Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống

Khi mang thai, việc ăn gì, uống gì luôn được các mẹ bầu quan tâm, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ là thời điểm bé chưa phát triển ổn định. Vậy, đối với phụ nữ có thai tháng đầu ăn rau muống được không? Những loại rau nào tốt nhất cho bà bầu? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết dưới đây.

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống

Rau muống là một trong những loại rau khá phổ biến ở Việt Nam với giá thành rẻ, dễ ăn và rất dễ chế biến, thậm chí đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích đặc biệt vào những ngày hè nóng nực. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rau muống có chứa khoảng 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein và một số vitamin C, E, khoáng chất khác như (sắt, kẽm, magie…).

Trong y học cổ truyền, rau muống có vị ngọt, tính mát, giải độc, chữa đái rắt, táo bón…Ngoài ra, rau muống nếu ăn thường xuyên còn tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, người bệnh loãng xương,…

Vậy, có thai tháng đầu ăn rau muống được không?

Theo các chuyên gia y tế, bà bầu hoàn toàn có thể ăn rau muống được. Vì rau muống là nguồn cung cấp nhiều canxi, các loại vitamin, sắt,…tốt cho bà bầu, cụ thể như sau:

–         Ngăn ngừa hiệu quả tiểu đường thai kỳ: theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong rau muống có chứa thành phần tương tự insulin nên có thể ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

–         Hỗ trợ điều trị táo bón: rau muống chứa nhiều vitamin nhưng lại giàu chất xơ nên sử dụng tốt cho phụ nữ mang thai, ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

–         Ngăn ngừa chứng thiếu máu thai kỳ: trong thời gian mang thai, việc bổ sung sắt là vô cùng quan trọng. Trong khi đó trong rau muống có nhiều chất sắt tốt cho phụ nữ mang thai. Theo đó, mẹ có thể chế biến bằng cách luộc rau muống với nước đun sôi, thêm chút muối, bột ngọt…cả nước rau muống và rau muống đều sử dụng được tốt.

–         Bổ sung vitamin: như đã trình bày nêu trên, trong rau muống có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho việc tăng cường sức đề kháng và sự phát triển của em bé.

Kết luận: như vậy mẹ có thể yên tâm sử dụng rau muống trong thời gian đầu mang thai hay cuối thời gian mang thai đều rất tốt.

Một số lưu ý khi bà bầu sử dụng rau muống

Để sử dụng rau muống mang lại hiệu quả, an toàn nhất thì khi mang thai mẹ cần phải lưu ý như sau:

–         Không ăn rau muống sống, chỉ ăn khi rau muống đã được nấu chín.

–         Do sinh trưởng trong môi trường ao hồ nên rau muống rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng có hại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, sán lá gan, ký sinh trùng, đầy bụng, khó tiêu….Vì thế, trước khi chế biến cần phải rửa rau muống thật sạch, ngâm muối cẩn thận, nấu thật kỹ.

–         Rau muống vốn tốt cho bà bầu nhưng đối với những mẹ đang bị đau nhức xương khớp, gout, viêm đường tiết niệu, cao huyết áp…thì nên tránh ăn rau muống để không ảnh hưởng tới thai nhi.

–         Mẹ bầu mang thai không nên ăn quá nhiều rau muống 1 lần, có thể xen kẽ bổ sung các món rau khác như: rau bina, rau cải, súp lơ….

–         Chú ý rằng hiện nay trên các khu chợ có bày bán rất nhiều rau muống từ rau trồng cho đến rau gieo hạt. Tuy nhiên, mẹ cần phải lựa chọn những địa chỉ bán uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, kiểm định chất lượng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng mang lại hiệu quả tối ưu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề có thai tháng đầu ăn rau muống được không, nếu bạn còn thắc mắc có thể comment bên dưới bài viết nhé!. Mong rằng những thông tin trên hữu ích dành cho bạn!.

Rau muống là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt. Chính vì vậy, ”bầu 3 tháng đầu có nên ăn rau muống không” là thắc mắc của rất nhiều thai phụ. Cùng Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé. 

I. Sự thật bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn rau muống không?

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt với các bà bầu. Không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết, rau xanh còn chứa một lượng chất xơ dồi dào, giúp bà bầu phòng tránh táo bón thai kỳ. Tuy vậy, không phải loại rau nào cũng có lợi cho sức khỏe bà bầu.

Có giá thành khá “mềm”, đặc biệt dễ chế biến, rau muống trở thành một “gương mặt” khá quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống không phải là thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là người có thể trạng yếu. Vậy với bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn rau muống không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống
Bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau muống

Có nhiều lời đồn xoay quanh vấn đề này, họ cho rằng, bà bầu ăn rau muống sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Hơn thế, khi con sinh ra sẽ bị rốn lồi hay chậm lành vết thương. Vậy liệu đây có phải sự thật?

Thực chất, rau muống rất giàu acid folic. Đây là một vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ, nhằm dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy, trong thời gian mang thai, bà bầu có thể ăn rau muống. Tuy nhiên, 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm khá nhạy cảm, nếu thể trạng mẹ không được tốt thì tuyệt đối không nên ăn rau muống.

Thêm nữa, rau muống cũng dễ bị tẩm hóa chất, gây nguy hiểm cho thai kỳ. Vì vậy, nếu mẹ bầu “nghén” rau muống, cần tìm nguồn cung cấp an toàn, rửa sạch và ngâm muối trước khi chế biến.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bầu 3 tháng đầu có nên ăn mít không? Những lợi ích tuyệt vời của mít đối với sức khỏe mẹ bầu

II. 4 lợi ích khi bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống

Mặc dù có nhiều lời đồn đoán không tốt về loại rau này với phụ nữ mang thai, nhưng những tác dụng của nó mang lại cho sức khỏe là không thể phủ nhận. Với thắc mắc, bầu 3 tháng đầu có nên ăn rau muống không? Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để không bỏ qua giá trị dinh dưỡng từ loại rau này.

1. Bổ sung vitamin cho thai phụ

Ngoài hàm lượng chất xơ cao, rau muống còn cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể, chẳng hạn như vitamin A, vitamin C, vitamin B,… Chúng đóng vai trò quan trọng trong phòng chống các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh mãn tính. Từ đó, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

2. Ngăn ngừa chứng thiếu máu thai kỳ

Bầu 3 tháng đầu có nên ăn rau muống không? Rau muống chứa một lượng lớn chất sắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Theo nghiên cứu, trong 100g rau muống cung cấp tới khoảng 2.5mg sắt, vì vậy rất tốt để tăng phân tử protein trong tế bào hồng cầu, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu thai kỳ.

3. Phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Trong thành phần của rau muống có chứa một chất tương tự như insulin, có khả năng hấp thụ lượng đường dư thừa trong máu. Vì vậy, ăn rau muống đều đặn có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị và ngăn ngừa triệu chứng tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống
Những lợi ích tuyệt vời từ rau muống mang lại cho sức khỏe mẹ bầu

4. Điều trị táo bón

Rau muống được xem như một vị “cứu tinh” cho các mẹ bầu bị chứng táo bón “hành hạ”. Rau muống không chỉ nhiều nước mà còn giàu chất xơ. Do đó, bà bầu ăn rau muống sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc tính nhuận tràng của rau muống sẽ giúp bạn ngăn ngừa các chứng rối loạn tiêu hóa một cách tự nhiên.

>>> Tìm hiểu thêm: Bà bầu chán ăn 3 tháng đầu: 4 bí quyết kích thích ăn ngon, lưu ngay kẻo lỡ!

III. Ăn rau muống không đúng cách, cẩn thận rước họa vào thân!

“Bầu 3 tháng đầu có nên ăn rau muống không?”, câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, bà bầu có thể “rước họa vào thân”.

Hầu hết mọi người đều biết rằng, ăn rau xanh rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi với các loại rau, đặc biệt là rau muống. Loại rau này rất dễ vi khuẩn, virus xâm nhập. Bên cạnh đó, những người nuôi trồng kém chất lượng trong quá trình canh tác cũng sử dụng một lượng lớn chất bảo vệ thực vật, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nếu mẹ bầu ăn phải. Vì vậy, nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, khi ăn rau muống nên rửa sạch, sau đó ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, virus và lưu lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Tuyệt đối không nên ăn rau sống hoặc rau chưa nấu chín kỹ để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng.

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống
Mẹ bầu cần rửa sạch rau muống trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, những thai phụ thường xuyên bị đau nhức do bệnh gout, viêm khớp, viêm đường tiết niệu do sỏi hay cao huyết áp nên kiêng rau muống trong suốt thai kỳ.

>>> Xem ngay: Siêu âm thai 2D và 5D tại Minh Tâm – Tặng mẹ video Full HD lưu giữ kỷ niệm

IV. Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống cần lưu ý những gì?

Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn rau muống là:

  • Không nên uống sữa sau khi ăn rau muống. Bởi khi dung nạp hai thực phẩm này có thể gây cản trở việc hấp thu canxi vào cơ thể.
  • Bà bầu có vết thương hở ngoài da không nên ăn rau muống. Bởi chúng sẽ kích thích tăng sinh tế bào gây lồi sẹo, làm mất thẩm mỹ.
  • Rau muống có chứa khá nhiều đạm, vì vậy đây không phải sự lựa chọn tốt cho những ai mắc bệnh gout.
  • Bà bầu gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa hoặc đang bị suy nhược cơ thể không nên ăn rau muống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chỉ nên ăn rau muống mỗi tuần 2 – 3 bữa.

Trên đây là giải đáp “bầu 3 tháng đầu có nên ăn rau muống không?”. Nhìn chung, đây là loại rau tốt cho sức khỏe. Mẹ nên đa dạng cách chế biến, mang lại khẩu phần ăn không nhàm chán. 

Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe mẹ bầu, các dịch vụ siêu âm thai, xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi mẹ hãy liên hệ với Minh Tâm qua hotline 0919.255.115 để được giải đáp cụ thể nhé!