Keo đất âm có cấu tạo như thế nào

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào

Nếu bạn là một người làm việc trong những lĩnh vực nông nghiệp, thường nghiên cứu trồng trọt và các loại đất thì chắc hẳn khái niệm keo đất đã không còn xa lạ. Nhưng với nhiều người thì đây có thể là lần đầu tiên mà họ nghe đến khái niệm keo đất. Vậy keo đất là gì? keo đất có cấu tạo và đặc điểm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng muasieunhanh.com giải đáp toàn bộ thắc mắc nhé!

Keo đất là gì?

Keo đất là tên gọi của những phần từ có trong đất, chúng là những phần tử có kích thước rất nhỏ, chỉ  < 1μm, là tiêu điểm của các phản ứng có trao đổi ion có ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng cây trồng. Đặc biệt đây là chất luôn ở trong trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước) vì chúng không thể hòa tan được với nước.

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào
Thế nào là keo đất?

Có mấy loại keo đất?

Có 4 loại keo đất chính đó là:

– Phiến sét Silicat

– Sét allophane và imogolite

– Khoáng oxide Fe và Al

– Mùn keo hữu cơ

Cấu tạo của keo đất

Keo đất được cấu tạo từ 2 phần chính

– Bên trong mỗi một hạt keo đất sẽ có một nhân và các phần tử ngoài cùng của lớp nhân này sẽ phân ly để tạo thành các ion. Các ion này có quyền quyết định lớp diện tích, nếu lớp diện tích mà âm thì keo đất sẽ mang điện tích âm. Ngược lại, nếu lớp keo đất này dương thì đất sẽ mang điện tích dương.

– Bên ngoài là lớp ion bù và có điện tích trái dấu với lớp ion quyết định.

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào
Keo đất cấu tạo gồm mấy phần? Keo đất có mấy lớp

Xem thêm:

Keo đất có đặc điểm và tính chất gì?

Đặc điểm

Như đã tìm hiểu ở phần trước, keo đất được cấu tạo từ keo đất âm và keo đất dương, nên chúng sẽ có những đặc điểm sau:

– Giống nhau: Đều có lớp nhân (lớp ion bù và lớp iom quyết định điện), trong đó, lớp ion bù gồm lớp ion khuếch tán và lớp ion bất động.

– Khác nhau:

Keo đất âm có đặc điểm là lớp ion quyết định âm còn lớp ion bù dương

Ngược lại keo đất dương thì có lớp ion quyết định dương, lớp ion bù âm.

Tính chất

– Về kích thước: kích thước của mỗi một hạt keo đất thường rất nhỏ, khoảng dưới 0,02 mm. Vậy nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường mà chỉ có thể thấy qua kính hiển vi.

– Điện tích bề mặt: Cả bề mặt trong và ngoài của keo đất đều có thể mang điện tích âm hoặc dương. Tuy nhiên, điện tích ở mặt của keo đất phần lớn mang điện tích âm dù có một số loại keo đất nằm trong điều kiện chua thì mang điện tích dương. Có thể thấy, mật độ điện tích có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân tán hạt keo và sự hấp thụ nên cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chất vật lý và tính chất hóa học của đất.

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào
Keo đất mang điện tích gì?

– Khả năng hấp thụ cation và nước: Các hạt keo đất sau khi hấp thụ các ion như Mg2, H+, AL3+ sẽ tạo thành một tầng bù ion. Khi đó, tầng ion thuộc bề mặt trong mang điện tích âm và là tầng anion khổng lồ. còn tầng ion phía bên ngoài sẽ tạo thành các cation hấp thụ trên bề mặt điện tích âm.

– Diện tích bề mặt riêng: Mặc dù kích thước của những hạt keo đất rất nhỏ, song diện tích bề mặt của chúng lại rất lớn, lớn hơn 1000 lần so với diện tích bề mặt của hạt cát. Đặc biệt, diện tích bề mặt bên trong còn lớn hơn diện tích của bề mặt bên ngoài rất nhiều.

Vai trò và ý nghĩa của keo đất

Dù là đất hay cát hạt keo thì cũng đều rất nhỏ và có có đường kính nhỏ hơn 0,002mm, vì vậy khi nước hòa tan vào đất sẽ làm hòa tan các muối khoáng của đất để tạo thành thứ gọi là dung dịch đất. Dung dịch đất khi đó sẽ tương tác với nhau để tạo nên một phản ứng hóa học có khả năng trao đổi ion, đồng thời cũng là nơi để cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng.

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào
Vai trò của keo đất

Những keo đất có điện tích âm thường trung hòa lượng điện tích và tạo ra một lượng cation dư thừa có điện tích dương, những cation này khi đó sẽ bị keo đất hút, một số keo đất khác sẽ hút các anion điện tích âm và mang điện tích dương. Như vậy thì những keo đất mang điện tích âm còn lại sẽ hút các cation ở bên ngoài của bề mặt keo, chúng sẽ không thể tách rời khỏi bề mặt keo đất nếu như không có chất nào thay thế. Đây chính là hiện tượng hấp thụ ion của keo đất.

Nhờ có hiện tượng hấp thụ ion này mà đất có thể giữ được các dưỡng chất và tránh được tình trạng bị mất hết dưỡng chất do hiện tượng rửa trôi hoặc một số yếu tố khác gây ra. Ngoài ra, các cation đang bị hấp thụ trên bề mặt của keo đất do hiện tượng trao đổi ion sẽ chuyển vào các dung dịch đất để các giống cây trồng có thể lấy và sử dụng các chất dinh dưỡng.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi liên quan đến chủ đề Keo đất là gì? Những đặc điểm và cấu tạo của keo đất đã giúp cho bạn đọc của muasieunhanh.com có thể hiểu được những tác dụng cực kỳ tốt của loại phần tử này đối với đất và cây trồng, giúp cho đất canh tác của người nông dân có nhiều dinh dưỡng và phì nhiêu hơn.

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào

Bài 7 : Một số tính chất của đất trồng

I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
1. Keo đất

a) Khái niệm về keo đất
b) Cấu tạo keo đất

So sánh giữa keo âm và keo dương ???


Bạn nào biết hoặc được học qua rồi bảo tú với nha....!
Cảm ơn nhiều hen .... :byebye:

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào

Giống nhau: nhân, lớp ion quyết định điện và lớp ion bù. Lớp ion bù gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán.

Khác nhau ở lớp ion quyết định: keo đất âm có lớp ion quyết định âm, lớp ion bù dương, còn keo đất dương có lớp ion quyết định dương, lớp ion bù âm.

Thế thôi

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào
Hic, sao mà đơn giản thế ấy nhỉ???? Có thiếu gì không ta??? Nếu có thì các bạn bổ sung nha ^_^! Xin mời...

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào

Keo đất Trong đất có 3 thành phần: rắn lỏng và khí. Thể rắn và lỏng rất phức tạp bao gồm rất nhiều các phần tử có kích thước khác nhau. Dựa vào độ lớn và mức độ phân tán trong dung dịch nước của thể rắn người ta chia ra làm 3 loại:

  1. Những hạt có kích thước 10-6mm gọi là hệ phân tán phân tử.
  2. Những hạt có kích thước từ 10-6 – 10-4 mm gọi là dung dịch keo hay hệ phân tán keo.
  3. Những hạt có kích thước lớn hơn 10-4 mm gọi là hệ phân tán thô.

Cấu tạo của keo đất Keo đất có thể là dạng tinh thể hoạc vô định hình.Tướng phân tán của hệ keo gọi là mixen keo. Một mixen keo có cấu tạo gồm 3 lớp:
  • Nhân mixen: là tập hợp những phân tử vô cơ, hữu cơ hay hữu cơ – vô cơ, có cấu tạo tinh thể hoặc vô định hình: là những axit mùn; hydroxit sắt; nhôm; silic và những phân tử khoáng thứ sinh.
Tính chất và sự phân ly của nhân mixen là yếu tố quyết định dấu điện tích của keo.
  • Lớp ion tạo điện thế: Trên bề mặt nhân keo có một lớp ion được tạo thành do sự phân ly của nó hay do những nguồn gốc mang điện tích khác, gọi là lớp ion tạo điện thế.Dấu diện tích của keo chính là dấu của lớp ion tạo điện thế này.
Keo silic, keo hữu cơ có lớp tạo điện thế mang dấu âm, gọi là keo âm; keo hydroxit, Fe, Al trong môi trường axit có lớp ion tạo điện thế mang dấu dương, gọi là keo dương.
  • Lớp ion bù: vì hạt keo mang điện của lóp ion tạo điện thế và do sức hút tĩnh điện mà tạo thành một lớp ion trái dấu bao bên ngoài hạt keo gọi là lớp ion bù.
Lớp ion bù với lớp ion điện thế tạo nên lớp ion kép: Do lực hút tĩnh điện của hạt keo phụ thuộc vào khoảng cách với lớp ion điện thế nên chúng chịu những lực hút tĩnh điện khác nhau, và phân thành hai lớp:
  • Lớp ion cố định: gồm những ion bù ở gần hạt keo hơn, chiệu lực hút tĩnh điện mạnh, bám chặt hơn lên hạt keo và hầu như không di chuyển.
  • Tầng ion khuyếch tán: gồm những ion cách xa hạt keo hơn của lớp ion bù, chịu sức hút tĩnh điện yếu nên dễ di chuyển ra ngoài dung dịch giữa các mixen keo.

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào

Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo mixenkeo (N.I.Grorbanov)

Phân loại hạt keo

Dựa vào nguồn gốc hình theo keo đất được chia làm 3 loại: - Keo vô cơ: đó là các keo có nguồn gốc từ các loại khoán sét và hydroxit sắt, nhôm như: keo monmorilonit, keo illit, kaolinit, keo setquioxit. - Keo hữu cơ: các loại keo được hình thành từ các chất hữu cơ chủ yếu là keo của các ãit mùn: axit humic, axit fuvic, hoặc các chất hữu cơ thông thường: xenluloza, protein, linhin. các keo hữu cơ vì có các nhóm định chức(-COOH; -OH; -NH2…) nên có khả năng phân ly ra H+, do đó nó mang điện tích âm. - Keo phức vô cơ-hữu cơ: dấu điện tích của keo của chúng phụ thuộc vào bản chất vô cơ và hữu cơ, tỷ lệ phối hợp của chúng và phản ứng môi trường.

Tính chất của keo đất

Keo đất có điện tích lớn và có năng lượng bề mặt, nên có khả năng hấp phụ rất lớn. Năng lượng bề mặt của keo đất sinh ra ngay trên bề mặt tiếp xúc giữa keo đất với dung dịch đất.
  • Keo đất mang điện tích nên có thể tham gia vào rất nhiều các phản ứng trao đổi và các phản ứng khác.
  • Tính ưa nước và kỵ nước: do keo đất mang điện tích nên chúng không chỉ hút các ion mà cả những phân tử có cực. Vì phân tử nước có tính lưỡng cực nên thường bị các keo hấp thụ. Nếu keo âm thì đầu của của cực dương( H+) tiếp xúc với keo và ngược lại. Quá trình này gọi là quá trình hydrat hóa của keo.
Dựa vào mức độ hydrat hóa, keo đất chia làm 2 nhóm:
  • Keo ưa nước có độ hydrat hóa cao, màng nước bao xung quanh dày, như keo axit humic, axit fuvic, keo axit silixic.
  • Keo không ưa nước có mức độ hydrat hóa thấp, màng nước bao xung quanh mỏng như: hydroxit sắt, nhôm, kaolinit.

  • Tính tụ keo và tán keo: khả năng chống lại sự gắn kết của những phân tử keo lại với nhau trong dung dịch do ảnh hưỡng của những chất điện phân, phản ứng của môi trường…giữ cho keo ở trạng thái phân tán ( trạng thái sol) gọi là khả năng tán keo và keo ở trạng thái này gọi là keo tán hay sol keo.
  • Sự chuyển keo ở trạng thái phân tán sang trạng thái ngưng tụ, gọi là sự tụ keo (trạng thái gel). Quá trình ngưng tụ keo là do keo mất các màng nước hoặc do keo trở nên trung hòa điện tích khi kết hợp với các phân tử (hạt keo) có điện tích trái dấu.
st

Keo đất âm có cấu tạo như thế nào

Khả năng hấp thụ của đất Do trong đất có chứa những keo mang điện tích, nên có khả năng hấp thụ. Nếu xử lý đất bằng một muối phân ly trung tính (KCl) thì K+ của muối này bị đất hấp phụ và trong dung dịch đất lại xuất hiện một cation khác. Khả năng giữ lại những chất ở trạng thái hòa tan hoặc một phần khoán chất phân tán ở dạng keo hay những hạt rất nhỏ, vi sinh vật và những thể huyền phù thô khác gọi là khả năng hấp phụ của đất. Khả năng hấp phụ của đất được chia ra 5 dạng sau:

  1. Hấp phụ cơ học: Là khả năng đất giữ lại những hạt tương đối thô trong các khe, lỗ hỏng. đất là một thể xốp, chứa nhiều lỗ hổng có kích thước khác nhau nên có khả năng giữ lại một cách cơ học những hạt có kích thước lớn hơn kích thước của lỗ hổng, hay các chổ uốn cong của mao quản.
  2. Hấpthụ lý học (hấp thụ phân tử): Là khả năng giữ lại những hạt có kích thước nhỏ, những phân tử, nguyên tử trên bề mặt keo đất. Các hạt đất có kích thước nhỏ thường co năng lượng bề mặt. Hấp thụ lý học phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ giới, nếu đất nào có nhiều hạt sét (thành phần cơ giới nặng) thì có năng lượng bề mặt lớn do đó khả năng hấp phụ lý học càng lớn.
  3. Hấp thụ lý học: Là khả năng giữ lại trong đất các chất hoa tan ở dạng kết tủa, không tan, ít tan do kết quả của những phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch đất.
Na2SO4 + CaCl2 ------> CaSO4 + 2NaCl Al3+ + PO43- -------> AlPO4 3Ca2+ + 2PO43- ------> Ca3(PO4)2 Dạng hấp phụ này rất phổ biến trong đất và dẫn đến sự cố định nhiều nguyên tố dinh dưỡng trong đất.
  1. Hấp phụ lý – hóa học (hấp thụ trao đổi): Là hấp phụ trao đổi giữa nhũung ion trên bề mặt các keo đất và những ion cùng dấu trong dung dịch đất. Thực chất là phản ứng lý – hóa giữa keo đất và ion trong dung dịch đất.
  2. Hấp phụ sinh học:Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng bởi vi sinh vật từ dung dịch đất, chủ yếu là cây xanh và vi sinh vật.Đây là hình thức hấp phụ một chiều, đôi khi còn là trao đổi, vì rễ thực vật tiết ra ion H+ để trao đổi với chất dinh dưỡng ở dạng cation.

Đặt tính nổi bật của hấp phụ sinh học là tính chọn lọc, tức mỗi loài thực vật chỉ thu và giữ trong chúng một số nguyên tố hóa học nhất định, do đó không làm chúng rửa trôi