Phòng đảm bảo chất lượng là gì

Theo tiêu chuẩn ISO 17025, mục 8.1 quy định “Phòng thí nghiệm phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý có khả năng hỗ trợ và chứng tỏ việc đạt được một cách nhất quán các yêu cầu của tiêu chuẩn này và đảm bảo chất lượng các kết quả thí nghiệm”. Các định nghĩa sau đây sẽ làm rõ các công việc liên quan của đảm bảo chất lượng phòng thí nghiệm.

Các định nghĩa chung

  1. Đảm bảo chất lượng: (quality assurance – viết tắt là QA) là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý. và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động thử nghiệm đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
  2. Kiểm soát chất lượng: (quality control – viết tắt là QC) là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và. kịp thời điều chỉnh để đạt được độ tập trung, độ chính xác của các phép đo. nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
  3. Kế hoạch bảo đảm chất lượng: (quality assurance project plan – viết tắt là ) là bản kế hoạch mô. tả toàn bộ các thủ tục bảo đảm chất lượng cần thiết, các hoạt động kiểm soát chất lượng và. các hoạt động kỹ thuật khác cần được thực hiện của một chương trình quan trắc môi trường,. để bảo đảm các kết quả thu được đáp ứng các yêu cầu đề ra.
  4. Độ tập trung hoặc độ chụm: (precision) là mức độ tập trung của các giá trị đo lặp của cùng một thông số.
  5. Độ chính xác (accuracy) là thước đo độ tin cậy của phương pháp,. mô tả độ gần tới giá trị thực của đại lượng đo được.

Các định nghĩa về mẫu

Mẫu hiện trường

  1. Mẫu trắng hiện trường: (field blank sample) là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự. nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu, đo và thử nghiệm tại hiện trường. Mẫu trắng hiện trường được xử lý, bảo quản,. vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực.
  2. Mẫu lặp hiện trường: (field replicate/ duplicate sample) là hai mẫu trở lên được lấy tại cùng một vị trí,. cùng một thời gian, sử dụng cùng một thiết bị lấy mẫu, được xử lý, bảo quản,. vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như nhau. Mẫu lặp hiện trường được sử dụng để kiểm. soát độ tập trung của việc lấy mẫu, đo và thử nghiệm tại hiện trường.
  3. Mẫu trắng vận chuyển: (trip blank sample) là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn. trong quá trình vận chuyển mẫu. Mẫu trắng vận chuyển được vận chuyển cùng với mẫu thực trong cùng một điều kiện,. được bảo quản, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực.
  4. Mẻ mẫu (sample batch) là nhóm các mẫu được xử lý, phân tích theo một quy trình thực hiện,. do một người phân tích, trong cùng một lần hiệu chuẩn thiết bị và được xử lý,. phân tích liên tục, đồng thời trong một khoảng thời gian nhất định.

Mẫu trắng đảm bảo chất lượng

  1. Mẫu trắng thiết bị: (equipment blank sample) là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn của thiết bị lấy mẫu,. đánh giá sự ổn định và độ nhiễu của thiết bị. Mẫu trắng thiết bị được xử lý như mẫu thật bằng thiết bị lấy mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thực.
  2. Mẫu trắng phương pháp: (method blank sample) là mẫu vật liệu sạch, thường là nước cất hai lần, được sử dụng. để kiểm tra sự nhiễm bẩn dụng cụ và hóa chất, chất chuẩn trong quá trình phân tích mẫu. Mẫu trắng phương pháp được trải qua các bước xử lý, phân tích như mẫu thực.

Cần tư vấn ISO 17025 mời gọi 0919099777

Mẫu chuẩn

  1. Mẫu chuẩn thẩm tra: (hoặc chuẩn kiểm tra)(control standard sample) là dung dịch chuẩn của chất cần phân. tích có nồng độ nằm trong khoảng đo của thiết bị hay khoảng làm việc của đường chuẩn được sử dụng. để kiểm tra quá trình hiệu chuẩn thiết bị, theo dõi quá trình đo mẫu sau một khoảng thời gian đo mẫu nhất định.
  2. Mẫu lặp phòng thí nghiệm: (lab replicate/ duplicate sample) gồm hai hoặc nhiều hơn các phần. của cùng một mẫu được chuẩn bị, phân tích độc lập với cùng một phương pháp. Mẫu lặp phòng thí nghiệm là mẫu được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích.
  3. Mẫu thêm chuẩn: (spike sample/ matrix spike) là mẫu được bổ sung thêm một lượng chất cần phân tích đã. biết trước nồng độ trên nền mẫu thực. Mẫu thêm chuẩn được chuẩn bị và phân tích như đối với các mẫu thực để.. xem xét quá trình thực hiện của một phương pháp phân tích.
  4. Mẫu chuẩn đối chứng: (certified reference materials – viết tắt là CRMs) là
    một lượng vật liệu hay loại chất có đầy đủ các tính chất để hiệu chuẩn thiết bị, đánh giá một phép thử hoặc. để xác định giá trị đối với các vật liệu. Mỗi mẫu chuẩn đối chứng phải được kèm theo một chứng nhận về giá trị tham khảo, độ không đảm bảo đo ở một mức độ tin cậy.

Các định nghĩa về giới hạn

  1. Giới hạn phát hiện của phương pháp: (method detection limit – viết tắt là MDL) là giá trị nồng độ thấp nhất của một chất cần phân tích có độ chính xác đến 99%,. nồng độ chất cần phân tích lớn hơn 0.
  2. Giới hạn phát hiện của thiết bị: (instrument detection limit – viết tắt là IDL). là giá trị thấp nhất của một chất cần phân tích được phát hiện lớn. hơn năm lần tín hiệu nhiễu của thiết bị.
  3. LOD giới hạn phát hiện: (limit of detection) là nồng độ thấp nhất của một dư lượng thuốc trừ sâu hay. chất gây ô nhiễm có trong một thực phẩm, hàng hóa nông nghiệp hoặc thức ăn chăn nuôi mà có thể xác định và. đo lường với độ chính xác chấp nhận được theo một phương pháp phân tích của cơ quan quản lý.
  4. LOQ giới hạn định lượng: (limit of quantitive) là nồng độ nhỏ nhất chất phân tích mà có thể lượng hóa được. Nó thường được gọi là nồng độ tối thiểu chất phân tích trong mẫu kiểm nghiệm. và có thể xác định được với mức độ rõ ràng (lặp lại) và chính xác chấp nhận được theo các điều kiện đã nêu của kiểm nghiệm.
  5. MRL Giới hạn Dư lượng Tối đa: (Maximum Refferent Limit) là nồng độ tối đa một dư lượng thuốc trừ sâu được pháp. luật cho phép có trong hàng hóa thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Những MRL dựa trên dữ liệu về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và thực phẩm được sản xuất từ những hàng hóa tuân thủ. MRL tương ứng được coi là chấp nhận được về mặt độc tố.

Đọc thêm

Các sai số trong phòng thí nghiệm

admin

Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng là 2 thuật ngữ rất quen thuộc đối với tất cả những ai làm trong lĩnh vực chất lượng. Nhưng vẫn còn khá mới mẻ và dễ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Đảm bảo chất lượng là gì và kiểm soát chất lượng là gì? Đâu là kiểm soát, đâu là đảm bảo và sử dụng chúng ở công đoạn nào của quy trình sản xuất, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

- Đảm bảo có nghĩa là đưa ra một tuyên bố tích cực về kết quả của một quy trình và đảm bảo rằng sản phẩm sẽ hoạt động mà không có bất kỳ vấn đề nào như mong đợi hoặc yêu cầu.

- QA tập trung vào việc ngăn ngừa các khiếm khuyết và nó đảm bảo rằng các phương pháp, kỹ thuật và quy trình được thiết kế cho các dự án được thực hiện một cách chính xác.

- Đó là một cách tiếp cận chủ động và kiểm soát phòng ngừa.

- Kiểm soát là kiểm tra hoặc xác minh kết quả thực tế của quá trình hoặc sản phẩm bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn hoặc đặc điểm kỹ thuật đã xác định.

- QC tập trung vào việc xác định một khiếm khuyết hoặc sự không phù hợp của đặc điểm kỹ thuật so với thông số kỹ thuật đã xác định.

- Nó đảm bảo rằng các phương pháp, kỹ thuật và quy trình được thiết kế trong dự án tuân theo một cách chính xác.

- Đó là một cách tiếp cận phản ứng và kiểm soát phát hiện.

- Đây là một tập hợp các hoạt động đảm bảo đầu ra của quá trình tốt.

-Nó là một tập hợp các hoạt động đảm bảo chất lượng của sản phẩm tốt hay xấu.

-Nó tập trung vào việc ngăn ngừa các khuyết tật.

-Đó là một cách tiếp cận chủ động có nghĩa là nó hoạt động trước đầu ra cuối cùng.

-Nó tập trung vào việc xác định các khuyết tật.

-Đó là một cách tiếp cận phản ứng có nghĩa là nó hoạt động sau đầu ra cuối cùng.

-Mục tiêu của QA là phát triển một quy trình mạnh mẽ để các khiếm khuyết sẽ không phát sinh.

-Mục tiêu của QC là phát triển phương pháp kiểm tra sản phẩm để các khuyết tật không được chuyển đến tay khách hàng.

-Mọi người từ nhà cung cấp đến nhóm điều phối (tất cả các thành viên trong nhóm) đều phải chịu trách nhiệm về việc đó.

-Thông thường, một nhóm cụ thể chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm để tìm các khuyết tật trước khi chuyển cho khách hàng.

Xác minh quy trình là một ví dụ về QA.

Nó đảm bảo bạn đang làm đúng, đúng cách.

Kiểm tra/ xác nhận sản phẩm là một ví dụ về QC.

Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng đã giúp các nhà sản xuất kiểm soát chặc chẽ hơn sản phẩm, giảm lãng phí và kịp thời phát hiện rũi ro. Từ hai khái niệm này, các nguyên tắc và nguyên lý trong sản xuất đã được hình thành và áp dụng một cách phổ biến. Cùng tham gia khóa học Quản lý chất lượng tại viện để hiểu rõ hơn đảm bảo và kiểm soát chất lượng.