Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng là gì năm 2024

Hình ảnh này là nương vào màn hình mà hiện ra, nếu không có màn hình này, hình ảnh này không thể xuất hiện. Ví pháp vô vi như những hình ảnh tiết mục trên Ti vi, bất luận là hữu vi hay vô vi, đều nương vào màn hình. Màn hình không có gì cả, khi không hiện nó không có, khi hiện nó cũng không có, chư vị phải hiểu ý này.

Có thể tất cả pháp hữu vi vô vi là mượn thể này, sanh ra tác dụng hiện tượng. Không có thể này, nó không hiện tướng.

Cho nên nói: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nó không phải thật, thật là gì?

Thật là chân như, thật là màn hình, nó là thật. Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch điều này sẽ giác ngộ. Đức Phật dạy chúng ta, muốn chúng ta tu, muốn chúng ta chứng được, đó là màn hình. Không phải trong đó có hình ảnh, hình ảnh là giả. Không những thập pháp giới là giả, trong Cõi Thật báo cũng không phải thật.

Thuần chân vô vọng gọi là Thường tịch quang, Thường tịch quang nghĩa là màn hình, gọi là Đại Bát Niết Bàn. Đại Bát Niết Bàn và Thường tịch quang cùng một nghĩa, hai danh từ khác nhau nhưng cùng một việc.

Biệt tướng pháp thân, chỉ không được nói thành tựu trang nghiêm công đức pháp, cho nên gọi là pháp thân. Nó chỉ nói thể, không nói từ thể hiện tướng, không nói tác dụng này.

Tại sao vậy?

Pháp này là pháp thân của lý, không hàm nhiếp công đức hữu vi, tức trí pháp thân. Biệt tướng chỉ đơn thuần nói một thân trong tam thân, trong tổng tướng là thể tướng dụng đều hàm nhiếp, đều bao gồm trong đó.

Vì sao vậy?

Vì bất kỳ một tướng, một hiện tượng nào bây giờ chúng ta gọi là tinh thần, vật chất, hoặc là tự nhiên, đều không sao tách rời thể.

Nói đến thể, đó đều là pháp thân, điều gì không phải pháp thân?

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: Tất cả chúng sanh vốn là Phật, dựa vào điều gì mà nói vậy?

Dựa vào thân này của chúng ta chính là pháp thân, chỉ là đang mê, mê mà không giác, trí tuệ đức tướng trong pháp thân không thể hiện tiền. Khi giác ngộ, giác ngộ liền hiện tiền. Mê là thân này, giác vẫn là thân này, không thay đổi, thể tướng dụng đều không hề thay đổi, tác dụng không giống nhau.

Đức Phật dạy chúng ta, làm sao mới chứng được pháp thân?

Buông bỏ chướng ngại là chứng được. Pháp thân là vốn có, xưa nay chưa từng mất đi.

Thân sắc tướng là giả, nói thật, nó có mất chăng?

Cũng không mất. Nhưng tướng có biến hóa, tuyệt đối không mất. Tướng này có sanh tử, sanh lão bệnh tử, sau khi chết nó lại thay một tướng khác.

Luân hồi trong lục đạo, không phải lại thay một tướng khác ư?

Tướng thay nhưng tánh không thay, vẫn là tánh đó. Tông Thiên Thai nói, là pháp trụ, pháp vị, tướng thế gian không hoại, chính là nói ý này.

Chúng ta ở trong lục đạo xả thân thọ thân, không phải chỉ thay đổi tướng thôi sao?

Nó thường tồn tại, tướng thế gian cũng thường tại. Ngay cả trong lục đạo cũng tình trạng này, huống gì là mười pháp giới, huống gì là Cõi Thật báo trang nghiêm, đây là nhất chân pháp giới. Chân tướng sự thật này, nếu chúng ta tham thấu nó, tâm sẽ định.

Người thế gian sợ nhất là gì?

Tham sống sợ chết.

Vì sao có hiện tượng này?

Vì không hiểu rõ chân tướng sanh tử, hiểu rõ chân tướng, không có sanh tử, chỉ là tâm thái chuyển biến, hiện tướng sanh khởi biến hóa. Đích thực giống như một người chúng ta mang y phục, chúng ta biết sắc thân này giống như y phục vậy, không phải tôi, là cái tôi sở hữu.

Chúng ta thay một bộ y phục, giống như thay một thân thể, đây mới là chân tướng sự thật. Hiểu rõ chân tướng sự thật, thay y phục càng thay càng tốt, không hiểu chân tướng sự thật, càng thay càng kém, y phục này càng thay càng bẩn.

Khi hiểu rõ, thay y phục đều thay sạch sẽ, càng thay càng đẹp, chính là đạo lý này. Nếu chúng ta đổi thân súc sanh, đó là càng thay càng tệ. Vậy đổi thân ngạ quỷ, đổi thân địa ngục, sai.

Chúng ta đời sau được thân người, nâng cao lên, Cõi Trời, được thân Trời người. Người Trời Dục Giới, người Trời Sắc Giới, không giống nhau. Lên cao nữa là thân Thanh Văn, thân Bồ Tát, thân Phật.

Tùy quý vị thay đổi như thế nào, ở trong mười pháp giới tự tánh quý vị không thay đổi, nghĩa pháp thân không thay đổi. Bất luận là thân gì, đều là một pháp thân.

Nương vào nghĩa của Tánh tông, pháp tánh tông nói, lý tánh của chân như có tướng chân thật giác tri. Lý và trí không hai, giống với vô vi chân như, chân trí cũng vô vi. Đây và ở trước khác nhau, ở trước nói lý trí.

Hữu vi là trí, vô vi là lý. Ở đây nói lý và trí là một không phải hai, tánh của lý và trí không phải hai. Cho nên chân trí cũng là vô vi, đều có thể nói thông suốt, xem ta nói từ trên gốc độ nào.

Vì sao Đức Phật nói nhiều như vậy, hình như hậu nhân chúng ta xem, xem mơ hồ?

Phật là vì người đương thời ngồi nghe Kinh, căn tánh khác nhau, nên Ngài nói pháp không giống nhau, tất cả đều khiến cho thính giả đại triệt đại ngộ.

Đức Phật có thuyết pháp chăng?

Không nói. Đức Phật là tùy theo căn tánh của quý vị mà dẫn dắt quý vị khai ngộ, nên pháp không có định pháp. Ngày nay Đức Phật không tại thế, chúng ta xem những Kinh Điển này của Phật, thực tế mà nói giống như vị đại phu vậy.

Phàm cái gì có tượng đều là hư vong?

(Phàm hễ có tướng đều là hư vọng. (Đây là lời dạy của Phật trong Kinh Kim Cương chương thứ 5, Thấy Như Lai.) Chúng ta sinh ra và lớn lên, được bao quanh bởi thế giới sống hình tướng.

Hư vọng nghĩa là gì?

Không có thật, không tồn tại (Phạm: A-santa-bhàva). Như vọng pháp, vọng cảnh, vọng hữu, v.v...

Hữu tưởng là gì?

Những gì có tướng sinh diệt đổi dời đều gọi là Hữu tướng hay Hữu vi pháp. Theo Pháp hoa kinh huyền nghĩa quyển 10 phần trên, nếu dùng lí Hữu mà đắc đạo, rồi chia Hữu thành các cấp bậc khác nhau như Thập địa, v.v... để hiển bày công đức hành tướng của nó thì cũng gọi là Hữu tướng.