Phân tích bài thơ de làm rõ nhận định

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚCPHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN *** CHUYÊN ĐỀHƯỚNG DẪN LÀM BÀI NLVHDẠNG CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH Họ và tên : TRƯƠNG LỆ HẰNG Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Lý Tự Trọng – huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc.Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lp 9Số tiết bồi dưỡng: 09 A. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: I. Kiến thức cơ bản trong SGK : 1. Văn nghị luận. 2. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 3. Nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ). 4. Các văn bản thơ, truyện được học trong chương trình Ngữ văn 9. 5. Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh… II. Kiến thức nâng cao, mở rộng: 1. Kiến thức về văn học sử.2. Kiến thức về lí luận văn học.3. Một số tác phẩm văn học ngoài chương trình.B. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề: I. Nhận định về một giai đoạn văn học. Vi dạng đề này nhận định được đưa ra trong phần đề bài thường yêu cầuchứng minh nội dung, hình thức nổi bật … của một giai đoạn văn học trong tiếntrình văn học sử. VD: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạngtháng Tám 1945” có viết: “ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân,đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứunước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc vànhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”. (Văn học 9, tập 2- NXBGD 2001- Trang 75) Em hãy phân tích một số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận xéttrên. II. Nhận định về một tác giả văn học.2 Đề bài thường nêu ra những nhận định về tư tưởng sáng tác, phong cách sángtác, sự nghiệp sáng tác…của một tác giả văn học cụ thể. VD: Nhận định về giá trị tư tưởng trong các sáng tác của thi hào Nguyễn Du,có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.” (Nguyễn Du toàn tập – Mai Quốc Liên, NXB Văn học, H. 1996) Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏnhận định trên. III. Nhận định về một tác phẩm văn học.1. Nhận định về nội dung của tác phẩm văn học: Nội dung của một tác phẩm văn học thường thể hiện qua các yếu tố nhân vật,chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…nên các nhận định của dạng bài này bao giờ cũng nêurõ một trong các nội dung ấy. VD1: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiệntình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải.Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên. VD 2: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã đểcho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Vớinhững điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩtrong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn rakhi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm,khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưađược đúng. ” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suynghĩ về anh trong truyện ngắn. 2. Nhận định về nghệ thuật của tác phẩm văn học: Lời nhận định thường yêu cầu nghị luận về một trong những khía cạnh nghệthuật cụ thể của một tác phẩm văn học như: + Vi tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật sử dụng ngôn từ.3 + Vi bài thơ (hoặc đoạn thơ): nghệ thuật về hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu,ngôn từ… VD: Người đọc “Truyện Kiều” từ xưa đến nay đều công nhận: “Thi hàoNguyễn Du xứng đáng là bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật.”Qua các nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 3. Nhận định về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học: Ở dạng này, nhận định thường nêu yêu cầu nghị luận về cả giá trị nội dung vànghệ thuật của một tác phẩm văn học cụ thể. Tuy nhiên học sinh cần đọc kĩ nhậnđịnh để xác định rõ dạng bài này vì có khi nhận định không nêu cụ thể vấn đề nghịluận mà ẩn đi (đề chìm). VD: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làmsáng tỏ nhận định trên. IV. Nhận định về một vấn đề lí luận văn học. Nhận định thường nêu lên một vấn đề lí luận văn học như chức năng của vănhọc (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…), phương pháp sáng tác của nhà văn, nhân vậtđiển hình…Tuy nhiên, cũng giống như dạng bài chứng minh một nhận định về nộidung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học, vấn đề nghị luận trong các nhậnđịnh về một vấn đề lí luận văn học thường không xuất hiện trực tiếp. Vì thế, để xácđịnh đúng vấn đề nghị luận mà nhận định thuộc dạng này đưa ra, ngoài việc đọc kĩnhận định học sinh còn phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học. VD: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng củaNguyễn Duy để làm rõ nhận định trên.C. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trongchuyên đề: 1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu. 2. Phương pháp gợi mở, phân tích, giảng bình. 3. Phương pháp liên hệ, so sánh. 4. Phương pháp thảo luận nhóm. 5. Phương pháp viết đoạn văn, lập luận.D. Hướng dẫn cách làm bài NLVH dạng chứng minh một nhận định: I. Tìm hiểu đề và tìm ý:4 1. Tìm hiểu đề: Khi hưng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên hưng dẫn các em nắm đượccách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ ngữquan trọng để xác định các nội dung cơ bản sau: - Kiểu bài: Chứng minh nhận định. Đối vi bài nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định, trong đềthường xuất hiện các từ ngữ “làm sáng tỏ nhận xét trên”, “làm sáng tỏ nhận địnhtrên”, “làm sáng tỏ ý kiến trên”… - Vấn đề nghị luận: Là nội dung chính cần làm sáng tỏ trong bài viết. Để xác định được vấn đề nghị luận giáo viên hưng dẫn học sinh đọckĩ nhận định, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định…Vấn đề nghị luận của dạng bài chứng minh một nhận định thường là một trong cácvấn đề sau: nội dung (nhân vật, sự việc, chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…), nghệ thuật(ngôn từ, giọng điệu, xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật…) của một tác phẩmvăn học; phong cách sáng tác, tư tưởng sáng tác…của một tác giả văn học; hay đặcđiểm của một giai đoạn văn học… - Phạm vi tư liệu: Trên cơ sở xác định được vấn đề nghị luận, học sinh xácđịnh phạm vi tư liệu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thường là kiếnthức về các phương diện như: văn học sử, các tác phẩm văn học trong và ngoàichương trình, kiến thức lí luận văn học… 2. Tìm ý: - Giáo viên hưng dẫn học sinh giải thích nhận định nêu ra trong đề bài thôngqua việc: + Giải thích nhận định: giải nghĩa của các từ ngữ quan trọng trong nhận định,cấu trúc của nhận định…rồi từ đó khái quát ý của cả nhận định bằng cách trả lờicâu hỏi “Nghĩa là gì?”, “Là thế nào?”. Tuy nhiên, đối vi những đề bài nhận địnhđã mang nghĩa tường minh thì không cần giải thích. + Giải thích cơ sở của vấn đề: trả lời những câu hỏi “Vì sao lại thế?”, “Lído nảy sinh vấn đề là gì?”, “Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề?”…để tìm hưnggiải thích nhận định. - Trên cơ sở giải thích nhận định, giáo viên hưng dẫn học sinh xáclập hệ thống luận điểm (những quan điểm, tư tưởng người viết đưa ra để làm sángtỏ vấn đề nghị luận ), luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) và phương pháp lập luận. + Luận điểm 1: . Nêu luận điểm.5 . Chứng minh luận điểm Luận điểm phụ 1: (Luận cứ) Luận điểm phụ 2: (Luận cứ) Luận điểm phụ … . Kết luận luận điểm. + Luận điểm 2: + Luận điểm 3: … - Đánh giá, mở rộng vấn đề: + Đánh giá thành công của vấn đề: sự kế thừa, phát huy của vấn đề, vấn đềcó ý nghĩa như thế nào, ảnh hưởng, tác động ra sao? … + So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận vi các tác giả, tác phẩm cùng chủđề, vi giai đoạn văn học khác… + Vai trò, ý nghĩa của vấn đề vi bản thân: nhận thức, hành động… - Xác định phương pháp lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh,phân tích, bình luận, bình giảng… II. Lập dàn bài. Trên cơ sở các ý cơ bản đã tìm được giáo viên hưng dẫn học sinh thảo luậnsắp xếp theo bố cục ba phần, đúng vi nhiệm vụ từng phần: mở bài, thân bài, kếtbài. 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chungđến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác… - Gii thiệu vấn đề nghị luận: + Nêu khái quát vấn đề nghị luận. + Trích dẫn nhận định. - Phạm vi vấn đề. - Đánh giá sơ bộ vấn đề. 2. Thân bài: a. Giải thích nhận định: - Giải thích nghĩa của vấn đề. - Giải thích cơ sở của vấn đề. 6 b. Chứng minh nhận định: + Luận điểm 1: . Nêu luận điểm. . Chứng minh luận điểm Luận điểm phụ 1: (Luận cứ) Luận điểm phụ 2: (Luận cứ) Luận điểm phụ … . Kết luận luận điểm. + Luận điểm 2: + Luận điểm 3: … c. Đánh giá, mở rộng vấn đề: - Đánh giá thành công của vấn đề. - So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận. - Vai trò, ý nghĩa của vấn đề vi bản thân. 3. Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại vấn đề: khẳng định ý nghĩa của vấn đề - Nâng cao. E. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề: Đ Ề 1: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạngtháng Tám 1945” có viết: “ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân,đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứunước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc vànhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”. (Văn học 9, tập 2- NXBGD 2001- Trang 75) Em hãy phân tích một số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận xéttrên.7Hướng dẫn:I. Tìm hiểu đề, tìm ý: 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NLVH dạng chứng minh một nhận định về một giai đoạn văn học. - Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của Tổ quốc, con người Việt Nam trong văn học. - Phạm vi: tập trung vào các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975. 2. Tìm ý: a. Giải thích nhận định: - Giải thích cơ sở của vấn đề: + Bối cảnh lịch sử. + Vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam. b. Chứng minh nhận định: * Luận điểm 1: Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổquốc và Nhân dân. - Luận điểm phụ 1: Hình ảnh đất nưc. + Dẫn chứng 1: Miền Nam (Tố Hữu) + Dẫn chứng 2: Chúng con chiến đấu ( Nam Hà) - Luận điểm phụ 2: Hình ảnh nhân dân. + Trên mặt trận chiến đấu: nhân dân là những người lính, người mẹ, ngườichị… góp phần kháng chiến. . Dẫn chứng 1: Bếp lửa (Bằng Việt) – người bà . Dẫn chứng 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn KhoaĐiềm) – người mẹ . Dẫn chứng 3: Lượm (Tố Hữu) – chú bé Lượm . Dẫn chứng 6: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) – ông Sáu là mộtngười lính. + Trên mặt trận xây dựng đất nưc: . Dẫn chứng 4: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) – những người ngư dân8 . Dẫn chứng 5: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) – những trí thức trẻ * Luận điểm 2: Hình ảnh thế hệ trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”: - Luận điểm phụ 1: Đó là lp thanh niên trẻ có lí tưởng cách mạng cao đẹp, cóhoài bão và những ưc mơ, sẵn sàng cống hiến sức lực, tuổi trẻ cho đất nưc. + Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” + Dẫn chứng 2: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) “Cháu chiến đấu hôm nay Vì tình yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ” + Dẫn chứng 3: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Phương Định đãtừ giã tuổi học trò để đến vi chiến trường ác liệt. + Dẫn chứng 4: Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ ) “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.” - Luận điểm phụ 2: Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thầntrách nhiệm, coi thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hisinh làm tròn nhiệm vụ. + Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” “Không có kính, ừ thì có bụi” “Không có kính, ừ thì ướt áo” + Dẫn chứng 2: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) – ba nữ thanh niênxung phong chấp nhận hoàn cảnh sống và công việc; hình ảnh Phương Định trongmột lần phá bom. + Dẫn chứng 3: Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ )9 “Để cứu lấy con đường đêm ấy khỏi bị thương. Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.” - Luận điểm phụ 3: Họ là những con người trẻ trung, giàu sức sống, tinh thầnlạc quan: + Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)“Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” + Dẫn chứng 2: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Họ luôn lạc quan,làm đẹp cho cuộc sống, họ có những sở thích đáng yêu, niềm vui của các nhân vậttrong một trận mưa đá. c. Đánh giá nhận định:II. Lập dàn ý: 1. Mở bài: - Gii thiệu vấn đề bằng việc dẫn dắt vấn đề: Kế thừa và phát huy những phẩmchất cao đẹp của con người Việt Nam…(dẫn nhận định) - Nêu khái quát vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích nhận đinh: - Bối cảnh lịch sử: Từ 1955 – 1975 là những năm miền Bắc tạm thời có hòabình, văn học tập trung thể hiện những con người trong công cuộc xây dựng đấtnưc, ngợi ca những đổi thay của đất nưc và con người trong bưc đi lên CNXHvi cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng. Cùng đó cuộc kháng chiếnchống Mĩ lan rộng ra cả nưc, nhân dân miền Bắc và miền Nam cùng chung tayđánh đuổi đế quốc Mĩ, giành hòa bình và thống nhất Tổ quốc. - Đứng trưc những nhiệm vụ cao cả thiêng liêng ấy, con người Việt Nam đồnglòng, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo sát những bưc đi của lịch sửdân tộc, văn học đã tập trung thể hiện cuộc chiến đấu ở mọi miền đất nưc và xâydựng thành công, sinh động vẻ đẹp con người Việt Nam trên trận tuyến đánh Mĩcứu nưc và xây dựng đất nưc Việt Nam đi lên CNXH vi ý thức ngày càng sâusắc về trách nhiệm của nhân dân vi vận mệnh dân tộc và Tổ quốc. Bằng ý chíquyết thắng và khí thế thời đại mi, văn học từ 1955 – 1975 đã sáng tạo những hình10tượng tuyệt đẹp về Tổ quốc, nhân dân và đặc biệt là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Namtrong thời đại mi. 2.2. Chứng minh nhận đinh: 2.2.1. Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc vàNhân dân. a. Hình ảnh đất nước: - Đất nưc Việt Nam luôn phải trải qua chiến tranh vi những đau thương,mất mát, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường. Đất nưc hiện lên trong niềmtự hào được làm chủ giang sơn, tổ quốc mình. Trong niềm cảm nhận ấy, đất nưcđẹp hơn gấp bội phần, cách mạng và lý tưởng CNXH đã đem đến cho nhà thơ, nhàvăn quan niệm về đất nưc, nhân dân. Đất nưc được xây dựng và bảo vệ bằng mồhôi, nưc mắt và xương máu vì thế hòa bình đã đem đến niềm vui bất tận. - Giai đoạn 1955 – 1975, đất nưc là một nguồn đề tài có sức hút lạ kì đốivi các nhà văn, nhà thơ. Đất nưc mang vẻ đẹp, vóc dáng riêng và chưa bao giờhình tượng Tổ quốc lại đẹp đến như vậy. + Đất nưc Việt Nam nghìn năm văn hiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thờihiện đại luôn là niềm tự hào và mang tình yêu bất diệt của con người Việt Nam. Tổquốc luôn hiện lên cao đẹp, hùng vĩ và là bà mẹ ln của mỗi người. Tố Hữu đã chota những cảm nhận thật đẹp về Tổ quốc trong những năm tháng đánh Mĩ: “Ôi Tổ quốc, giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ Có miền Nam anh dũng tuyệt vời” + Cảm hứng đất nưc vi truyền thống kiên cường, nhân ái đã đi vào chiếnđấu vi những con người, cuộc đời cụ thể, họ đã góp phần tạo nên linh hồn của Tổquốc: “Đất nước Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai Bền bỉ nuôi chồng con chiến đấu Đất nước Của những người con gái con trai11 Đẹp như hoa hồng Cứng hơn sắt thép” (Nam Hà – “Chúng con chiến đấu”) b. Hình ảnh nhân dân: Đất nưc Việt Nam là đất nưc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Bởi vậy nhân dân chính là những người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn học1955-1975 đã tập trung thể hiện hình tượng nhân dân. Đó là những hình tượng hàohùng, cao đẹp, tương xứng vi Tổ quốc. Nhân dân trong sáng tác văn học là tất cảmọi người, ở tất cả mọi nơi, mọi lứa tuổi, thành phần có lòng yêu nưc và toàn tâmtạo nên sức mạnh dân tộc để chiến đấu và kháng chiến chiến thắng quân thù. Nhândân là những bà mẹ, người mẹ, người chị, những em bé ở hậu phương hay nhữngcụ già tóc bạc phơ… Những con người ấy góp phần làm nên chiến công. Họ lànhững hình tượng cao đẹp trong văn học trên mặt trận xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trên mặt trận chiến đấu: nhân dân là những người lính, người mẹ, ngườichị… góp phần kháng chiến: + Người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: Luôn gánh hết buồn lo, lặnglẽ hi sinh cho con cháu… + Người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ củaNguyễn Khoa Điềm. + Chú bé Lượm trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. + Ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hi sinh tình cảm củamình để chiến đấu. - Trên mặt trận xây dựng đất nưc: + Người ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá + Những trí thức trong Lặng lẽ Sa Pa. + Chị lao công trong bài thơ Tiếng chổi tre hay những người lao động trong“Cô Tô” – Nguyễn Tuân… - > Họ thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi… nhưng ở họ có đặc điểm chung làchung sức xây dựng đất nưc, bảo vệ Tổ quốc. 2.2.2.Hình ảnh thế hệ trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”: - Dẫn dắt: Giữa hình tượng cao đẹp về Tổ quốc nhân dân, thế hệ trẻ là hìnhtượng trung tâm. Đặc biệt khi viết về con người và đất nưc Việt Nam, các tác giảđã hưng đến thể hiện rõ nét sinh động tuổi trẻ Việt Nam có lý tưởng sống cao đẹp:yêu nưc, yêu CNXH, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, hi sinh vì độc lập tự do dân12tộc. Ở họ là những phẩm chất cao quý của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu đểxây dựng và bảo vệ Tổ quốc vi ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm vi dântộc và nhân dân, vi Tổ quốc và lịch sử. Những con người ấy mang trong mìnhnhiệt huyết và khí thế dân tộc hào hùng. a. Đó là lớp thanh niên trẻ có lí tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão vànhững ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức lực, tuổi trẻ cho đất nước : + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim” + Tiếng gà trưa: “Cháu chiến đấu hôm nay. Vì tình yêu Tổ quốc. Vì xóm làng thân thuộc. Bà ơi cũng vì bà. Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ.” + Những ngôi sao xa xôi: Phương Định đã từ giã tuổi học trò để đến vichiến trường ác liệt. + Khoảng trời hố bom: “Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa. Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.” b. Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coithường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh làm trònnhiệm vụ: + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” “Không có kính, ừ thì có bụi” “Không có kính, ừ thì ướt áo” + Những ngôi sao xa xôi: Chấp nhận hoàn cảnh sống và công việc; PhươngĐịnh trong một lần phá bom13+ Khoảng trời hố bom: “Để cứu lấy con đường đêm ấy khỏi bị thương. Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa. Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.” c. Họ là những con người trẻ trung, giàu sức sống, tinh thần lạc quan: + Bài thơ về tiểu đội xe không kính:“Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” + Những ngôi sao xa xôi: Họ luôn lạc quan, làm đẹp cho cuộc sống, họ cónhững sở thích đáng yêu, niềm vui của các nhân vật trong một trận mưa đá.() - > Họ tìm thấy ý nghĩa sự sống trong Tổ quốc, Nhân dân, trong tương lai tươisáng, trong lẽ sống vĩnh cửu. Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ quốc mình.Không phải ngẫu nhiên văn học cách mạng viết nhiều về cái chết. Từ cái chết củangười chiến sĩ vô danh trên đường băng Tân Sơn Nhất để “Tên anh đã thành tênđất nước/ Ơi anh giải phóng quân/ Từ dáng đứng của anh trên đường băng TânSơn Nhất/ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Dáng đứng Việt Nam – Lê AnhXuân) cho đến sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong “Em nằm dưới đấtsâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đi qua khoảng trời em/ Vầng dươngthao thức” (Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ), thì Đất nưc, Tổ quốc chínhlà cõi vĩnh hằng, bất diệt mà con người có thể hóa thân. Hình ảnh của thế hệ trẻ saysưa cống hiến cho lí tưởng, sẵn sàng hi sinh, có ý thức sâu sắc và trách nhiệm caotrưc dân tộc và nhân dân, trưc Tổ quốc và lịch sử đã gợi cho người đọc niềm yêumến, cảm phục và kính trọng. 2.3. Đánh giá, mở rộng: - Khẳng định Tổ quốc, nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiếnchống Mỹ hiện lên trong những trang viết của những nhà văn đã thể hiện vóc dángniềm tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc. - Văn học đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng: phản ánh bưc chuyển mình vĩđại của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Các sáng tác 1955-1975 lànhững trang sử vàng ghi lại những dấu ấn của dân tộc, khẳng định thế đứng vữngchắc của đất nưc và con người Việt Nam. - Suy nghĩ, hành động:+ Sự khâm phục, tự hào, yêu quý.14+ Học tập, rèn luyện. 3. Kết bài: - Khẳng định vấn đề nghị luận. - Nâng cao.III. Viết bài: 1. Hướng dẫn chung.- Giáo viên hưng dẫn học sinh vận dụng cách lập luận hợp lí, sử dụng thànhthạo và linh hoạt các thao tác lập luận.- Cần bám vào dàn ý đã xây dựng, theo bố cục và nhiệm vụ cụ thể của từngphần. - Giáo viên hưng dẫn cách viết đoạn văn triển khai luận điểm theo cách diễndịch, qui nạp… (khuyến khích viết đoạn Tổng - Phân - Hợp). - Sử dụng từ nối hoặc câu nối để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, cácđoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho văn bản. - Hưng dẫn cách đưa và phân tích dẫn chứng: đưa dẫn chứng bằng cách dẫntrực tiếp hoặc gián tiếp từ ngữ, câu… trong văn bản sau đó phân tích những ý nổibật nhất phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm.- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duysáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề.- Lần lượt hưng dẫn học sinh viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài vàđoạn kết bài. 2. Hướng dẫn viết mở bài: a. Cấu trúc của phần mở bài của HSG gồm :- Dẫn dắt vấn đề: Nêu các ý liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởngdẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ởđề bài.- Nêu vấn đề, trích dẫn nhận đinh: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúngvấn đề đặt ra trong nhận đinh rồi trích dẫn nhận định. Vấn đề mà mở bài nêu rachính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập ti. Vấn đề này được nêu ra ở dạngkhái quát, nêu một cách ngắn gọn và gây được sự chú ý của người đọc. Mở bài cónhiệm vụ thông báo chính xác, rõ ràng, đầy đủ vấn đề, dẫn dắt sao cho việc tiếp cậnđề tài được tự nhiên nhất.15- Nêu giới hạn vấn đề : nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (mộtgiai đoạn, một tác giả, một tác phẩm hay nhiều tác phẩm )- Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối vicuộc sống, xã hội, dòng văn học ; vi trưc đó và đương thời (phần này khôngnhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể). b. Các cách viết mở bài :- Mở bài trực tiếp: Mở thẳng vào vấn đề hoặc có thêm phần dẫn dắt (thờigian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm). - Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mởbằng cách nêu sự kiện, con số IV. Đọc và sửa chữa:- Sau khi các em viết đoạn văn giáo yêu cầu các em đọc lại để tự phát hiện vàsửa lỗi.- Cho học sinh trao đổi bài để sửa lỗi cho nhau, có thể tự chấm bài, nhận xétvề cách diễn đạt, dùng từ đặt câu…của bạn.- Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh. *************************ĐỀ 2: Nhận định về thơ ca Việt Nam 1945-1975 có ý kiến cho rằng:“ Thơ ca ngày nay là sự kết hợp hài hòa hai nhân tố hiện thực và nhân tốlãng mạn cách mạng.” Qua những kiến thức về thơ ca Việt Nam 1945-1975 trong Sách giáo khoaNgữ văn THCS, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.DÀN ÝI. Mở bài: - Gii thiệu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn nhận định. - Khái quát vấn đề.II. Thân bài:16 1. Giải thích nhận định: Giải thích sự kết hợp hài hòa hai nhân tố hiện thực vàlãng mạn cách mạng: * Giải thích nghĩa của vấn đề: - Hiện thực: thể hiện tính chân thực. Nhân tố hiện thực là hiện thực cuộc sống,lao động, cuộc sống chiến đấu xây dựng và bảo vệ đất nưc. - Lãng mạn: sự cách tân về nghệ thuật đó là tính sáng tạo. Nhân tố lãng mạn cáchmạng là cảm xúc thăng hoa, là sự chan hòa vi thiên nhiên, bày tỏ niềm tin, ưcmơ, khát vọng vươn lên và chiến thắng của người chiến sĩ cách mạng. - > Thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 là sự kết hợp hài hòa giữa hai nhân tố hiện thựcvà lãng mạn cách mạng. Điều đó thể hiện sự kết hợp hợp lí, xuyên thấu, đan càihiệu quả của phương pháp so sánh hiện thực và nhân tố lãng mạn. Đó chính là sựphản ánh cuộc sống con người bằng phương pháp hiện thực và lãng mạn cách mạngtrên những chất liệu cuộc sống đời thường là cảm xúc thăng hoa của tâm hồn nghệsĩ giúp cuộc sống tươi mi, phong phú hơn. * Giải thích cơ sở của vấn đề: - Hiện thực dân tộc Việt Nam từ 1945-1975 là hiện thực của hai cuộc khángchiến khốc liệt, gian khổ và hy sinh. Nếu thiếu lòng tin, không có hoài bão vềtương lai, con người Việt Nam khó có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình:đánh đuổi quân xâm lược, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện thực cuộc sống, hiệnthực tâm hồn con người Việt Nam như thế đã là hơi thở của thời đại, mang đến chocác trang sách của nhiều tác giả những chất liệu của hiện thực và ưc mơ bay bổngđến tương lai của các chiến sĩ trên mọi mặt trận của cuộc sống. -> Sự kết hợp hài hòa giữa hai nhân tố hiện thực và nhân tố lãng mạn cách mạngtrong thơ ca 1945-1975, không chỉ có tài năng của người nghệ sĩ mà bản thân cuộcsống, hiện thực cuộc sống chiến đấu gian khổ cũng là những thi liệu rất quan trọng. 2. Chứng minh nhận định: Chứng minh sự kết hợp hài hòa hai nhân tố hiện thựcvà lãng mạn cách mạng: a. Thơ của Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc là biểu hiện tập trung nhất của sựkết hợp hài hòa hai nhân tố hiện và lãng mạn cách mạng. - Thơ Bác ghi lại cuộc sống, công việc của Người trong thời đại mi: bàn việcquân, việc nước, chưa ngủ vì lo… chúng ta có thể cảm nhận được công việc củaBác trong từng đêm, từng lúc của một con người đích thực đầy lo toan và tráchnhiệm… - Nhưng cũng con người ấy, lại có một tâm hồn hết sức lãng mạn, hết sức trữtình nên thơ Bác đầy trăng, chan hòa vi ánh trăng, thơ Bác là cả một vòng trời caorộng, là dòng sông đầy trăng và sức xuân… Đó là niềm tin, niềm lạc quan, là khát17vọng và mơ ưc bắt nguồn từ trí tuệ và tấm long của một người nắm rất vững vàhiểu rất sâu sắc quy luật vận động của đời sống – bản chất quan tọng của tính hiệnthực. b. Tố Hữu – “Lá cờ đầu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại” đã rất sm đưa vàothơ mình những yếu tố giàu tính hiện thực và những yếu tố rất cao cả say mê củatính lãng mạn cách mạng. Chúng ta gặp trong thơ ông những con người bìnhthường gian dị rất đối thân quen: em bé Lượm hồn nhiên, vui tươi và dũng cảm…chính ở đó lại xuất hiện những hình ảnh thấm đượm nhân tố lãng mạn: “Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng…”Sự kết hợp hài hòa hai nhân tố hiện thực và nhân tố lãng mạn cách mạng, đặcbiệt là chất trữ tình và chất hùng ca lãng mạn hòa quyện vi tính hiện thực rất sâusắc và có tính khái quát cao đã giúp Tố Hữu có những bài thơ hay nhất trong nênthơ ca Việt Nam hiện đạic. Chính Hữu nổi tiếng vi bài thơ “Đồng chí” – 1948. Bên cạnh những chi tiếtmô tả cái chất phác, chân thật, thiếu nghèo, đất cằn – đá sỏi, đồng chua – đất mặn,áo rách – quần vá, chân không giày, sương muối… Nghĩa là hình ảnh mang hơi thởcủa đời sống hằng ngày đi vào tác phẩm, góp phần dựng lên một sự thật đến mứcnao lòng. Từ hiện thực đó, Chính Hữu đã sáng tạo một hình tượng thơ độc đáo vàloại hiếm hoi, có tính biểu tượng rất cao để khái quát chân dung tâm hồn ngườichiến sĩ đầy gian khổ và thiếu thốn: “ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”d. Huy Cận lại là một trường hợp gần như trái ngược. Ông vốn trưởng thành từphong trào “Thơ mới”, vốn là một nhà thơ lãng mạn. Vậy mà trong “Đoàn thuyềnđánh cá”- 1958, ta lại gặp Huy Cận vi ăm ắp những chi tiết đời thường về cuộcsống lao động của con người mi lạc quan, hào hùng và khỏe khoắn: mặt trời, biển,thuyền, gió, cá Đời sống thực của con người mi đã đổi thay nếp nghĩ của nhà thơlãng mạn, tạo ra trong những sáng tác của ông những đường nét thơ đầy khỏekhoắn vui tươi. Từ chất liệu cuộc sống thực, nhà thơ phát huy sở trường lãng mạncủa mình. Hình ảnh thơ đã kịp trở lại vi sự tráng lệ, kỳ vĩ mang tính tráng ca rấtln: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng, Lưới giữa mây cao với biển bằng… Cáiđuôi em quẫy trăng vàng chóe… Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao… Mặt trời đội18biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi…” Chất trữ tình đằm thắmđã liên kết cả hai yếu tố lãng mạn và hiện thực. e. Phạm Tiến Duật – một nhà thơ trẻ, gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhàthơ trẻ thời chống Mĩ cứu nưc đã sử dụng thành công chất liệu hiện thực sinhđộng của cuộc sống ở chiến trường gian khổ khốc liệt làm thi liệu. Các hình ảnh:xe không kính, bom đạn, mưa tuôn, bụi đường, những tiếng cười ha hả, phì phèochâm điếu thuốc, bếp Hoàng Cầm, bát đũa… Tất cả đều vào thơ và thực sự là thơ,giúp ta hình dung được tính chất cuộc chiến đấu và cuộc sống của những chiến sĩlái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Chất lãng mạn trong thơ Phạm Tiến Duậtthấm đẫm chất hiện thực: những cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ vì bom giật bomrung, dáng anh chiến sĩ ung dung ngồi trên buồn lái trưc mưa bom bão đạn, võngmắc chông chênh đường xe chạy vì miền Nam phía trưc… làm nên tính anh hùngcách mạng của thơ Phạm Tiến Duật. 3. Đánh giá, mở rộng: - Thành công của sự kết hợp hài hòa giữa hai phương pháp sáng tác: Sự kết hợpnhuần nhuyễn giữa hai nhân tố đã tạo thành một cảm hứng chung như là một thứthơ tổng quát trong sáng tác của hàng loạt các nhà thơ trong thời kỳ này. Và đặcbiệt thơ ca Việt nam 1945 – 1975 vi cảm hứng lãng mạn đã làm đẹp hiện thựcchiến đấu của dân tộc Việt Nam trong thời kì lịch sử đau thương nhưng anhhùng.Đây là điểm sáng làm nên giá trị đặc sắc của thơ ca 1945 – 1975: tính anhhùng ca. - Ý nghĩa của vấn đề: Cho ta sự cảm nhận đa chiều về cuộc sống tâm hồn conngười, giúp ta biết vượt qua khó khăn, gian khổ, có niềm tin… - Mở rộng: Văn xuôi…III. Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại vấn đề. - Nâng cao. ***************************** ĐỀ 3: Nhận định về giá trị tư tưởng trong các sáng tác của thi hào Nguyễn Du,có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.” 19 (Nguyễn Du toàn tập – Mai Quốc Liên, NXB Văn học, H.1996) Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏnhận định trên.DÀN ÝI. Mở bài: - Gii thiệu về tác giả Nguyễn Du vi những nhận định khái quát. - Nêu vấn đề: Tư tưởng chi phối toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du là quan điểmnhân văn. Nhà thơ luôn day dứt và khắc khoải muốn tìm lời giải cho số phận conngười cơ cực, bất hạnh trong xã hội phong kiến. - Định hưng: Có thể nêu một hay một số tác phẩm tâm đắc của Nguyễn Du.II. Thân bài: 1. Giải thích nhận định: Ý kiến của ông Mai Quốc Liên nêu lên 2 vấn đề bao trùm sáng tác của NguyễnDu: - Đại thi hào luôn day dứt và dành nhiều tâm huyết suy nghĩ về con người, vềnhững nỗi đau bất hạnh của con người, đặt biệt là người nghèo khổ, người phụ nữtài sắc. Yêu thương và cảm thông chia sẻ, nhà thơ dành cho họ nhiều tình cảm chânthành và sâu sắc. Trái tim nhân đạo đã nếm trải nhiều đắng cay giúp nhà thơ hiểunhiều bi kịch đau đn của con người, từ đó, giãi bày lòng mình trên trang sách,khóc thương cho phận mình và phận người… - Đôi mắt nhìn thấu cuộc đời, giúp thi hào nhận ra nhiều bất công của xã hộiphong kiến. Bi kịch tài sắc, sức mạnh đồng tiền hay sự mục ruỗng của triều đình,bản chất xấu xa của vua quan và bọn người lưu manh tội lỗi đã đẩy người lươngthiện vào đường cùng. Nhà thơ đau đn nhận thấy và vạch trần bản chất tàn bạo vàvô nhân của giai cấp thống trị; tố cáo và lên án thế lực đồng tiền, vạch trần bộ mặtgiả tạo của quan lại, tay sai, lên án lễ giáo phong kiến vùi dập tài năng và hạnhphúc con người. - Từ quan điểm nhân văn ấy, nhà thơ ca ngợi và bênh vực, đấu tranh vì quyềnsống con người. Mơ ưc cuộc sống tự do và công lý. Nhân vật của Nguyễn Dù, dùtrong hoàn cảnh nào, cũng luôn ý thức về nhân cách và khát khao vươn dậy tìm lạilương tâm trong sáng, tìm lại lẽ sống cuộc đời. Tư tưởng nhân đạo thấm nhuần20trong sáng tác của Nguyễn Du đã làm nên sức sống lâu bền trong nhiều thế hệngười đọc Việt Nam và bè bạn thế gii. 2. Chứng minh nhận định: a. Vấn đề số phận con người. Các sáng tác của Nguyễn Du đều thể hiện sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắcvi bao thân phận người phụ nữ như Thúy Kiều, Đạm Tiên (Truyện Kiều), TiểuThanh (Độc Tiêu Thanh kí), người ca nữ (Long thành cầm giả ca) hay những kiếpngười oan uổng (Văn chiêu hồn) – (trọng tâm là nhân vật Thúy Kiều). b. Vấn đề quyền sống của con người: qua những bức tranh hiện thực xã hộiphong kiến thối nát, thế lực đồng tiền (trong vụ án Vương ông), bộ mặt giai cấpthống trị và tay sai, bản chất đê tiện của bọn lưu manh (trong Truyện Kiều). Tất cảthế lực ấy đã vùi dập con người và ưc mơ của họ. Nhà thơ cố gắng đưa người đọcđi tìm lời giải đáp ngọn nguồn bi kịch và câu hỏi ln đó vẫn làm ông khổ đau, daydứt, trăn trở suốt cuộc đời. -> Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du đã tìm được tiếng nói đồng cảmcủa nhiều thế hệ độc giả. Ngày nay, tác phẩm của ông vẫn làm chúng ta xúc độngvà rất xứng đáng để trân trọng, tìm hiểu, đánh giá. 3. Đánh giá, mở rộng: - Cùng vi tài năng nghệ thuật bậc thầy, Nguyễn Du còn là một người nghệ sĩcó tư tưởng nhân văn sâu sắc. Điều này đã làm nên sức sống lâu bền trong các tácphẩm của ông. C. Kết bài: - Khẳng định tài năng và tư tưởng nhân văn làm nên những trang thơ truyền thếcủa tác giả Nguyễn Du. - Liên hệ thái độ và suy nghĩ của lp trẻ hôm nay về giá trị những tác phẩm vănhọc cổ và tác phẩm của Nguyễn Du. *************************** ĐỀ 4: Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ biểuhiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ m•i người, đềucó sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làmsáng tỏ nhận định trên.21DÀN ÝI. Mở bài: - Gii thiệu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn nhận định. - Khái quát vấn đề.II. Thân bài: 1. Giải thích nhận định: - Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ m•i người: là những người thân tronggia đình, bạn bè, những k‡ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc vita. - Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời:trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bưc đường đời. 2. Chứng minh nhận định: - Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếplửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháutừ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng) - Bà vi tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa vi sựấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình,những niềm tin, là nơi chắp cánh ưc mơ cho cháu…(Dẫn chứng) - Khi cháu ln lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, lànguồn động viên là nơi nâng đỡ…(Dẫn chứng) - Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ cònlà quê hương, đất nưc. 3. Đánh giá, mở rộng: - Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp… - Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏasáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dàirộng của cuộc đời cháu. - Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biếtơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nưc.22III. Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại vấn đề. - Nâng cao. ************************* ĐỀ 5: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, em hãy làm sángtỏ nhận định trên.DÀN ÝI. Mở bài: - Gii thiệu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn nhận định. - Khái quát vấn đề.II. Thân bài: 1.Giải thích nhận định: - Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thứcsáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từđặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm… - Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa củabài thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại,việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… - Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũngnhư hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắcđối vi người đọc. Chỉ khi đó thơ mi đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thểnghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạocủa văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sựkết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mi mẻ có ý nghĩa sâusắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mi dễ cảm23nhận, tác phẩm mi có sức hấp dẫn bền lâu. 2. Chứng minh nhận định: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cảhồn lẫn xác, hay cả bài. a. Bài thơ hay ở phần “hồn”( nội dung): - Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân củathiên nhiên, đất nước.+ Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, vi những hìnhảnh thân quen, bìnhdị, nhà thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong vịxứ Huế: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bứctranh xuân có không gian thoáng đãng, có màu sắc tươi tắn hài hòa, có âm thanhrộn rã tươi vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nhìn trìu mến vi cảnhvật. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trưc mùa xuân được thể hiện trong một độngtác trữ tình đón nhận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “Từng giọ long lanhrơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”. Hình ảnh thơ trở nên lung linh đa nghĩa, vừa là thơ vừalà nhạc, vừa là họa, thể hiện được cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trưccảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quanvi cuộc sống mi có thể đón nhận mùa xuân và viết về mùa xuân như vậy.+ Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân củađất nưc. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơvi cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thểtách rời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nưc. Sức sống của đất nưc, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náonức của người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đấtnưc anh hùng và giàu đẹp. Đất nưc mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏasáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnhphúc. Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. - Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng củam•i cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng. + Nhà thơ nguyện ưc làm con chim hót dâng cho đời tiếng ca vui, làm bônghoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấumuôn điệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùaxuân ln lao của đất nưc. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đấtnưc, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là mộtquan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãisức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thờigian, tuổi tác: “Một mùa xuân…tóc bạc”. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi conngười mà là khát vọng của mọi lp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không24mệt mỏi cho đất nưc.+ Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn nhưmột sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Vượt lên đn đau của bệnh tật,Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khátvọng mạnh mẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đấtnưc. b. Bài thơ hay ở phần “xác” ( hình thức):- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí,chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặt chẽ, lô gíc, dựatrên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuâncủa đất nưc và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân ln của cuộc đờichung. - Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong từng câu,nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi vi dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụngcách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. - Hình ảnh thơ: Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị vi những hình ảnhgiàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưngnày thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao,đổi mi của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân). - Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những câu thơ cứ như câunói tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Cách sửdụng nghệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đạitừ nhân xưng: “tôi – ta”… - Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọngđiệu có sự biến đổi phù hợp vi nội dung từng đoạn: Vui tươi, say sưa ở đoạn đầu;trầm lắng, thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạnkết. 3. Đánh giá, mở rộng: - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tácđộng sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tìnhyêu quê hương, đất nưc, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhânnâng lên thành lẽ sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế vi Mùa xuân nho nhỏta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọcbằng cả tâm hồn.25