Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Đề tài: Phần tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của một công ty. I. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 năm 2010 Quý 3 năm 2010 Chỉ tiêu Năm trước Năm nay 756.797.796.3 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 575.837.551.835 12 444.802.0 2. Các khoản giảm trừ 357.275.947 88 756.352.994.2 3. Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ 575.480.275.888 24 595.080.101.3 4. Giá vốn hàng bán 485.403.097.233 48 161.272.892.8 5. Lợi nhuận hoạt động SXKD 90.077.178.655 76 24.336.385.3 6. Doanh thu hoạt động tài chính 32.135.692.748 31 3.608.861.1 7. Chi phí tài chính 14.387.030.593 97 134.415.247.4 8.Chi phí bán hàng 48.965.764.136 29 24.586.207.7 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.887.236.815 44 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 22.998.961.8 doanh 41.972.839.859 37 2.648.991.7 11. Thu nhập khác 332.762.325.492 39 2.877.658.5 12. Chi phí khác 81.893.482.946 87 - 13. Lợi nhuận khác 250.868.842.546 228.666.848 22.770.294.9 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 292.841.682.405 89 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 242.440.085 - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 45.345.253.038 - 22.770.294.9 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 247.253.989.282 89 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu.
  2. II. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô. 1. Phân tích doanh thu của doanh nghiệp Chỉ tiêu chênh lệch tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 180.960.244.477 31,43 2. Các khoản giảm trừ 87.526.141 24,50 3. Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ 180.872.718.336 31,43 Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 năm 2010 của công ty cổ phần Kinh Đô ta thấy doanh thu quý 3 năm 2010 tăng so với quý 3 năm 2009. Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 180.960.244.477đ tương ứng với mức tăng 31,43% . Điều đó cho thấy toàn thể công ty đã có những phấn đấu và cố gắng to lớn trong việc phát triển công ty, góp phần làm nâng cao thương hiệu công ty. Có thể nói để đạt được những điều đó những cán bộ trong công ty đã có những cố gắng đáng kể trong việc tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh chính. Một phần cũng nhờ đây là một trong những mùa có thể làm doanh thu của công ty tăng đáng kế, quý 3 được biết đến là mùa bánh trung thu, trên thị trường hiện nay Kinh Đô là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo, bánh trung thu có uy tín chất lượng cao nhất cả nước, chiếm 84% thị phần cả nước, quý 3 năm 2010 doanh thu từ bánh trung thu tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng và giá bán tăng. Trong quý 3 thì doanh thu của công ty phụ thuộc chủ yếu vào sản phẩm bánh Trung Thu, chiếm 50% tổng doanh thu của công ty. Doanh thu thuần quý 3 năm 2010 đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng 31,43% so với quý 3 năm 2009. Trong đó các khoản giảm trừ có tăng so với năm trước nhưng tăng không đáng kể, với mức tăng hơn 80 triệu tương ứng với 24,50% so với cùng kì năm trước. Năm 2010 là một năm đột phá của Kinh đô với việc xây dựng và nâng cấp dây chuyền sản xuất bánh kẹo đạt tiêu chuẩn cao. Các dây chuyền sản xuất của công ty có thể sản xuất 2000 tấn bánh Trung thu chỉ trong vòng 2 tháng, trong khi đó, Bibica công ty sản xuất bánh Trung thu thứ 2 cũng chỉ có thể sản xuất được 300 tấn bánh. Cải tiến công nghệ cũng là bước ngoặc to lớn trong các ngành sản xuất bánh kẹo, đặc biệt trong quý 3 năm 2010 công ty đã cho ra đời sản phẩm bánh Trung thu đặc biệt dành cho người dùng ít đường, ít béo, người lớn tuổi, và các dòng sản phẩm để biếu tặng. Tiếp tục phát triển sản phẩm theo định hướng giảm ngọt, giảm béo với tỷ lệ cao, tăng cường nguyên liệu tự nhiên. Ngoài ra, công ty còn tập trung phát triển dòng sản phẩm chất lượng cao mang phong cách Châu Âu, tươi, ăn ngon, đáp ứng các nhu cầu ăn sáng, ăn dặm, thưởng thức, với quy mô công nghiệp. Nghiên cứu phát triển đa dạng các dòng bánh mì tươi có nhân mặn mới bằng công nghệ và kỹ thuật mới, chất lượng tươi thực sự, đủ các nhóm yếu tố dinh dưỡng (đạm, đường, béo, xơ, vitamin, khoáng chất…) và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển các dòng bánh mì sandwich cho nhu
  3. cầu ăn sáng, ăn dặm. Nghiên cứu phát triển dòng Biscuit kẹp kem chất lượng cao. Tiếp tục phát triển một dòng sản phẩm dinh dưỡng mới tương tự AFC. Với chất lượng và thương hiệu của các dòng sản phẩm Kinh đô nên giá thành các sản phẩm cũng cao hơn sao với các đối thủ cạnh tranh trong nước, tuy nhiên giá thành cũng không biến động nhiều, tùy từng sản phẩm mà có các mức giá khác nhau. So với quý 3 năm 2009 thì quý 3 năm 2010 giá các sản phẩm như: AFC tăng 3000đ, bánh trung thu tăng từ 50000đ – 250000đ, .... nguyên nhân chính là do chi phí đầu vào tăng cao. 2. Phân tích chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu chênh lệch tỷ lệ (%) 7. Chi phí tài chính - 10.778.169.396 - 75 8.Chi phí bán hàng 85.449.483.293 175 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.698.970.929 46 Tổng chi phí 82.370.284.826 103 Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí của doanh nghiệp cũng tăng khá cao với mức tăng 82.370.284.826 đ, tương ứng với 103%, mức tăng này là rất cao, điều này đã ảnh hướng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Cụ thể: - Chi phí tài chính: So với quý 3 năm 2009 thì quý 3 năm 2010 chi phí tài chính được công ty cắt giảm rất nhiều tương đương giảm hơn 10 tỷ đồng với tỷ lệ giảm đến 75%. Tuy vậy chi phí tài chính chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Quý 3 năm 2010, chi phí tài chính chiếm 2,2% trong tổng chi phí của công ty, trong khí đó cùng kỳ năm trước tỷ lệ này là 17,99%. Chi phí bán hàng: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí - của doanh nghiệp năm 2010 với 82,66%. So với quý 3 năm 2009 chi phí bán hàng tăng rất nhiều với mức tăng gần 86 tỷ đồng. Nếu như quý 3 năm 2009 chi phí bán hàng là 48 tỷ đồng thì sang năm 2010 chi phí bán hàng đã xấp xỉ 135 tỷ đồng, sự tăng với tốc độ rất nhanh này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà cơ bản là do năm 2010 công ty đã chú trọng mở rộng thị trường kinh doanh, mở nhiều chi nhánh rộng khắp cả nước. Năm 2010 đánh dấu một năm bản lề với việc tái cơ cấu, tổ chức nhằm xây dựng hệ thống phân phối mạnh, hiệu quả cao, chuyên nghiệp nhằm thực hiện các chiến lược tăng trưởng mạnh, vươn đến tầm cao mới. Đến thời điểm này, hệ thống phân phối Kinh Đô đã mang đến niềm tin lớn bằng việc tạo được bước chuyển mình rõ rệt với hơn 200 nhà phân phối mạnh, chuỗi 30 cửa hàng Kinh Đô Bakery, gần 120.000 điểm bán, 30.000 điểm bán kem và sản
  4. phẩm từ sữa,... trên toàn lãnh thổ Việt Nam với sự phục vụ của hơn 1.300 nhân viên tính đến cuối năm 2010. Kinh Đô được đánh giá là một trong những công ty có hệ thống phân phối mạnh nhất tại thị trường Việt Nam. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phần chi phí này cũng tăng so - với cùng kì năm trước, với mức tăng 7.698.970.929đ tương ứng với 46%. Chi phí này biến động tương đối chậm và thấp, cho thấy tình hình quản lý của công ty khá ổn định. Ở quý 3 năm 2009, chi phí quản lý chiếm 21,04% tổng chi phí của công ty, trong khi đó quý 3 năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng hớn 7,5 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 15,12% tổng chi phí của doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự chi phối rất lớn từ chi phí bán hàng trong năm 2010. 3. Phân tích giá vốn hàng bán. Quý 3 năm 2010 giá vốn hàng bán của các sản phẩm thuộc công ty cũng tăng nhưng mức tăng còn ít, do công ty có các chính sách làm tiết kiệm ở khâu sản xuất và năm 2010 cũng là năm nước ta thực hiện các chủ trương để hạn chế lạm phát, thực hiện chủ trương người Việt nam dùng hàng Việt nam, chương trình bình ổn giá của Nhà nước làm cho giá vốn tăng quý 3 năm 2009 là 485.403.097.233đ và sang quý 3 năm 2010 tăng lên 595.080.101.348đ, tăng gần 110 tỷ đồng tương ứng 22,6% so với quý 3 năm 2009. Mức tăng như vậy là do giá cả đầu vào tăng cao, và việc điều chỉnh lức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên vào thời điểm sau Tết nguyên đán. III. Kết luận. Nhìn chung, có rất nhiều sự biến động trong công ty làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty như: giá thành đơn vị, sản lượng, giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí quản lý, doanh thu bán hàng, .... Công ty cổ phần Kinh đô đã và đang nổ lực phấn đấu để sản xuất ra những dòng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phát lớp 35k06.3


Page 2

YOMEDIA

Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 năm 2010 của công ty cổ phần Kinh Đô ta thấy doanh thu quý 3 năm 2010 tăng so với quý 3 năm 2009. Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 180.960.244.477đ tương ứng với mức tăng 31,43% .

02-05-2011 834 132

Download

Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện được các khoản thu nhập đó.

Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú nên lợi nhuận trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn: từ hoạt động kinh doanh và từ các hoạt động khác.

– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ hoạt động tài chính. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận tạo ra trong doanh nghiệp. hoc ke toan truc tuyen mien phi

– Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Lợi nhuận khác được xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập bất thường và chi phí bất thường. Thu nhập khác của doanh nghiệp thường bao gồm:

+) Thu nhập về nhượng, bán thanh lý tài sản cố định

+) Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng 

+) Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ diễn đàn xuất nhập khẩu

+) Thu các khoản nợ không xác định được chủ

+) Các khoản thu nhập từ những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra.

Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận là đánh giá sự biến động của tổng lợi nhuận cũng như của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ này với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó

Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

2. Phân tích lợi nhuận thuần về bán hàng

Hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, là bộ phân hoạt động chính, thể hiện những nét đặc trưng của doanh nghiệp. Các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp cũng chủ yếu tập trung cho hoạt động này và lẽ đương nhiên, kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng trông chờ vào hoạt động này. tài liệu tin học văn phòng cơ bản

Chính vì vậy, nhiều người quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, muốn nhận thức đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp để có quyết định tài chính đúng đắn. Muốn vậy, cần đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

>> Xem thêm: Quy trình phân tích khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp

Nếu ký hiệu doanh thu thuần từ bán hàng là D, giá vốn hàng xuất bán là Z, chi phí bán hàng là Cb, chi phí quản lý doanh nghiệp là Cq thì lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng được xác định như sau:

P = (D – Z – Cb – C q)

Nếu quan niệm doanh thu thuần phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra (qt) và giá bán bình quân của từng loại sản phẩm (g). Giá vốn hàng xuất bán phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm tiêu thụ.

Còn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm thì công thức tổng quát tính lợi nhuận thuần từ bán hàng được xác định như sau: học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu

Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

Từ công thức trên ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng phụ thuộc vào 6 nhân tố: số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán sản phẩm tiêu thụ, giá vốn sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý sản phẩm tiêu thụ.

Ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh tế

Để xác định ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến lợi nhuận có thể dùng phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh tế như sau:

– Do ảnh hưởng của số lượng sản phẩm tiêu thụ:

Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

– Do ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm tiêu thụ:

Phân tích các nhân to ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

– Do ảnh hưởng của giá bán sản phẩm tiêu thụ:

Δg = Σqti1 × (gi1 – gi0)

– Do ảnh hưởng của giá vốn sản phẩm tiêu thụ:

Δz = -Σ qti1 × (zi1– zi0)

– Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng:

ΔCb = -Σ qti1 × (Cbi1– Cbi0)

– Do ảnh hưởng của chi phí quản lý sản phẩm tiêu thụ:

q = -Σ qti1 × (Cqi1– Cqi0)

Trên cơ sở xác định ảnh hưởng của từng nhân tố, cần đi sâu phân tích, tìm nguyên nhân gây nên sự chênh lệch của các nhân tố trên để có biện pháp tác động nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sau đây là hướng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận:

– Đối với nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ (qt):

Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi thì lợi nhuận cũng tăng hoặc giảm theo. Việc tăng hay giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh kết quả của công tác sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. thi tin học văn phòng

– Đối với nhân tố kết cấu tiêu thụ:

Khi kết cấu tiêu thụ thay đổi thì có thể làm tăng hoặc giảm tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng bán những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp thì tổng số lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Khi phân tích, ta cần làm rõ lý do của việc thay đổi kết cấu SP tiêu thụ để có kết luận đúng. dạy kế toán online

– Đối với nhân tố giá bán:

Giá bán sản phẩm thay đổi ảnh hưởng thuận chiều đến lợi nhuận. Giá cả tăng hay giảm có thể do tác động của nhân tố khách quan (thị trường), cũng có thể do chủ quan của doanh nghiệp. Trong trường hợp giá bán giảm do chất lượng sản phẩm kém, không phù hợp nhu cầu thị hiếu người tiêu dụng…, cần làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý. học kế toán

– Đối với nhân tố giá vốn của hàng bán ra:

Giá vốn hàng bán tăng có thể do giá nguyên nhiên, vật liệu… trong quá trình sản xuất tăng, cũng có thể do kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có trường hợp để tăng chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tăng chi phí đầu vào, song khi bán hàng doanh nghiệp lại bán được giá cao hơn hoặc khối lượng hàng hoá bán ra nhiều hơn, làm tăng hiệu quả kinh doanh thì đó là thành tích của doanh nghiệp

– Đối với nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng của nhân tố giá vốn của hàng hoá bán ra, xét cả về mức độ cũng như về tính chất ảnh hưởng của nó học kế toán trưởng ở đâu

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, Nếu chỉ thông qua lợi nhuận cao hay thấp mà doanh nghiệp thu được trong kỳ để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh tốt hay xấu thì đôi khi đưa chúng ta tới kết luận sai lầm, bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, không tương xứng với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng.

Để khắc phục khuyết điểm này, các nhà phân tích thường sử dụng thêm các chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ, với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh.

Phần này sẽ được trình bày cụ thể bài viết phân tích khả năng sinh lời trong doanh nghiệp.

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất tphcm