Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là gì năm 2024

Bạn đọc Anh Thơ (Thái Bình) hỏi: Trường hợp cán bộ, công chức cùng lúc kiêm nhiệm nhiều chức vụ, vị trí việc làm thì cách tính lương và phụ cấp ra sao?

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là gì năm 2024
Ảnh minh họa: Quế Chi

Hiện nay, về nguyên tắc xếp lương, Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp: Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

Theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 1 người trong số lượng quy định tối đa tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì:

Được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm.

Đối với trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.

Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh từ ngày 1.8.2023 như sau:

1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 1 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.

2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Mặc dù khái niệm kiêm nhiệm là gì? Không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng về kiêm nhiệm cũng như những thông tin quan trọng liên quan đến kiêm nhiệm. Như: Đối tượng nào được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm? Quy định về nhận phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào?… Thì không phải ai cũng biết.

Vì thế, trong bài viết ngắn dưới đây. Liên Việt Education sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn những vấn đề trên. Cùng theo dõi và tìm hiểu để có thêm thông tin bạn nhé.

\>>> Xem thêm: Bí thư là gì? Nhiệm vụ, chức năng của các cấp Bí thư

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là gì năm 2024
Thanh tra cảnh sát vừa làm nhiệm vụ của một thanh tra, vừa làm giảng viên trong trường đại học Cảnh sát

Kiêm nhiệm là một chức vụ được phân công bởi cán bộ, công viên chức trong các tổ chức cơ quan hay đơn vị thuộc hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội. Tóm lại, kiêm nhiệm là việc một người giữ nhiều chức vụ khác nhau.

Người được phân công kiêm nhiệm sẽ được hưởng thêm một khoản phụ cấp – Khoản phụ cấp này được gọi là phụ cấp kiêm nhiệm.

2 Ví dụ về kiêm nhiệm

Để giúp bạn có cái nhìn toàn diện và hiểu sâu hơn về kiêm nhiệm là gì?Dưới đây là một số ví dụ về kiêm nhiệm trong cuộc sống hàng ngày. Cùng theo dõi bạn nhé.

Thanh tra cảnh sát vừa làm giảng viên giảng dạy trong trường đại học cảnh sát

Một thanh tra cảnh sát vừa được giao nhiệm vụ thanh tra cảnh sát vừa làm giảng viên trong trường đại học cảnh sát. Trong vai trò thanh tra cảnh sát, họ có trách nhiệm đảm trách điều tra và giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát, đảm bảo thực hiện đúng với pháp luật. Song song với đó, họ cũng có thể đảm nhận vai trò giảng dạy và hướng dẫn cho các sinh viên học học viện cảnh sát, an ninh.

Ví dụ này có thể thực hiện nhiệm vụ trong ngành công nghiệp bằng cách kết hợp công việc thanh tra và giảng dạy tại trường đại học, giúp chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm của họ với thế hệ trẻ cảnh sát và đóng góp vào công việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực công an và an ninh.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là gì năm 2024
Bác sĩ Trưởng khoa Đa khoa thực hiện việc khám chữa bệnh cho bênh nhân, kiêm nhiệm giảng viên trong trường đại học Y

\>>> Xem thêm: Thanh tra là gì? Sự khác biệt Thanh tra và kiểm tra

Trong lĩnh vực y tế: Một bác sĩ vừa có thể làm bác sĩ đa khoa vừa có thể làm giảng viên tại trường đại học y khoa

Một bác sĩ chuyên khoa có thể đảm nhận vai trò là một bác sĩ thực hiện việc khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân. Đồng thời là giảng viên giảng dạy tại một trường đại học hoặc học viện y khoa.

Ví dụ trên thể hiện vai trò của một bác sĩ trong lĩnh vực y tế bằng cách kết hợp công việc chăm sóc bệnh nhân và việc dạy học tại trường đại học. Góp phần vào việc đào tạo các chuyên gia y tế và nâng cao chất dịch vụ y tế số lượng.

Trong lĩnh vực giáo dục

  • Một số hiệu trưởng trường học không chỉ đảm nhiệm vai trò quản lý toàn bộ trường mà còn dạy học trực tiếp. Điều này giúp họ duy trì liên lạc với học sinh và thấy rõ hơn về nhu cầu giáo dục trong cơ sở.
  • Ngoài giảng dạy, một số giáo viên có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu, làm việc trong các nhóm thảo luận giáo dục, hoặc đảm nhiệm các vai trò quản lý như quản lý dự án giáo dục hoặc làm việc trong ủy ban học thuật của trường.
  • Một số giáo viên có thể đảm nhiệm vai trò tư vấn học đường bên cạnh công việc giảng dạy. Họ giúp học sinh lập kế hoạch học tập, xử lý khó khăn trong học tập và cung cấp hỗ trợ tư duy và tâm lý.
    \>>> Xem ngay: Sân sau là gì? Doanh nghiệp sân sau thực chất là gì?

3 Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Quy định nhận phụ cấp kiêm nhiệm

Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Thực chất, phụ cấp kiêm nhiệm là một khoản tiền bổ sung vào lương của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp. Nhân viên trong lực lượng vũ trang và những người làm việc trong doanh nghiệp. Đây là một loại phụ cấp được cung cấp cho những người đang thực hiện cùng một lúc vừa làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Vừa đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức.

Mặc dù họ có thể đảm nhận nhiều chức vụ cùng một lúc nhưng lương của họ chủ yếu dựa trên công việc chuyên môn và nghiệp vụ mà họ thực hiện. Vì thế, phụ cấp như một việc bù đắp cho sự đa nhiệm và hiệu quả công việc mà người đó đang đảm nhận.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là gì năm 2024
Quy định chung về phụ cấp kiêm nhiệm

Quy định phụ cấp kiêm nhiệm lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức

Đến đây bạn đã nắm bắt được kiêm nhiệm là gì? Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Vậy quy định phụ cấp kiêm nhiệm lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP kèm theo hướng dẫn chi tiết của Thông tư 04/2005/TT-BNV. Có quy định cụ thể về quy định phụ cấp kiêm nhiệm như sau:

“Các chế độ phụ cấp lương

Phụ cấp thâm niên vượt khung:

áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

  1. Mức phụ cấp như sau:

a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

  1. Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.
  1. Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, công chức được hưởng thêm 5% lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hay chức danh. kiêm nhiệm từ năm thứ tư trở lên mỗi năm được tăng thêm 1%.

\>>> Xem ngay: Tham nhũng là gì? 3 Phương pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả

4 Lời kết

Qua những thông tin được Liên Việt Education chia sẻ trong bài. Bạn đã biết kiêm nhiệm là gì? Phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Cũng như nắm bắt được quy định để có thể nhận phụ cấp kiêm nhiệm chi tiết. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?

Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 0,25 so với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Phụ cấp kiêm nhiệm bao nhiêu phần trăm?

Theo quy định trên, mức phụ cấp khi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định hiện nay là 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.

Chức danh kiêm nhiệm là gì?

Kiêm nhiệm được hiểu là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan; đơn vị thuộc hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Hiểu theo một cách dễ hiểu nhất thì kiêm nhiệm là việc một người giữ nhiều chức vụ khác nhau.

Phụ cấp trách nhiệm là gì?

“Phụ cấp trách nhiệm là khoản tiền hỗ trợ ngoài lương dành cho các nhân viên vừa thực hiện công việc chuyên môn vừa nhận trách nhiệm quản lý, dù không giữ chức vụ lãnh đạo hoặc người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng điều này chưa được tính vào lương.”