Phương pháp xử lý đất yếu pvd

Tại việt Nam hiện nay có rất nhiều dự án hạ tầng phải xử lý đất yếu. Trong đó phổ biến có hai phương pháp là sử dụng Cọc Cát và Bấc Thấm (PVD).

Trong khi nếu sử dụng phương pháp cọc cát gây tốn kém, thời gian thi công kéo dài gây xáo trộn cấu trúc nền đất và khó kiểm tra chất lượng cọc cát có được liên tục trong đất yếu hay không thì phương pháp sử dụng Bấc Thấm lại khắc phục được những nhược điểm nêu trên.
Xử lý đất yếu bằng Bấc Thấm đã được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng xử lý đất yếu bằng phương pháp thi công PVD kết hợp với gia tải thông thường vẫn còn những mặt hạn chế.
Ở những dự án lớn, yêu cầu tiến độ nhanh, vật liệu gia tải và diện tích chiếm dụng của dự án bị hạn chế thì công nghệ ứng dụng thích hợp nhất đó là thi công bấc thấm kết hợp với bơm hút chân không.
Trên thế gới hiện nay phổ biến hai công nghệ bơm hút chân không đó là:
– Dùng màng tạo vùng chân không kết hợp với thu nước từ những rãnh xương cá
– Tạo chân không trực tiếp bằng vòi và cút nối vào đầu PVD đã thi công
Thi công hệ thống ống hút chân không
Cả hai phương pháp trên đều có những ưu điểm riêng của nó và đã được ứng dụng thực tế trong các công trình. Trong khi phương pháp bơm hút chân không bằng cách tạo màng ra đời trước tuy nhiên lại có những nhược điểm như khó tạo vùng chân không bằng màng chống thấm, thi công hệ thống phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao dồng thời khó kiểm soát chất lượng khi màng bị thủng, rách thì phương pháp bơm hút chân không theo phương pháp tạo ống hút trực tiếp lại dễ dàng trong việc thi công cũng như kiểm soát chất lượng. Nguyên lý của phương pháp này cung rất đơn giản vận đễ vận hành.
Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của đất nước thì đòi hỏi về sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng ngày càng cấp thiết. Mỗi người kỹ sư Giao thông cũng như xây dựng luôn phải nghiên cứu học hỏi và mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ KHKT trên thế giới vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Biện pháp thi công ép bấc thấm chiều sâu 10 – 20md

1-MỞ ĐẦU
Khi thi công các công trình trên nền đất yếu nền đất có hàm lượng nước, tính nén ép cao, cường độ đất, tính thấm nước kém độ sâu lớp bùn lớn.
Phương pháp thoát nước cấu kết là phương pháp giải quyết hữu hiệu sự lún và ổn định của nền đất sét mềm yếu và đất bùn làm cho độ rỗng,độ ẩm của đất giảm đi. Trọng lượng thể tích, modul biến dạng, lực dính góc ma sát trong tăng lên.
Để đạt được những yếu tố trên người ta dùng phương pháp xử lý bằng bấc thấm.
2-CHUẨN BỊ MẶT BẰNG
Toàn bộ mặt bằng phải có cao độ lớn hơn cao độ ngập nước tại khu vực thi công là 1m.
Mặt bằng thi công phải ổn định vững chắc đảm bảo cho xe máy di chuyển dễ dàng không bị lún lầy.
Độ dốc mặt bằng thi công 0.5% 3-ĐỊNH VỊ MẶT BẰNG THI CÔNG
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số ổn định nền sau này.
Tổ trắc địa cần chuẩn bị kỹ các cọc mốc. các bản vẽ chi tiết cho từng khu vực thi công.
Các mốc này phải được các bên kiểm tra kỹ lưỡng và cùng nhất trí thông qua. Toàn bộ các cọc mốc được duy trì cho đến khi kết thúc công trình.
Mốc cho các trục chính được làm bằng thép ф20 có chiều dài chôn sâu 1m và nhô cao hơn mặt đất 7.5cm, được bao bọc bởi khối bê tông có kích thước 300x300x300.
4-KHO BÃI
Kho bãi chữa vật tư bấc thấm bảo đảm khô ráo, không bị ngập nước, xa chất dễ cháy.
Toàn bộ các cuộn bấc trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra do các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn.
Sau khi đã chuẩn bị xong các bước trên, việc thi công có thể được tiến hành.
5-THI CÔNG ÉP BẤC THẤM
Trên công trường có thể có nhiều máy thi công cùng một lúc, các máy thi công được bố trí di chuyển tịnh tiến, tránh di chuyển cùng pha vì các máy có chiều cao rất lớn, không đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, khoảng cách giữa các máy phải lớn hơn chiều cao của dàn công tác.
Máy di chuyển theo hướng lùi dần để tránh đè lên các vị trí bấc thấm đã được ép trước đó, mỗi vệt máy di chuyển có thể ép được nhiều hàng.

Phương pháp xử lý đất yếu pvd
Xử lý đất yếu bằng bấc thấm đứng kết hợp bấc thấm ngang

Chiều dài bấc thấm còn chừa lại trên mặt đất là 15cm.
Sau khi ép hết mỗi cuộn bấc, cuộn mới được nối với phần cũ bằng cách nối măng sông, phần măng sông là 30cm và được kẹp lại chắc chắn bằng ghim bấm.
Để đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục ta giữ cho cuộn bấc không bị xộc xệch, trật ra ngoài băng dẫn bấc.
Trước khi bấc được ép xuống, bấc được neo vào một tấm thép có kích thước 1.2x80x160 tấm thép này có tác dụng giữ bấc lại trong lòng đât.
6-QUẢN LÝ THI CÔNG
Trong quá trình thi công việc quản lý hồ sơ kỹ thuật, khối lượng và kỹ thuật thi công là điều quan trọng.
Lập một mặt bằng thi công chính xác cho các khu vưc, các bản vẽ chi tiết cho từng vị trị ép bấc, mỗi vị trí được định vị và làm dấu bằng cây thép ф4 cắm sâu dươi đất 15cm phần trên mặt đất là 3 cm và được sơn đỏ.
Bấc được ép xuống phải theo phương thẳng đứng, muốn kiểm tra phương thăng đứng ta dùng một thước thuỷ NIVO theo phương ngang và một thước đo độ theo phương thẳng đứng.
Trong quá trình ép bấc có thể bấc không xuông được đến độ sâu thiết kế do gặp chướng gại vật hoặc nền đất cứng ta phải báo ngay cho cán bộ giám sát tư vấn kịp thời để có hướng giải quyết.

Để hiểu rõ phương pháp thi công bấc thấm cũng như sản phẩm bấc thấm đứng PVD và bấc thấm ngang PHD mời các bạn tham khảo: Vải địa kỹ thuật Aritex

Xem thêm:

>> Phương pháp xử lý rác thải hiệu quả?

>> https://xemhuongnha.edu.vn/