Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

- Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. 

=> Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

Những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ được hỗ trợ để đến trường như bạn bè cùng trang lứa.

b. Quyền sáng tạo của công dân

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

- Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữ u công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ.

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

Sinh viên Đại học Tài nguyên và Môi Trường giới thiệu bếp năng lượng mặt trời từ thùng carton.

c. Quyền được phát triển của công dân

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

- Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung:

+  Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. 

+  Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

@32061@@32062@@32065@@32058@

- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển tòan diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

- Trên cơ sở quyền học tập, sáng tạo và phát triển, những người học giỏi, tài năng có thể phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành những nhân tài cho quê hương, đất nước.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Trách nhiệm của nhà nước

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Các quyền này của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác của nhà nước 

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

Thành tựu của nước ta trong công cuộc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục.

b. Trách nhiệm của công dân

Pháp luật quy định như thế nào về quyền sáng tạo của công dân

Cả 4/4 thí sinh dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2020 của Đội tuyển quốc gia Việt Nam đều đoạt Huy chương Vàng. Kết quả chung của toàn Đội tuyển Việt Nam xếp thứ hai, sau Hoa Kỳ.­

-  Có ý thức học tập tốt để trở thành người có ích trong cuộc sống.

- Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.

- Cần có ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 – Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 12

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 12

Trả lời:

– Tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp (trường công, trường tư…)

– Chính sách của Nhà nước ta hiện nay là phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp THPT.

– Ngoài ra các đối tượng khác cũng được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để được học tập nâng cao trình độ, được bồi dưỡng kiến thức.

– Chúng ta được tự do lựa chọn ngành nghề học, công việc và nơi công tác phù hợp.

Trả lời:

– Không phải trong chế độ xã hội nào công dân cũng có quyền được học tập.

– Ví dụ, ở nước ta trong xã hội phong kiến phụ nữ không được đi học.

– Ngày nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang từng bước phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.

– Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước, thể hiện chủ trương, quan điểm của đảng tất cả vì con người, ưu tiên và đầu tư cho giáo dục.

Trả lời:

– Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người để mỗi công dân có thêm cơ hội học tập phù hợp với khả năng của bản thân.

Trả lời:

   – Quyền sáng tạo:

      + Các em Giang Thanh Tú Uyên và Nguyễn Thị Thu Tuyết (Trường THPT Bùi Thị Xuân, tỉnh Lâm Đồng) với ý tưởng sản phẩm kính thông minh hỗ trợ di chuyển cho người khiếm thị, kết hợp định vị GPS với Smartphone. Các em đã đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo trẻ cho học sinh THPT toàn quốc.

    – Quyền phát triển:

      + Trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập, được hỗ trợ đi học.

      + Những học sinh đạt giải cấp Quốc gia, quốc tế được tuyển thẳng vào đại học.

      + Những học sinh nghèo vượt khó học giỏi được hỗ trợ bằng học bổng để có thể tiếp tục quá trình học tập của mình.

Trả lời:

– Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Ví dụ như Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Nhà nước thực hiện công bằng và xã hội hóa trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

– Nhà nước khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt khoa học ứng dụng.

– Nhà nước đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển…

Trả lời:

– Học sinh Trung học phổ thông được quyền viết bài để đăng báo.

– Đây là thể hiện quyền sáng tạo của công dân.

Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

   a. Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.

   b. Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

   c. Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.

   d. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

Trả lời:

Đáp án: b và d

Trả lời:

– Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là “cậu bé Google” nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác; lập kỉ lục chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 17.

– Trần Thị Diệu Liên học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm. Nhờ sự nỗ lực và tài năng, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard.

– Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) là cô gái người Dao đầy nghị lực đã giành học bổng thạc sĩ SUFONAMA 47.000 euro.

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tập của công dân

* Khái niệm: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên , học suốt đời.

Nội dung quyền học tập của công dân

  • Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế
  • Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào
  • Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
  • Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

b. Quyền sáng tạo của công dân

* Khái niệm: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Quyền sáng tạo gồm hai loại

  • Quyền nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu vũ trụ

c. Quyền được phát triển của công dân

* Khái niệm : Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong moi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất ; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện

  • Đời sống vật chất: Có mức sống đấy đủ để phát triền về thể chất, được chăm sóc sức khoẻ…
  • Đời sống tinh thần: Đựơc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí..

­ - Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng

  • Người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, ưu tiên tuyển chọn vào các trường ĐH
  • Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến cho Tổ quốc

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

  • Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của  chế độ xã hội ta.
  • Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những  công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự  nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3. Trách nhiệm của NN và công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

  • Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân
  • Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
  • Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
  • Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

b. Trách nhiệm của công dân

  • Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội.
  • Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.
  • Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.