Ông mãnh bà cô là gì

Thờ cúng, thắp hương tổ tiên là nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của con người Việt Nam. Qua đó thể hiện sự tôn kính, biết ơn của con cháu đến các ông bà tổ tiên đã khuất. Trong dòng họ, người ta thường nhắc đến việc thờ Bà Cô ông Mãnh, nhưng hai nhân vật này vẫn là điều mà nhiều người thắc mắc. Vậy bà Cô ông Mãnh là ai, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bà Cô Ông Mãnh là ai trong dòng họ?

Trong văn hóa tâm linh người Việt, Bà Cô, Ông Mãnh là những người chết trẻ trong gia đình, dòng họ. Vì chưa tận số nên linh hồn họ vẫn chưa thể siêu thoát, tái sinh mà vẫn lưu luyến ở trần gian.

Bà cô hay còn được gọi là Bà Cô Tổ hay Bà Tổ Cô là người trong gia đình, dòng họ đã ra đi từ độ tuổi 12- 18, chưa lấy chồng. Vì số chưa tận nên sau khi chết, Bà Cô nhận nhiệm vụ quán xuyến, theo dõi và hỗ trợ công việc của con cháu trong dòng họ, phù hộ độ trì cho các thành viên khỏi tà ma ngoại đạo, giảm hạn cho cuộc sống con cháu yên bình, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn.

Nhưng không phải những người con gái chết trẻ nào cũng thành Bà Tổ Cô, chỉ những vong linh nơi cõi âm, có duyên và căn cơ tu tập đạo Phật, đạo Phật, đạo Mẫu mới có thể trở thành Bà Tổ Cô

Ông Mãnh hay còn được gọi là Mãnh Tổ. Họ là những nam nhân mất ở độ tuổi từ 13 trở lên, chưa lập gia đình hoặc những người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi. Ông Mãnh Tổ là người giám sát quản lý, giúp đỡ các vong linh của dòng họ dưới địa phủ. Mãnh Tổ có thể đảm nhiệm 2 chức vụ ở nơi địa ngục là Phán Quan hoặc Hành Sau. Bởi vậy mà khi trong gia đình có người thân mất đi, khi cúng 49 hoặc 100 ngày người ta thường viết sớ gia tiên dâng lên thỉnh lên ông Mãnh Tổ với nguyện ước Ngài sẽ giúp đỡ cho con cháu thuận lợi, bình an vượt qua những kiếp nạn nơi địa ngục tối tăm, lạnh lẽo.

Ông mãnh bà cô là gì
Tìm hiểu chi tiết về bà Cô ông Mãnh

Tại sao Bà Cô Ông Mãnh nên có bát hương thờ riêng?

Đối với những gia đình, dòng họ có những linh hồn bà Cô Ông Mãnh chưa siêu thoát, việc lập bàn thờ riêng là rất cần thiết. Hơn nữa, nếu được thành tâm cúng bái, các linh hồn được an ủi và họ sẽ thấy được tấm lòng thành và phù hộ cho gia chủ.

Do khi mất còn nhỏ tuổi nên các Ngài thường không dám về hưởng lộ cùng các cụ, ong bà tổ tiên lớn tuổi nên thờ Bà Cô Ông Mãnh phải đặt bát hương riêng

Bát hương bà cô ông mãnh đặt bên nào cho đúng chuẩn nhất?

Nếu gia chủ có điều kiện, có thể đặt bàn thờ riêng cho Bà Cô Ông Mãnh. Nhưng nếu không có điều kiện hay không muốn thờ cúng rườm rà, bạn hoàn toàn có thể lập bàn thờ chung với các cụ tổ tiên và đặt bát hương riêng.

Trên bàn thờ chung bày trí ba bát hương là hợp lý nhất một bát thờ thổ công, một bát thờ tổ tiên và một bát để thờ bà Cô ông mãnh Tổ. Bát hương thờ thổ công là bát hương to nhất đặt ở giữa, cao hơn các bát hương còn lại. Khi thắp hương cũng thắp bát hương thổ công trước rồi đến hai bát còn lại  vì đây là sự phân chia giữa thần linh và dân thường.

Bát hương thờ tổ tiên được đặt bên trái cách đều nhau 10 cm với bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh ở bên phải.

Lưu ý khi thờ cúng Bà Cô Ông Mãnh

Thời gian cúng bái: Bà Cô Ông Mãnh thường được thờ cúng cùng vào ngày lễ tết hay giỗ chạp vì vào ngày thường hay vướng phải đại kỵ.

Việc cúng bái Bà Cô Ông Mãnh cũng phải thực hiện cẩn thận theo đúng nghi lễ, tránh những rủi ro không may xảy ra, vì điều này có thể phạm phải đại kỵ, hiệu quả cúng bái cũng sẽ giảm đi.

Bát hương thờ tổ tiên tuyệt đối không thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được mà phải riêng biệt.

Người thờ cúng nên là chủ gia đình, khi thờ chú ý trang phục sạch sẽ, gọn gàng, trang trọng, giữ một tấm lòng thành kính tới các Ngài.

Bà Cô Tổ và Ông Mãnh Tổ là người phù hộ độ trì cho con cháu trong dòng họ. Mỗi vị sẽ có mỗi vai trò và trách nhiệm khác nhau. Tương tự, cách cúng lễ hai vị cũng khác nhau.

NỘI DUNG

  • 1 Bà Cô Tổ 
    • 1.1 Bà Cô Tổ là ai?
    • 1.2 Khấn lễ Bà Cô Tổ như thế nào cho đúng
    • 1.3 Sắm lễ cúng Bà Cô Tổ
  • 2 Ông Mãnh Tổ 
    • 2.1 Ông Mãnh Tổ là ai?
    • 2.2 Khấn lễ Ông Mãnh Tổ như thế nào cho đúng
    • 2.3 Sắm lễ cúng Ông Mãnh Tổ

Bà Cô Tổ là ai?

Bà Cô Tổ hay Bà Tổ Cô là người được hội đồng gia tiên tiền tổ dòng họ đề cử ra. Vị hiệu của bà cô tổ sẽ khác với bà cô. 

Bà Cô Tổ là vong nhân tu tập theo các tôn giáo ở cõi âm. Đạo này có thể là công giáo, đạo tứ phủ, phật đạo hoặc nhiều môn giáo phái khác hoặc cũng có vị không tu tập nhưng trường hợp này thường hiếm. Một số trường hợp bà bị giam giữ tại biệt ngục, địa ngục hoặc động ngục. Động ngục là thuộc thoải phủ hoặc nhạc phủ. 

Ông mãnh bà cô là gì

Bà Cô Tổ thường theo đường tu tập đạo bởi có tu tập mới có giác ngộ, mới mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ. Từ đó mới có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm dòng họ, bảo vệ con cháu.

Bà Cô Tổ là người nữ có nhiệm vụ và quyền hạn quán xuyến, trông nom, theo dõi các công việc của họ hàng, con cháu ở cõi trần. Bà sẽ chỉ hiện về nếu như có việc tâm linh thực sự cần thiết và cần cho con cháu biết. Và tùy duyên nghiệp mà bà độ trì che trở nên người có duyên.

Bà Cô Tổ, người đảm nhận trọng trách này thường đáp ứng 2 tiêu chuẩn. Một là người chưa lấy chồng và thứ hai là bị mất khi còn trẻ tuổi. Đôi khi bà cô tổ còn là người mất từ khi mới vài tuổi.

Tại sao bà cô tổ phải là người chưa xuất giá. Bởi vì theo quan niệm truyền thống, con gái xuất giá tòng phu. Khi đã xuất giá, người con giá thuộc về nhà chồng nên việc chăm sóc dòng họ nhà mình là điều không thể.

Bà cô tổ thường mượn thân loài vật có khả năng bay lượn như chim cú, bươm bướm,… để về nhà con cháu, dòng họ và báo những việc cần thiết. Trong trường hợp đặc biệt, bà tổ cô mượn thân bồ tát hoặc thành hoàng thành tổ để báo mộng cho con cháu. Từ đó kéo họ khỏi con đường u mê.

Khi bà cô tổ đạt khả năng tu tập cao thì sẽ được lên cõi trên, rời khỏi cõi vong giới. Khi ấy bà sẽ giới thiệu bà cô khác ở hội đồng bà cô để hội đồng dòng họ xem xét và quyết định bà cô tổ kế nhiệm.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bà cô tổ tu tập tinh thông sẽ được bề trên giao phó chấm đồng bắt lính con cháu trong dòng họ. Bà cô tổ sẽ chọn người có duyên với đạo mẫu, phật học hoặc khi cảm thấy dòng họ cần có người tạo phúc để tiếp tục gìn giữ phúc đức của dòng họ. Bởi vậy mới có việc khi bắc ghế hầu, ngoài việc thỉnh các bóng các tòa, thanh đồng còn thỉnh bà cô tổ và đội giá bà cô tổ. Câu nói “đầu đồng phủ mệnh” cũng là vậy.

Khấn lễ Bà Cô Tổ như thế nào cho đúng

Khi con cháu cúng lễ thường phải thỉnh bà cô tổ dòng họ trong văn khấn. Khi khấn thì chỉ “cung thỉnh bà cô tổ dòng họ” chứ không nêu đích tên hiệu của bà trừ khi có sự yêu cầu cụ thể.

Nếu bà cô tổ tu tập theo tín ngưỡng thờ mẫu mà được hầu cận thánh mẫu thì khi đó vị hiệu của bà tổ cô dòng họ sẽ được gọi là mẫu tổ cô. Nếu bà tổ cô có tên riêng và được yêu cầu thỉnh thì chỉ thỉnh là tổ cô + tên hiệu của bà. Việc thỉnh là mẫu tổ cô + tên hiệu là không được.

Tương tự như vậy nếu bà được theo hầu các vị Chầu Bà thì vị hiệu của bà sẽ là chầu tổ cô. Nếu bà theo hầu các vị quan lớn, ông hoàng, các cô, các cậu thì vị hiệu của bà sẽ không thay đổi trong văn khấn.

Sắm lễ cúng Bà Cô Tổ

Vào những ngày giỗ tết hay khoa cúng, việc sắm lễ cúng bà cô tổ cũng cần phải cẩn thận. Đối với lễ cúng bà cô tổ, bạn nên sắm bánh kẹo, lễ mã đầy đủ. Thông thường, gia chủ thường sắm lễ bà cô tổ có màu đỏ. Đôi khi, gia chủ cũng sắm lễ mã bà cô tổ có các màu khác như trắng, vàng, xanh, … 

Lễ hiện lòng thành nên để thể hiện tâm thành kính với bà cô tổ dòng họ bạn nên sửa soạn lễ sắm chu đáo và tươm tất. Tại Oản Cô Tâm luôn có những mẫu oản hoặc mẫu mã dâng lễ bà cô tổ đẹp. Mẫu mã có đầy đủ nón mũ, giày hài dâng bà.

Ông mãnh bà cô là gì
Mẫu oản nón hài màu đỏ dâng Bà Cô Tổ
Ông mãnh bà cô là gì
Oản quạt hoa lụa dâng Bà Cô Tổ

Ông Mãnh Tổ 

Ông Mãnh Tổ là ai?

Khác với Bà Cô Tổ, Ông Mãnh Tổ không được hội đồng gia tiên tiền tổ dòng họ đề cử ra mà vị hiệu là do hội đồng quan sai địa phủ chỉ định. Vị hiệu ông mãnh tổ khác với ông mãnh.

Ông là người tu tập theo đạo học các tôn giáo ở cõi âm. Ông mang vị hiệu có nhiệm vụ giám sát quản lý và giúp đỡ các vong linh của gia tiên tiền tổ.

Ông mãnh tổ thường là người nam chết trẻ khi còn chưa lập gia đình. Tuổi ông khi mất thường trên 13 tuổi. 

Ông mãnh tổ có chức vụ làm phán quan địa phủ hoặc hành sai địa phủ. Khi có một người thân trong dòng họ mất đi, lúc cúng vong 49 ngày bao giờ trong sớ cũng phải thỉnh đến ông mãnh tổ dòng họ.

Trong một số trường hợp, ông có thể bị giam cầm nơi địa ngục do tội lỗi tại hồn tiền dương thế nên chưa thể tu học. Nếu thoát linh khỏi địa ngục thì ông sẽ được bổ nhiệm làm phán quan hoặc hành sai sau đó sẽ được tu học.

Trong trường hợp đặc biệt nếu một dòng họ quá nặng nghiệp hoặc bạc phúc, ông mãnh tổ sẽ được chỉ định làm quỷ thần. Và quỷ thần này sẽ đi hãm hại người. Khi ấy dòng họ ấy sẽ không tồn tại được lâu và sẽ mất họ. Bà cô tổ dù linh thiêng đến đâu mà không giác ngộ được con cháu đi theo đường đúng đắn thì cũng không cứu được. 

Thêm một vấn đề Ông Mãnh Tổ khác Bà Cô Tổ là ông không đầu thai. Khi ông tu tập đạo pháp cao thì ông sẽ được bổ nhiệm làm tiểu thần.

Khấn lễ Ông Mãnh Tổ như thế nào cho đúng

Khi gia đình sắm lễ vào những ngày giỗ tết, trong âm luật chỉ cho phép thỉnh bà cô tổ dòng họ chứ không thỉnh ông mãnh tổ. Nếu gia đình có người hợp mệnh ông và thường được ông che trở độ trì thì mới được phép thỉnh ông về trong những ngày pháp sự hoặc kêu cầu ông khi cần giúp đỡ.

Sắm lễ cúng Ông Mãnh Tổ

Sắm lễ ông mãnh tổ cần phải cẩn thận và chu đáo. Đối với lễ cúng ông mãnh tổ, bạn nên sắm bánh kẹo, lễ mã đầy đủ. Thông thường, gia chủ thường sắm lễ có màu đỏ hoặc màu vàng. 

Lễ hiện lòng thành nên để thể hiện tâm thành kính với ông mãnh tổ dòng họ bạn nên sửa soạn lễ sắm chu đáo và tươm tất. Tại Oản Cô Tâm luôn có những mẫu oản hoặc mẫu mã dâng lễ ông mãnh tổ đẹp. Mẫu mã có đầy đủ nón mũ, giày hài dâng ông.

Ông mãnh bà cô là gì
Oản lụa màu vàng dâng Ông Mãnh Tổ
Ông mãnh bà cô là gì
Mẫu oản đỏ thiết kế dâng Ông Mãnh