổ biến và các quy định lái xe đường cao tốc liên quan cũng khá thoáng.