Phát biểu cảm nghĩ nhân vật đôn ki-hô-tê

Phát biểu cảm nghĩ nhân vật đôn ki-hô-tê

BÀI LÀM

Chưa có nhân vật nào gây nhiều ấn tượng sâu sắc và lí thú như nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, một người đáng thương nhưng cũng rất đáng chê với những hành động nực cười của mình.

Ki-ha-da, một nhà quí tộc bình thường, thú vui của chàng là đi săn và câu cá. Vậy mà khi chàng đọc những quyển truyện kiếm hiệp chàng đã say mê đọc suốt ngày bỏ cả những thú vui của mình và bán hết ruộng vườn, tài sản mình có để mua truyện kiếm hiệp, nhưng tệ hơn nữa là chàng nghĩ tất cả những điều trong truyện đều có thật và muốn phiêu lưu một chuyến trong thiên hạ. Chàng đã biến cái tên thật của mình thành cái tên 'Đô-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ở xứ Man-tra’,biến con ngựa gầy còm của mình thành con tuấn mã và bỏ biết bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc chu du này.

Chàng ra đi với người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Buồn cười nhất là cuộc đánh nhau giữa chàng và cối xay gió. Chàng đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa. Kết quả ra sao chắc các bạn cũng biết đó. Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ. Với những hành động điên rồ, không phải chàng là người đáng ghét, mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đã kiên nhẫn qua bao cuộc ra đi thất bại nhưng chàng không nản chí, vẫn ra đi để tiếp tục cuộc chu du. Bên cạnh chàng là một giám mã có đầu óc thật thực tế. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Để giữ mình đúng là một quí tộc, chàng đã nhịn ăn, rồi không kêu đau khi bị thương. Như vậy chàng cũng là một người đáng thương. Nhưng em nghĩ rằng bất cứ người nào dù có mục đích tốt đẹp đi chăng nữa nhưng với đầu óc điên rồ thì cũng chẳng làm được gì cả.

Qua tác phẩm, em đã rút ra một bài học từ nhân vật đã gây nhiều tranh cãi này. Không nên đọc những cuốn truyện nhảm nhí và đừng quá say mê đến nỗi lại tưởng tượng chuyện đó là có thật. Đôn-ki-hô-tê đã phí tuổi thanh xuân của mình cho những hành động nực cười. Nhưng may thay đến lúc chết chàng đã nhận thấy hậu quả của việc làm này. Đôn-ki-hô-tê đã phải trả giá. Em viết về nhân vật khá lý thú. Thái độ của em với nhân vật rạch ròi nhưng mới thấy phần đáng ghét mà chưa thấy rõ phần đáng thương, thậm chí đáng yêu của nhân vật này.

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Đôn Ki-hô-tê

Bài làm

"Đôn Ki-hô-tê” của Xéc-van-tét (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao “chiến tích” của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của "hiệp sĩ” Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa vể làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm giám mã Xan-trô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì "vận may” đã tới. Quân địch là "mấy phục tên khổng lồ hung tợn”, mỗi tên có cánh tay dài gần hai dặm ! Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch bọn xấu xa này khỏi trái đất và để "phụng sự Chúa!”. Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của lão Đôn Ki-hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: “Nếu anh sợ thì hãy mau mau lánh xa mà cầu kinh...”. Với sát khí đằng đàng, lão già hiệp sĩ thét lớn: "Lũ súc sinh kia không dược chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã dến đọ sức với bọn ngươi đây!”. Lão vung giáo, cảnh cáo: "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Bi-a-rê-ô Xít xưa, dù có đến 100 cánh tay, "các ngươi cũng sè phải đền tội!”. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!

Mê muội và ngông cuồng, lão "lấy khiên che thân, tay cầm ngọn giáo” thúc con chiến mã Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão đâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ “gãy tan tành”. Đây là hình ảnh trên chiến địa: "Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất!”. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng "nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng!".

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec van-téc đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để chân biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh để cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời... mang tính nhân văn.

Đôn-ki-hô-tê trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” trích từ “Đôn-ki-hô-tê, nhàhiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha” của Xéc-van-téc là một nhân vật đã để lại cho em nhiều ấntượng sâu sắc. Đôn-ki-hô-tê đã ngoài 50 tuổi. Lão xuất thân là một một quý tộc nghèo, vì quásay mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thanh hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đãhan gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, lão phong cho co ngựa còm của lão là chiến mã Rôxi-nan-tê còn bản thân lão là nhà hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Mancha. Lão nhớ đến một phụ nữnông dân lão thầm yêu xưa kia và ban cho chị ta cái tên là công nương Đyun-xi-nê-a. Lão gầygò, cao lênh khênh trên lưng con ngựa còm ra đi làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứungười lương thiện. Một lần, lão gặp cối xay gió, do đầu óc mê muội, hoang tưởng nên lãotưởng đó là 3 chục tên khổng lồ ghê gớm, cánh tay dài ngoằng, dài tới 2 dặm. Khi đó, lão đãra 1 quyết định điên rồ - đánh nhau với cối xay gió, vì tưởng đó là những tên khổng lồ gianác. Mặc dù đây là một cuộc chiến không cân sức vì một mình lão chiến đấu với nhiều tênkhổng lồ nhưng Đôn-ki-hô-tê không hề run sợ, rất dũng mãnh và oai phong. Lão thét lớn:“Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn miđây”. Nói xong, lão nhiệt thành tâm niệm cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúpcho trong lúc nguy nan; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xinan-tê phi thẳng tới chiếc cối ray gió gần nhất ở trước mặt, và đâm mũi giáo vào cánh quạt.Kết quả cho hành động điên rồ đó là gió làm cánh quạt quay tít khiến giáo gãy tan tành, kéotheo là người và ngựa văng ra xa, khiến cho lão nằm bất động, không cự quậy được. Đó thậtlà một thất bại thảm hại nhưng lão vẫn điên rồ và mù quáng biện minh rằng: Chuyện chinhchiến biến hóa khôn lường. Đôn-ki-hô-tê là một người rất kiên cường trong sự hoang đườngvà điên rồ: lão không kêu đau vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không đượcrên rỉ, dù xổ cả ruột gan ra ngoài. Lão suốt đêm không ngủ để bắt chước các hiệp sĩ giang hồthức trắng đêm để nghĩ đến tình nương. Lão không cần ăn, chỉ cần nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nêa của lão là lão đã no rồi. Lão yêu một cách thủy chung, say đắm; tình yêu của lão điên rồ, mùquáng và hoang tưởng. Nói tóm lại, Đôn-ki-hô-tê là một nhân vật vừa đáng để ta khâm phục,vừa đáng chê cười. Tuy lão bị hoang tưởng, mê muội đến điên rồ nhưng lão có lí tưởng sốngcao đẹp, hành động dũng cảm, thái độ kiên cường đáng để cho mỗi chúng ta khâm phục vànoi theo.

Chưa có nhân vật nào gây nhiều ấn tượng sâu sắc và lí thú như nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, một người đáng thương nhưng cũng rất đáng chê với những hành động nực cười của mình.

Ki-ha-da, một nhà quí tộc bình thường, thú vui của chàng là đi săn và câu cá. Vậy mà khi chàng đọc những quyển truyện kiếm hiệp chàng đã say mê đọc suốt ngày bỏ cả những thú vui của mình và bán hết ruộng vườn, tài sản mình có để mua truyện kiếm hiệp, nhưng tệ hơn nữa là chàng nghĩ tất cả những điều trong truyện đều có thật và muốn phiêu lưu một chuyến trong thiên hạ. Chàng đã biến cái tên thật của mình thành cái tên 'Đô-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ở xứ Man-tra’,biến con ngựa gầy còm của mình thành con tuấn mã và bỏ biết bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc chu du này.

Chàng ra đi với người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Buồn cười nhất là cuộc đánh nhau giữa chàng và cối xay gió. Chàng đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa. Kết quả ra sao chắc các bạn cũng biết đó. Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ. Với những hành động điên rồ, không phải chàng là người đáng ghét, mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đã kiên nhẫn qua bao cuộc ra đi thất bại nhưng chàng không nản chí, vẫn ra đi để tiếp tục cuộc chu du. Bên cạnh chàng là một giám mã có đầu óc thật thực tế. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Để giữ mình đúng là một quí tộc, chàng đã nhịn ăn, rồi không kêu đau khi bị thương. Như vậy chàng cũng là một người đáng thương. Nhưng em nghĩ rằng bất cứ người nào dù có mục đích tốt đẹp đi chăng nữa nhưng với đầu óc điên rồ thì cũng chẳng làm được gì cả.

Qua tác phẩm, em đã rút ra một bài học từ nhân vật đã gây nhiều tranh cãi này. Không nên đọc những cuốn truyện nhảm nhí và đừng quá say mê đến nỗi lại tưởng tượng chuyện đó là có thật. Đôn-ki-hô-tê đã phí tuổi thanh xuân của mình cho những hành động nực cười. Nhưng may thay đến lúc chết chàng đã nhận thấy hậu quả của việc làm này. Đôn-ki-hô-tê đã phải trả giá. Em viết về nhân vật khá lý thú. Thái độ của em với nhân vật rạch ròi nhưng mới thấy phần đáng ghét mà chưa thấy rõ phần đáng thương, thậm chí đáng yêu của nhân vật này.

Xem thêm:  Phân tích bài ngắm trăng của Hồ Chí Minh ngữ văn 8

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Đôn Ki-hô-tê qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét – Bài làm 2

"Đôn Ki-hô-tê" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xéc-van-téc và của nền văn học Tây Ban Nha. Đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là đoạn trích tiêu biểu góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật chính: nhân vật Đôn Ki-hô-tê, một con người có lí tưởng tốt đẹp nhưng vì mê muội bởi những tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp lỗi thời nên hành động mê muội, đáng cười.

Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ, và quyết giao chiến. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê càng hăng máu xông vào. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Kết cục, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".

Đoạn trích này làm hiện lên rất rõ tính cách của Đô Ki-hô-tê. Sự mê muội do đọc quá nhiều sách kiếm hiệp đã khiến người hiệp sĩ tưởng những chiếc cối xay gió là bọn khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là phép thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn. Vì thế mà, không một chút ngần ngại, lão hiệp sĩ đã lao vào để tiêu trừ cái lũ gian ác ấy. Ước mơ và khát vọng của người hiệp sĩ không phải là không tốt đẹp và dũng cảm nếu đối thủ là quân gian ác thực sự, nhưng nó lại là hành động thật nực cười bởi đối thủ của anh ta lại là… những chiếc cối xay gió. Tính cách của Đôn Ki-hô-tê còn được thể hiện rõ ờ đoạn tiếp theo: lão bị trọng thương những không hề rên rỉ (lão cần phải chứng tỏ mình là một hiệp sĩ giang hồ); lão cũng không quan tâm đến chuyện ăn, chuyện ngủ bởi lão còn đang mơ đến… "tình nương”.

Tuy có nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng vì ngấm quá nhiều truyện kiếp hiệp nên Đôn Ki-hô-tê trở thành một nhân vật nực cười, vừa đáng trách lại vừa đáng thương

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Đôn Ki-hô-tê qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét – Bài làm 3

Vào thế kỉ thứ 16, ở Tây Ban Nha lưu truyền những truyện hoang đường, phi lí về các hiệp sĩ. Đôn-ki-hô-tê phỏng theo câu chuyện của một nhà quý tộc nghèo tên là Quesada, say mê những truyện này đến độ cuồng si, có bao nhiêu tiền đều bỏ ra mua truyện hết.

Đầu óc chàng ta lúc nào cũng đầy ắp những ý tưởng về sự mê hoặc, gây gổ, choảng nhau, thách đâu, thương vong, oán trách, tình tứ, dằn vặt, mơ ước thành những người khổng lồ, có những người khổng lồ, có những lâu đài tráng lệ và những cuộc giải cứu hào hùng cho các thiếu nữ xinh đẹp bị bắt cóc. Tất cả những hành động can trường ấy tuy chỉ có trong tưởng tượng, nhưng đối với chàng ta hoàn toàn là sự thật. Dưới con mắt của chàng, mỗi chủ quán rượu là một vị đại thần, mỗi người cưỡi ngựa là một hiệp sĩ!

Đây là cơ sở ban đầu để hình thành truyện Đôn-ki-hô-tê và đoạn ‘Đánh nhau với cối xay gió’ là điển hình cho tính ngông cuồng của Đôn-ki-hô-tê.

Qua những diễn biến của đoạn trích ‘Đánh nhau với cối xay gió’, có thể chia làm ba phần:

  • Đôn-ki-hô-tê tưởng cối xay gió là những tên khổng lồ… lao vào việc giao tranh gay go quyết liệt với cối xay gió.
  • Nhà ‘hiệp sĩ’ bị cối xay gió quật ngã như trời giáng.
  • Sau khi đánh nhau với cối xay gió, hai thầy trò đàm luận… Đôn-ki-hô- tê nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.

Sự tương phản giữa hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tạo nên một bức tranh hài hước, nhưng lại bổ sung cho nhau về tính cách và quan niệm sống.

Trước hết là sự tương phản về hình thức: Một người dòng dõi quý tộc, cao, gầy, cưỡi con ngựa còm nhom, mặc chiếc áo giáp cũ kĩ, tay lăm lăm ngọn giáo. Còn một người gốc là nông dân, béo lùn, cưỡi con lừa, đeo trên mình những thức ăn uống. về tính cách thì sự tương phản khiến sự khác biệt càng rõ: Một người thì sống bằng tưởng tượng, tưởng cối xay gió là tên khổng lồ, bị cối xay gió quật cho một trận nên thân, nhưng không rên la, vì đời hiệp sĩ dù có bị ‘sổ ruột ra ngoài’ cũng không hề chi! Ông ta không ham ăn uống và thức suốt đêm để nghĩ đến người tình!

Còn một người thì sống rất thực tế, nhìn cối xay gió là cối xay gió, bị một cái gai đâm có thể kêu đau ngay. Anh ta luôn nghĩ đến ăn uống, rất thoải mái khi ngồi ăn trên mình con lừa và ngủ một mạch từ tối đến sáng không nghĩ gì cả, có chăng là hơi buồn vì bầu nượu bị vơi đi. về quan niệm sống và hành động: Một người thì sống có lí tưởng, hoài bão lớn, cứu khổ phò nguy, trừ ác, hiên ngang, gan dạ, chấp nhận gian nguy, hành động theo đúng bài bản, sách vở của người hiệp sĩ, nhưng điên rồ, hoang tưởng. Còn một người thì tỉnh táo, tự nhiên thoải mái, suy nghĩ sáng suốt, thiết thực nhưng lại nhát sợ, tránh nguy hiểm, đau đớn, thiển cận và vụ lợi.

Nói rằng sự tương phản bề ngoài có vẻ đối lập với nhau, nhưng lại bổ sung cho nhau, vì tách riêng ra mỗi tính cách đều phiến diện, lệch lạc hoặc cực đoan thoái quá, không thể tồn tại trước những thử thách lớn.

Nếu đi với nhau, hai tính cách sẽ bổ sung cho nhau, hạn chế được nhược * điểm, phát huy được tru điểm, trở thành sự toàn vẹn của con người trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy mà hai người sống với nhau rất hoà thuận, khắng khít, luôn bên nhau suốt những chặng đường gian khổ.

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Đôn Ki-hô-tê qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét – Bài làm 4

"Đôn Ki-hô-tê" của Xéc-van-tét (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi nê-a là dẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì "vận may" đã tới. Quân địch là chục tên khổng lồ hung tợn, mỗi tên có cánh tay dài gần hai dặm! (432mx2). Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi Trái Đất và để "phụng sự chúa". Mặc dù dã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của lão Đôn Ki-hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão quát giám mã: anh sợ thì hãy mau mau lánh xa mà cầu kinh… Với sát khí đằng đằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: Lũ súc sinh kia không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây! ”.Lão vung giáo, cảnh cáo: "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô "xa xưa, dù có đến 100 cánh tay, " các ngươi cũng sẽ phải đền tội".

Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này! Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con chiến mã Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão đâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ “gãy tan tành”. Đây là hình ảnh trên chiến địa: "Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra". Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng "nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng!"

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xéc van-tét đã sử dụng thủ pháp dối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hĩnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.