Phong cách hành chính công vụ có đặc điểm gì

Trong cuộc sống có thể thấy công vụ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật cũng như đời sống kinh tế – xã hội. Thông thường công vụ được hiểu là một loại lao động mang tính quyền lực Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vậy cụ thể hành chính công vụ là gì?

Hiện nay ở Việt Nam chưa có bất kỳ một văn bản hay Luật, nghị định có quy định giải thích thuật ngữ Hành chính công vụ là gì. Tuy nhiên có thể thấy khái niệm công vụ là một khái niệm quen thuộc.

Công vụ hiểu nghĩa rộng quy định phạm vi và quan trọng về ý nghĩa trong nền hành chính nhà nước. Nói đến công vụ là nói đến hoạt động của nhà nước, với nhiều yếu tố hợp thành như thể chế công vụ, đội ngũ công chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước…

Hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước cao nhất là chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước.

Nhà nước là một tổ chức công quyền (thực hiện quyền lực công), việc phục vụ trong cơ quan và công sở Nhà nước là công vụ Nhà nước. Công vụ là hoạt động do các cán bộ, viên chức nhà nước tiến hành nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước.

Đặc điểm của hành chính công vụ Nhà nước

Từ cách hiểu về hành chính công vụ là gì có thể thấy một số đặc điểm của hành chính công vụ Nhà nước gồm :

Thứ nhất, công vụ Nhà nước là một phần hay một mặt hoạt động có tính tổ chức Nhà nước, nhằm thực hiện chức năng nhà nước. Hoạt động này được phân biệt với các hoạt động khác trong xã hội như sản xuất vật chất, sáng tạo giá trị tinh thần và hoạt động phục vụ trong các tổ chức chính trị xã hội bởi sự gắn bó chặt chẽ của công vụ Nhà nước với quyền lực Nhà nước.

Công vụ Nhà nước, nếu nhìn từ góc độ vị trí của nó trong tổ chức Nhà nước, được bắt đầu từ lúc xác lập các chức vụ Nhà nước. Hoạt động công vụ Nhà nước là một dạng lao động xã hội, nhằm quản lý các hoạt động công vụ liên quan đến nhiều mặt hoạt động xã hội, và nó đòi hỏi nhiều lĩnh vực khoa học và nghề nghiệp, nhưng nghề nghiệp cơ bản nhất của viên chức Nhà nước là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng lập pháp, xét xử, kiểm sát của Nhà nước.

Thứ hai, hoạt động công vụ Nhà nước trước hết là hoạt động quyền lực, tác động đến ý chí của con người, dẫn đến những hành vi có ý thức hoặc đáp ứng những nhu cầu chung của mọi người trong xã hội. Hoạt động công vụ do các viên chức nhà nước mang quyền lực nhà nước đảm nhiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước. Quyền lực Nhà nước được những người có chức vụ Nhà nước thực hiện, vì rằng mỗi chức vụ là một phần thẩm quyền của cơ quan đó.

Thứ ba, chức vụ là bộ phận cơ cấu cơ sở của công vụ cơ quan Nhà nước, bao gồm hàng loạt vấn đề: xác định các chức vụ, các quy tắc, và phương thức tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi chức, tuyên chuyển…

Các nguyên tắc của công vụ Nhà nước

Các nguyên tắc của công vụ Nhà nước được xác định bởi nội dung hoạt động công vụ, nghĩa là được xác định bởi tính chất của Nhà nước. Nguyên tắc công vụ là những quan điểm, những tư tưởng, những quy định chung nhất nhằm thực hiện một cách có hiệu quả việc quản lý nhà nước.

Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm và nội dung của công vụ Nhà nước nên cũng có sự khác nhau về cách phân loại các nguyên tắc của công vụ Nhà nước.

– Công vụ Nhà nước chỉ tập trung vào hoạt động của viên chức Nhà nước thì các nguyên tắc của công vụ Nhà nước gồm có :

Viên chức nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động

Viên chức Nhà nước phải báo cáo và chịu giám sát của nhân dân và cơ quan quyền lực Nhà nước.

Viên chức Nhà nước không có bất kỳ một hạn chế nào về mặt đảm nhiệm chức vụ ngoài những hạn chế nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt các chức vụ đó

Viên chức Nhà nước không có đặc quyền đặc lợi nào

– Từ cách tiếp cận công vụ trên bình diện rộng, không chỉ bao gồm viên chức mà cả cơ quan Nhà nước và thể chế hành chính công vụ, các nguyên tắc được phân loại như sau:

Công vụ Nhà nước thể hiện ý chí và đáp ứng lợi ích của nhân dân và của Nhà nước. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ công vụ là phương tiện thực hiện nhiệm vụ và chức năng Nhà nước, viên chức Nhà nước phải chịu sự kiểm tra của nhân dân và của cơ quan quyền lực Nhà nước, viên chức thực thi chức vụ nhằm mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước.

Công vụ Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện qua việc các cơ Nhà nước ở Trung ương xác định danh mục cách chức vụ trong cơ quan và công sở Nhà nước, định ra các phương thức tuyển chọn và công sở Nhà nước, định ra các phương tuyển chọn, thăng chức, giáng chức và thuyên chuyển viên chức, qui định các ngạch bậc công chức và chế độ đãi ngộ chung.

Công vụ Nhà nước được hình thành và phát triển theo kế hoạch Nhà nước. Trong phạm vi toàn xã hội phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức Nhà nước. Trong các tổ chức phải xác định được danh mục các chức vụ, các ngạch bậc của mỗi công vụ, số lượng biên chế cần thiết..

Tổ chức hoạt động công vụ Nhà nước trên cơ sở pháp luật và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Hành chính công vụ là gì?. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

I. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính

1. Văn bản hành chính (SGK)

- Văn bản 1 là nghị định của Chính phủ, gần với nghị định là các văn bản khác của các cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức chính trị, xã hội…) như: Thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết…

- Văn bản 2 là giấy chứng nhận của hiệu trưởng trường trung học phổ thông. Gần với giấy chứng nhận là các loại văn bản như: Văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh…

- Văn bản 3 là đơn của một học sinh gửi một cơ sở đào tạo nghề. Gần với đơn là các loại văn bản khác như: Bản khai, báo cáo, biên bản…

- Điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn bản.

+ Giống nhau: Các văn bản đều có tính pháp lí, là cơ sở để giải quyết những vấn đề mang tính hành chính, công vụ.

+ Mỗi loại văn bản thuộc phạm vi, quyền hạn khác nhau, đối tượng thực hiện khác nhau.

2. Ngôn ngữ hành chính

- Các loại văn bản hành chính có một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ như sau:

+ Về trình bày, kết cấu: Các văn bản đều được trình bày thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định:

+ Về từ ngữ: Có lớp từ ngữ được sử dụng với tần số cao (căn cứ… được sự ủy nhiệm của…,tại công văn số… nay quyết định, chịu trách nhiệm thi hành quyết định, có hiệu lực từ ngày… xin cam đoan…).

+ Về câu văn: Có những văn bản tuy dài nhưng nhưng chỉ là kết cấu của một câu (Chính Phủ căn cứ… Quyết định: điều 1, 2, 3…). Mỗi ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

Ví dụ:

Tôi tên là:

Sinh ngày:

Nơi sinh:

- Ngôn ngữ hành chính được dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội hoặc giữa cơ quan với người dân và giữa những người dân với nhau trên cơ sở pháp lí.

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính

1. Tính khuôn mẫu

- Tính khuôn mẫu thể hiện ở ba phần thống nhất.

a). Phần đầu

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

+ Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.

+ Tên văn bản, mục tiêu văn bản.

b). Phần chính là nội dung văn bản.

c). Phần cuối

+ Chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quan.

+ Nơi nhận.

+ Kết cấu 3 phần có thể thay đổi tùy thuộc vào những loại văn bản khác nhau, nhưng đều mang tính khuôn mẫu thống nhất.

2. Tính minh xác

- Văn bản hành chính đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý.

- Ngôn ngữ chính là "chứng tích pháp lí" nên không thể tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa. Tính chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí…

3. Tính công vụ

- Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.

- Các từ ngữ biểu cảm được dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu (kính chuyển, kính mong, kính mời…).

- Trong đơn từ của cá nhân, chú ý đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.

- Trong các văn bản của cơ quan hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế… từ ngữ là lớp từ ngữ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ.


Page 2

Phong cách hành chính công vụ có đặc điểm gì

SureLRN

Phong cách hành chính công vụ có đặc điểm gì