Phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học năm 2024

Có nhiều cách phân loại về các phương pháp nghiên cứu, trong đó có một phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế là phương pháp định tính, phương pháp định lượng (phân loại kiểu khái quát); phương pháp mô tả thông kê, phương pháp khảo sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu tình huống – case study (phân loại kiểu cụ thể) … Tuy nhiên, trong một bài nghiên cứu thường có sự kết hợp giữa các phương pháp, do đó người nghiên cứu cần hiểu được đặc điểm của những loại này thì mới chọn được các phương pháp nghiên cứu phù hợp để sử dụng. Ví dụ, trong nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng tới việc mua hàng trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội”, người nghiên cứu cần sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng và phương pháp khảo sát.

Trong nghiên cứu kinh tế, 2 phương pháp nghiên cứu thường được nhắc tới nhiều nhất là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Xem sự khác biệt giữa hai phương pháp nghiên cứu này tại đây.

Phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học năm 2024
Hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mỗi nghiên cứu được thực hiện để trả lời những câu hỏi nhất định, do đó việc hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu là điều quan trọng để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp. Điều này rất cần thiết bởi mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó người nghiên cứu cần xem xét đâu là phương pháp phù hợp nhất.

Phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học năm 2024

Mỗi phương pháp nghiên cứu có ưu điểm và hạn chế riêng

Ví dụ, phương pháp định lượng có ưu điểm là giải thích được mối quan hệ giữa các đại lượng, yếu tố bằng toán học, do đó kết quả nghiên cứu sẽ dễ thuyết phục hơn, tuy nhiên cũng có hạn chế là kết quả nghiên cứu có thể không đúng với thực tế nếu số liệu đầu vào có vấn đề. Hay nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát có ưu điểm là số liệu sơ cấp và cập nhật thực tế nên kết quả nghiên cứu có thể chính xác hơn, nhưng lại gặp khó khăn trong hoạt động tổ chức thu thập số liệu (tốn thời gian, mất nhiều chi phí, …)

Do đó, người nghiên cứu cần thực sự hiểu về mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của mình để đánh giá được tính khả thi trong từng phương pháp, nhằm tìm ra phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của người dùng Việt Nam thì nghiên cứu định lượng có thể thích hợp hơn bởi khi sử dụng phương pháp này có thể giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố bằng toán học. Trong khi đó, ví dụ với nghiên cứu “Giải pháp giảm thiểu tình trạng cử nhân Việt Nam thất nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2025” thì phương pháp nghiên cứu định tính có thể thích hợp hơn bởi nghiên cứu này cần làm rõ về thực trạng, nguyên nhân, đưa ra bình luận, … do đó việc sử dụng các phương pháp cụ thể như khảo sát, mô tả thống kê hay phỏng vấn sâu lại phù hợp hơn.

Phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học năm 2024
Tham khảo các công trình nghiên cứu khác đã thực hiện

Nếu bạn là sinh viên mới bắt đầu đến với hoạt động nghiên cứu khoa học, việc tham khảo các công trình nghiên cứu khác là một trong những giải pháp thực tiễn để tìm ra phương pháp nghiên cứu phù hợp. Hãy đọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố và học hỏi để xem những người khác đã làm thế nào. Từ đó, bạn có thể tham khảo cách họ sử dụng phương pháp nghiên cứu để lựa chọn phương pháp phù hợp, hoặc kết hợp các phương pháp bạn thấy thích hợp để đạt trả lời được câu hỏi nghiên cứu của mình. Có thể cùng một câu hỏi nghiên cứu, nhưng 2 bài nghiên cứu lại sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu khác nhau và cho ra 2 kết quả nghiên cứu khác nhau, do đó việc tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khác sẽ giúp bạn có nhìn nhận đa chiều hơn về các phương pháp, cũng như giúp bạn hình dung rõ hơn về cách thức thực hiện theo phương pháp đó để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Quá trình đọc tài liệu sẽ giúp bạn hiểu thêm về các phương pháp nghiên cứu, từ đó giúp bạn được phương pháp thích hợp nhất. Xem thêm bài viết “Những nội dung cần chú ý khi đọc tài liệu nghiên cứu” để biết bên cạnh phương pháp nghiên cứu, bạn cần khai thác thêm những nội dung nào khi khai thác thông tin từ các tài liệu.

Ví dụ: Kết quả khảo sát 148 học sinh có trình độ học vấn khác nhau (lớp 6, lớp 7 và lớp 8) về thái độ (Rất hứng thú, hứng thú, không hứng thú) với buổi nói chuyện của thầy Hiệu trưởng. Câu hỏi đặt ra có sự khác biệt về trình độ học vấn và mức độ hứng thú hay không? Để trả lời câu hỏi trên ta dung kiểm định Chi bình phương. Bảng tính các tần số Học vấn

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng của bài nghiên cứu đó là phương pháp mà người nghiên cứu sử dụng. Trên thực tế, đối với các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh, không có phương pháp nào được coi là hiệu quả tuyệt đối hay áp dụng được cho tất cả các đề tài. Việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp phụ thuộc vào sự hiểu biết của người nghiên cứu và đặc điểm của đề tài đang thực hiện. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh doanh và áp dụng vào đề tài nghiên cứu của bạn nhé.

Phân loại phương pháp căn cứ theo cách thức thu thập và phân tích dữ liệu

1. Phương pháp định tính

Trong phương pháp này, nhà nghiên cứu thường đưa ra các nhận định tri thức chủ yếu dựa vào các quan điểm. Ví dụ như các kinh nghiệm của nhiều cá nhân, các quan điểm dựa trên hiện tượng thực tế hoặc từ sự kiện lịch sử. Phương pháp này sử dụng các chiến lược tìm hiểu như tường thuật, hiện tượng học, dân tộc học, nghiên cứu lý thuyết cơ sở, hay nghiên cứu tình huống. Nhà nghiên cứu thu thập những thông tin mới xuất hiện, có kết thúc mở, với dự dịnh triển khai các chủ đề từ số liệu.

2. Phương pháp định lượng

Trong phương pháp này, nhà nghiên cứu chủ yếu sử dụng các nhận định hậu thực chứng để triển khai tri thức. Tức là sử dụng tư duy nguyên nhân – kết quả, thu gọn thành các biến số cụ thể, các câu hỏi và giả thiết nghiên cứu, sau đó sử dụng các đại lượng đo lường và quan sát để kiểm định các giả thiết đó.

Phân loại phương pháp căn cứ theo Logic suy luận

1. Phương pháp diễn dịch (deductive method)

Phương pháp diễn dịch đi từ cái tổng quát đến cái cụ thể. Từ một lý thuyết, người nghiên cứucó thể suy ra được một cách lô-gic những sự kiện đang diễn ra xung quanh. Phương pháp diễn dịch là một hình thức tranh luận mà mục đích của nó là đi đến kết luận – kết luận nhất thiết phải là hệ quả của các lý do cho trước. Các lý do này dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể. Để một suy luận mang tính diễn dịch là đúng, nó phải thỏa mãn hai điều kiện là đúng và hợp lệ:

  • Tiền đề (lý do) cho trước đối với một kết luận phải đúng với thế giới thực (đúng).
  • Kết luận nhất thiết phải đi theo tiền đề (hợp lệ).

Trong một bài nghiên cứu, phương pháp diễn dịch được thể hiện qua ba bước:

Bước 1: Phát biểu một giả thiết (dựa trên lý thuyết hay tổng quan nghiên cứu).

Bước 2: Thu thập dữ liệu để kiểm định giả thiết.

Bước 3: Ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết đó.

2. Phương pháp quy nạp (inductive method)

Phương pháp quy nạp hoàn toàn khác với diễn dịch. Trong quy nạp, không có mối quan hệ chặt chẽ giữa các lý do và kết quả. Một kết luận được rút ra từ một hoặc nhiều hơn minh chứng cụ thể. Các kết luận này giải thích thực tế, và thực tế ủng hộ các kết luận này.

Khi quan sát một số trường hợp cụ thể, ta có thể đưa ra một nhận định tổng quát về toàn bộ các trường hợp đó. Cách thức đi từ trường hợp cụ thể đến lý thuyết tổng quát chính là chiều hướng của logic quy nạp. Nhiều lý thuyết được phát triển thông qua phép quy nạp. Các sự kiện được quan sát nhiều lần có thể được ghi nhận như một mô hình, lý thuyết sẽ mô tả và cố gắng giải thích những mô hình như thế.

Trên thực tế, nghiên cứu khoa học sử dụng cả hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. Phương pháp quy nạp đi theo hướng từ dưới lên (bottom up) phù hợp để xây dựng các lý thuyết và giả thiết. Trong khi đó phương pháp diễn dịch đi theo hướng từ trên xuống (top down) phù hợp để kiểm định các lý thuyết và giả thiết.

Phân loại phương pháp căn cứ theo cách thức thu thập thông tin

Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đây vừa là “nguyên liệu” vừa là “sản phẩm” của quá trình nghiên cứu. Thông tin giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu. Thông qua quá trình tham khảo kết quả của những nghiên cứu đi trước, nhà nghiên cứu sẽ không mất thời gian và tiền bạc để nghiên cứu lại. Những thông tin là “sản phẩm” của quá trình nghiên cứu sẽ có vai trò đóng góp mới cho các nghiên cứu hiện tại hoặc bổ sung vào các lý thuyết đã có.

Phân loại theo cách thức thu thập thông tin, có 3 phương pháp chính bao gồm: Nghiên cứu tài liệu, phi thực nghiệm và thực nghiệm.

1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng đầu tiên khi người nghiên cứu bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu. Mục đích của phương pháp là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê. Các bước nghiên cứu tài liệu thường trải qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước đó.

2. Phương pháp phi thực nghiệm

Là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng. Bao gồm các phương pháp:

– Phương pháp quan sát: Nhà nghiên cứu tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thực tế để thu thập số liệu, thông qua phương tiện quan sát trực tiếp như nghe, xem hoặc sử dụng các phương tiện ghi âm ghi hình. Phương pháp này có ưu điểm là giúp ghi nhận sự việc đang xảy ra một cách trực tiếp, ít tốn kém và ít gây phản ứng từ đối tượng khảo sát. Tuy nhiên nhược điểm đó là khó lượng hóa số liệu và khó thực hiện trên quy mô lớn.

– Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp đưa ra những câu hỏi đối với người đối thoại để thu thập thông tin. Các hình thức phỏng vấn bao gồm phỏng vấn phát hiện, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuẩn bị trước, không chuẩn bị trước, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp. Phương pháp này có ưu điểm đó là linh hoạt, mềm dẻo, người nghiên cứu có thể quan sát được những ứng xử không lời và có thể kiểm soát được bối cảnh phỏng vấn. Tuy nhiên nhược điểm đó là tốn kém thời gian, công sức, khó triển khai trong các nghiên cứu diện rộng và dễ ảnh hưởng bởi quan điểm, định kiến của người phỏng vấn.

– Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đây thực chất cũng là một hình thức phỏng vấn nhưng tuân thủ các câu hỏi cố định trong bảng hỏi. người nghiên cứu có thể hỏi trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư tín. Mỗi hình thức điều tra lại có một ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

– Phương pháp hội nghị: Trong phương pháp này, người nghiên cứu sẽ đưa câu hỏi cho một nhóm chuyên gia thảo luận tài các hội nghị khoa học. Ưu điểm của phương pháp này là có thể nghe được ý kiến tranh luận từ các chuyên gia. Tuy nhiên nhược điểm đó là người quan sát dễ bị chi phối bởi những người có tài hùng biện, ngụy biện, có uy tín khoa học hoặc có địa vị xã hội cao.

3. Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh. Phương pháp thực nghiệm được dùng trong nhiều tình huống như kiểm chứng giải pháp giả thuyết; Lặp lại giải pháp trong quá khứ…

Phương pháp thực nghiệm bao gồm Phương pháp thực nghiệm thử và sai, phương pháp thực nghiệm phân đoạn (Heuristic) và Phương pháp thực nghiệm trên mô hình.

Trong nghiên cứu kinh doanh, phương pháp thực nghiệm ít phổ biến, thay vào đó là phương pháp phi thực nghiệm.


Tài liệu tham khảo:

Nguyen, D. T. 2014, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyen, N. D. 2014, Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tran, T. K. X., Tran, T. B. L. 2012, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn.