Phong cách lãnh đạo theo hành vi

Áp dụng cho: Sử dụng Mô hình hành vi lãnh đạo này như một phương pháp cập nhật kiến ​​thức cá nhân hoặc trong các buổi học tập và phát triển.

Nội dung:


Tài liệu cho thấy một ví dụ về mô hình đào tạo Hành vi lãnh đạo của Tannenbaum và Schmidt với lời khuyên về phương pháp sử dụng.

Người lãnh đạo hoặc người giữ vị trí lãnh đạo cần thực hiện nhiều vai trò và chức năng trong một tổ chức. Cách xử lý các vai trò và trách nhiệm khác nhau này tùy thuộc vào phong cách và những kỹ năng lãnh đạo mà người đó áp dụng. Phong cách lãnh đạo là những chiến lược, khái niệm và lý thuyết mà người lãnh đạo áp dụng để nâng cao môi trường làm việc của một tổ chức. Nó được đặc trưng bởi cách họ đưa ra quyết định của mình, hướng dẫn cấp dưới và hoàn thành công việc tốt nhất có thể ở cấp độ của họ.

1. Lãnh đạo ủy quyền

Người lãnh đạo kiểu này không trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định và đặt rất nhiều tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên của mình. Tuy vậy họ vẫn nắm rõ những gì đang diễn ra để góp ý khi cần thiết. Ưu điểm của kiểu lãnh đạo này là nó giúp nhân viên cảm thấy rất được trân trọng và tự tin vào năng lực của chính mình; nhưng nó sẽ bộc lộ khuyết điểm to lớn khi nhân viên bắt đầu thấy mình có thể lạm dụng sự tin cậy của lãnh đạo để đưa ra những quyết định vượt quá quyền hạn.

2. Lãnh đạo dẫn đường

Trong một đoàn xe chạy lúc nào cũng có một chiếc dẫn đầu, trong việc lãnh đạo cũng vậy: lãnh đạo dẫn đường chính là người đặt mục tiêu cao, và đòi hỏi đội ngũ của mình phải về đích một cách nhanh chóng, theo đúng hướng. Phong cách lãnh đạo này rất ăn rơ với một đội giàu kinh nghiệm, và có cùng khát khao giành chiến thắng. Tuy nhiên phong cách này cũng dễ khiến nhiều thành viên nhanh chóng cảm thấy quá căng thẳng và “đứt gánh giữa đường”. Phong cách này áp dụng tốt nhất khi đội ngũ của bạn vừa tiếp xúc với một dự án mới và cần được truyền lửa từ người dẫn đầu.

3. Lãnh đạo chuyên quyền

Chỉ cần nghe tên thôi thì có lẽ bạn cũng hiểu được phong cách lãnh đạo này là như thế nào rồi. Lãnh đạo chuyên quyền sẽ kiểm soát mọi thứ, ra tất cả các quyết định, và cũng sẽ chẳng để ai được lên tiếng trong lúc làm việc. Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này rất phù hợp với những tình huống cấp bách, khi mà các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng, quyết liệt; hoặc khi bạn là người tỉnh táo và có hiểu biết toàn diện nhất về vấn đề. Phong cách này không nên được áp dụng thường xuyên vì dễ khiến nhân viên cảm thấy không được lắng nghe và tôn trọng.

4. Lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo này là sự trung hoà của lãnh đạo chuyên quyền và lãnh đạo ủy quyền. Sếp lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, nhưng vẫn sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu theo phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn vừa được lòng các nhân viên, vừa có không gian để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Chỉ có điều trong những môi trường làm việc tốc độ nhanh, cần quyết định trong thời gian ngắn, thì lãnh đạo theo kiểu dân chủ có thể khiến mọi việc bị đình trệ.

5. Lãnh đạo phục vụ

Lãnh đạo mà “phục vụ” thì nghe có vẻ… sai sai, nhưng hoá ra đây lại là phong cách lãnh đạo lý tưởng cho các tổ chức phi lợi nhuận và hướng đến nhân quyền, hoặc cho các đội nhóm đang bị xuống tinh thần. Sếp có phong cách lãnh đạo này đặt vai trò từng nhân viên ngang với mình, vì họ biết đội ngũ tồn tại và làm việc được là phụ thuộc rất lớn vào vai trò mỗi cá nhân. Người lãnh đạo theo phong cách này sẽ hướng nhân viên suy nghĩ theo tư duy lãnh đạo. Một khi mỗi cá nhân tự ý thức được rằng mình đang được trao quyền, họ sẽ có động lực mạnh mẽ để thể hiện năng lực.

6. Lãnh đạo chuyển đổi

Sếp thuộc phong cách lãnh đạo này rất tâm lý, đáng tin cậy và khiêm tốn. Họ có một tầm nhìn và truyền cảm hứng cho mọi nhân viên về tầm nhìn đó, để tất cả phát triển cùng nhau. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi có rất nhiều ưu điểm, bởi lẽ bạn sẽ phát huy được tối đa năng lực làm việc của nhân viên nếu đủ sức truyền cảm hứng cho họ. Chuyện chỉ thực sự… trái ngang nếu nhân viên của bạn không đồng thuận và cảm thấy không gắn kết được với tầm nhìn bạn đưa ra.

7. Lãnh đạo giao dịch

Làm tốt được thưởng, làm dở bị phạt – đó chính là phong cách lãnh đạo giao dịch. Nếu theo kiểu lãnh đạo này, bạn sẽ phải rạch ròi trong công việc hết mức có thể, và phải đặt ra cơ chế thưởng-phạt hết sức công tâm. Mặt tốt của phong cách lãnh đạo chuyển giao là bạn sẽ đảm bảo được tính công bằng trong công việc, đội ngũ nhân viên cũng sẽ không phàn nàn bởi tất cả mọi thứ đều đã có quy chế thưởng/phạt phân minh. Nhưng hãy cẩn thận vì nhân viên của bạn cũng có thể mất đi động lực nếu họ bị phạt bởi những sai sót nhất thời, không cố ý trong lúc làm việc.

8. Lãnh đạo thuyết phục

Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi người sếp phải sở hữu tính cách thu hút được người khác. Các nhân viên trong đội ngũ sẽ cảm giác được truyền cảm hứng, động lực và thậm chí là năng lượng làm việc từ lời nói, hành động của sếp mình. Phong cách lãnh đạo này có rất nhiều ưu điểm, bởi một khi nhân viên đã thích bạn, họ sẽ đồng lòng cống hiến vì mục tiêu chung. Thế nhưng trở thành lãnh đạo có phong cách này không phải điều dễ dàng, bởi lẽ không phải ai cũng có được sự thu hút tự nhiên. Bạn phải luyện tập nhiều từ cử chỉ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc để đạt được điều đó. 8 Phong cách nói trên phản ánh sự đa dạng trong việc quản lý, dẫn dắt nhân viên của các nhà lãnh đạo. Nếu muốn làm một người sếp thành công, bạn hãy linh hoạt thay đổi phong cách lãnh đạo của mình tùy theo hoàn cảnh và nguồn lực mình đang có, để cùng đội ngũ nhân viên đạt được những thành công đột phá trong tương lai.

Mục tiêu:


Sử dụng điều này như một công cụ phát triển.

Phong cách lãnh đạo theo hành vi

Khi ở vai trò là người lãnh đạo bạn sẽ có những phong cách lãnh đạo riêng,  nhưng không nên áp dụng tác phong đó cho tất cả mọi người trong công ty,  mà cần có lựa chọn tác phong sao cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Trong bài viết này, Lê Ánh Hr sẽ gửi tới bạn đọc một số đặc điểm từng phong cách lãnh đạo mời bạn đọc cùng theo dõi

»»» Xem Thêm:

Trong quản trị nhân sự khó nhất là quản trị được con người, nếu quản trị được họ bạn thật sự là một người lãnh đạo tài giỏi. Vậy tầm trọng của tác phong lãnh đạo trong Quản trị nhân sự như thế nào mà có thể ảnh hưởng đến tập thể công ty như vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Trong lãnh đạo có các tác phong quan trọng nào?

Phong cách lãnh đạo theo hành vi
Các phong cách lãnh đạo phổ biến trong doanh nghiệp

Phong cách lãnh đạo là phương thức làm việc của một nhà nhà lãnh đạo. Nếu nhà lãnh đạo mong muốn khai thác nhiều nhất nguồn lực con người của công ty thì nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ về các phong cách lãnh đạo khác nhau và cách thức để áp dụng chúng trong thực tiễn quản lý nhân viên của mình. Hiện nay, có 3 phong cách lãnh đạo chính và được nhiều là lãnh đạo áp dụng nhất là: Phong cách Tự do, Dân chủ và Độc quyền.

Phong cách lãnh đạo tự do

Nhà quản trị nhân sự theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định mình đưa ra vì chính họ là người đưa quyết định không phải ai khác. Người lãnh đạo theo phong cách này thường dễ tính và tin tưởng vào nhân viên của mình. Vì thế nhân viên cần có khả năng phân tích tình huống tốt và xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.

Phong cách lãnh đạo này có các ưu điểm như:

  • Không tạo ra áp lực cho người lao động khi đi làm.
  • Không khí trong tổ chức, doanh nghiệp thường thân thiện
  • Giúp họ tự học, tự làm tự phát triển bản thân.
  • Phân tích vấn đề tốt và biết xác định được cách xử lý tình huống tối ưu nhất.

Tuy nhiên, cách quản lý này cũng có nhiều khuyết điểm nên phải được sử dụng một cách phù hợp:

  • Có thể gây ra sự mất ổn định của tập thể nhân viên trong công ty.
  • Người lao động không chủ động và lơ là làm việc vì không có sự giám sát từ cấp trên. Năng suất lao động thấp vì người lãnh đạo không trực tiếp kiểm soát nội bộ chặt chẽ
  • Chức năng và các quyết định quản lý hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định, sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong nội bộ nếu không có một người lãnh đạo giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Thiếu người lãnh đạo tổ chức sẽ gây ra mâu thuẫn, rối loạn trong nội bộ công ty.

Phong cách lãnh đạo Dân chủ

Phong cách lãnh đạo theo hành vi

Nhà quản lý theo phong cách dân chủ là biết phân chia quyền lực quản lý của mình. Mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có cơ hội đóng góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo Dân chủ

  • Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các nhâ viên và đối với cấp trên của mình.
  • Các thành viên cùng được trao đổi với nhau để làm việc và đóng góp sức lực mình cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho nhân viên và các cấp quản lý có cơ hội được học hỏi những ý kiến mới từ mọi người trong công ty để chung tay tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Áp dụng cách quản lý nhân sự này sẽ tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất làm việc cao.
  • Người quản lý sẽ hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó.

Nhược điểm phong cách lãnh đạo Dân chủ

  • Các quyết định phải được thông qua nhiều người nên sẽ chậm trễ trong quá trình đưa ra quyết định.
  • Các thành viên thuộc nhóm thiểu số sau mỗi lần đưa ra quyết định sẽ dễ bị nản chí, không còn tinh thần làm việc.
  • Dễ tạo ra nhiều luồng ý kiến từ nhiều phía, tranh cãi dẫn đến mâu thuẫn.

Phong cách lãnh đạo Độc quyền

Phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm. Tuy nhiên, phong cách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên la mắng hay sai bảo nhân viên, và nếu áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó.

Ưu điểm phong cách lãnh đạo độc quyền

  • Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng.
  • Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng tồn đọng.
  • Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao đúng thời hạn quy định.
  • Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.

Nhược điểm phong cách lãnh đạo độc quyền

  • Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài.
  • Nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
  • Nhà lãnh đạo độc đoán thường không quan tâm đến ý kiến của người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không được coi trọng
  • Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của các tác phong lãnh đạo này trong quản trị nhân sự

Các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong quản lí nhân sự. Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp.

Nếu một nhà lãnh đạo không thể dung hòa được các tác phong lãnh đạo này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các nhân viên trong công ty không hài lòng với tác phong lãnh đạo, họ sẽ không tin tưởng người đứng đầu, hoặc vẫn phục tùng nhưng không cảm thấy thoải mái để phát huy hết năng lực của mình. Vào nhiều trường hợp xấu hơn nhân viên trong công ty sẽ đồng loạt nghỉ việc dẫn đến khó khăn cho công ty. Công ty không thể tìm được người thay thế vị trí đó ngay dẫn đến công việc bị đình trệ.

Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin…

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về các phong cách lãnh đạo trong quản trị nhân sự và tầm quan trọng của nó. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các phong cách lãnh đạo và lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp nhất để quản lý đội ngũ nhân sự của mình ngày càng phát triển.

Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học Hành chính nhân sự tại trung tâm Lê Ánh Hr. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự sẽ mang lại cho bạn không chỉ những kiến thức hữu ích mà còn là những kinh nghiệm làm nghề quý báu.


»»» Xem Thêm: Review Khóa học Hành chính nhân sự tốt nhất Hà Nội TP Hồ Chí Minh

 Lê Ánh HR chúc bạn thành công! 


Page 2

  • Giới thiệu
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ

Phong cách lãnh đạo theo hành vi
0904848855; 0971698687