Nước xiêm là nước gì

  • Xiêm giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
  • Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?

Vào cuối thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Duy lúc bấy giờ chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây.

Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây là câu hỏi nhiều độc giả quan tâm thắc mắc. Luật Hoàng Phi xin đưa ra nội dung để giải đáp mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Xiêm giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Vào giữa thế kỷ XIX cung như các nước Đông Nam Á khác vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa của các nước phương Tây, trước tiên là Anh và Pháp. Những năm 1885 – 1886 Anh đã chiếm Miến Điện, Pháp chiếm Việt Nam (1884) và Camphuchia (1884). Cả Anh và Pháp đều muốn chiếm Xiêm. Xiêm đứng trước nguy cơ mất nước. Nhưng Pháp và Anh không dễ gì có thể nuốt trôi được Xiêm. Do đó, Anh Pháp hòa giải và biến Xiêm thành nước trung lập.

Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm. Đến thời vua Mông-kut (Ra-ma IV, trị vì năm 1851 đến năm 1868) chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ra-ma IV là vua Xiêm đầu tiên giỏi tiếng Anh, tiếng Latinh, nghiên cứu và tiếp thu nền văn minh phương Tây, tiếp xúc với các nhà truyền giáo Âu-Mĩ và đặc biệt chú ý đến đường lối đối ngoại của Vương quốc.

Năm 1868, Chu-la-long-con lên ngoi (Ra-ma V trị vì từ năm 1868 đến năm 1910). Là người uyên bác, hấp thụ văn hóa phương Tây, tiếp nối chính sách cải cách của vua cha, Ra-ma V đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.

+ Ông ra lệnh xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ được tự do làm ăn sinh sống; đồng thời xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên các công trình nhà nước, giảm nhẹ thuế ruộng. Những biện pháp trên đã có tác dụng tích cực đối với sản xuất nông nghiệp: nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu; việc xuất khẩu gỗ tếch cũng được đẩy mạnh.

Nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn bán và ngân hàng.

Năm 1890, ở Băng Cốc có 25 nhà máy xay xát, 4 nhà máy cưa, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á (1887).

Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục…, tạo cho nước Xiêm một bộ máy mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

+ Về chính trị ông ra lệnh cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua. Ngoài ra giúp việc cho vua có hội đồng nhà nước (nghị viện). Chính phủ có 12 bộ trưởng.

+ Về quân đội Chu-la-long-con lên ngôi xây dựng tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

+ Xã hội xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

Nước xiêm là nước gì

Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?

Từ những phân tích tình hình của Xiêm thời gian từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trả lời cho câu hỏi Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục…và các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”. Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập.

Không chỉ vậy, trong đối ngoại Chu-la-long-con thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp.

Nhờ có vậy Xiêm đã giữ được nền độc lập và giúp Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Xiêm tưự do và không trở thành thành thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây? đến bạn đọc.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Trắc nghiệm: Vì sao Xiêm là nước nằm trong vùng tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập cơ bản?

A. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.

B. Sử dụng quân đội để đe dọa Anh và Pháp.

C. Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ.

D. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về lịch sử nước Xiêm nhé!

1. Xiêm La là nước nào?

Có thể khẳng định Xiêm La là nước Thái Lan hiện nay. Lịch sử của nước Thái Lan bắt đầu từ những người di cư vào đất nước này để sinh sống và phát triển. Họ chia thành những quốc gia nhỏ và luôn bị đe dọa bởi các nước như Miến Điện và Đại Việt, cùng với đó là sự đối đầu giữa người Thái và người Lào.

Từ thế kỷ 12 tới đầu thế kỷ 20, nước này được gọi là Siam (Xiêm La). Năm 1939, tên chính thức của quốc gia này được đổi thành Thái Lan với từ “Thái” mang nghĩa là tự do.

2. Lịch sử Thái Lan

Lịch sử Thái Lan phát triển của các thời kỳ, mỗi thời kỳ lại có những đặc điểm và biến chuyển khác nhau:

* Thời kỳ đầu:

Các nhà khoa học phát hiện người Thái có liên hệ ngôn ngữ với một số dân tộc tại miền Nam của Trung Quốc và chính vì vậy họ cho rằng, nguồn gốc của dân tộc Thái được cho là từ tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, cũng có người lại cho rằng từ đồng bằng sông Menam Chao Phya lên mạn Nam Trung Hoa rồi gặp thời kỳ bành trướng của Hốt Tất Liệt nên lại di chuyển xuống phía nam mới là dân tộc gốc của người Thái Lan.

+ Vương quốc Sukhothai:

Năm 1238, người Thái đã đánh đuổi các lãnh chúa Khmer và thiết lập nên một nhà nước mới đó là vương quốc Sukhothai.

Dưới thời Sukhothai, vua Ramkhamhaeng đã xâm chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon Si Thammarat. Ngoài ra, ông còn đóng góp vào sự phát triển trong văn hóa của người Thái Lan khi chính là người đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên của người Thái và làm cho người dân hiểu rõ sự giá trị của nghệ thuật.

Năm 1300, ông qua đời và được đánh giá là báo hiệu một sự suy thoái của đế quốc Sukhothai. Năm 1378, một nhà nước mới ra đời là Ayuthaya tấn công và chiếm đóng Sukhothai và một bước trở thành nhà nước hùng mạnh nhất trong trong lịch sử tất cả các vương quốc Thái.

+ Vương quốc Ayutthaya:

Nổi tiếng là vương quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử tất cả các vương quốc tại Thái Lan, Vương quốc Ayutthaya tiến hành bành trướng chiến tranh với các nước láng giềng khác.

Sau khi tiêu diệt được vương quốc Sukhothai, Vương quốc Ayutthaya tiếp tục xâm chiếm miền Nam. Năm 1431, vua Boromaraja đệ nhị cướp được thành phố Khmer Angkor Thom và đã buộc người Khmer phải dời về Phnom Penh.

Năm 1569, Ayutthaya trở thành lãnh thổ của Miến Điện và phải đến năm 1584 mới đuổi hết được người Miến Điện ra khỏi đất nước.

Trong những thế kỷ tiếp theo, Xiêm La bắt đầu được các nước phương Tây chú ý. Năm 1601, những thương nhân Hà Lan đầu tiên đã đặt chân lên đất nước này. Kể từ đây, người Châu Âu bắt đầu cạnh tranh nhau nhằm giành những đặc quyền về bến cảng và buôn bán tại Thái Lan. Giai đoạn này đánh dấu vương quốc Ayutthaya yếu dần và sụp đổ sau 1 cuộc tấn công thiêu rụi thủ đô của quân Miến Điện.

* Giai đoạn 1763-1782:

Sau khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, vị tướng Taskin đã quyết định chiếm lại thành phố nhưng sau đó lại dời đô đến Thonburi.

Năm 1763 là cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của người Miến Điện vào Thái Lan nhưng đã bị người dân Thái Lan phản công. Chính vị tướng Taskin đã đẩy lùi được cuộc chiến này và chinh phục được các nước chư hầu và chiếm lại miền Bắc từ người Miến Điện.

Ông đã chỉ huy hàng loạt các cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Thái như: Tấn công người Miến Điện ở phía Bắc năm 1774, chiếm Chiang Mai năm 1776 và thống nhất Thái Lan.

Đến năm 1782, Chao Phraya Chakri phế truất Taksin khỏi ngôi vua và chính thức lên ngôi trở thành vua Rama I, lập ra triều đại Chakri cho đến ngày nay.

+ Vương triều Chakri:

Chao Phraya Chakri là người lập ra triều đại Chakri. Vua Rama I dời đô về Bangkok và cho xây dựng thủ đô theo kiến trúc và kiểu mẫu của vương triều Ayutthaya xưa.

Ông cũng là người hồi sinh nền nghệ thuật và văn hóa của Thái Lan đã bị mai một.

* Giai đoạn 1782-1932

Đây là thời kỳ đầu của vương triều Chakri. Vương triều này được xây dựng là một nhà nước quân chủ chuyên chế được gọi là Xiêm La hay Vương quốc Rattanakosin.

Từ năm 1818, Xiêm mở cửa và tiếp xúc với phương Tây, bắt đầu bằng một hiệp định với người Bồ Đào Nha.

Năm 1932, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang lập hiến. Sau đó, nhà nước Thái Lan nằm dưới chế độ độc tài quân sự cho đến năm 1992. Khi chế độ này kết thúc, Thái Lan đã mở ra thời kỳ dân chủ mới, phát triển đất nước như ngày nay.

3. Chính sách giữ gìn độc lập của Xiêm La

Đất nước này đã sử dụng chiến thuật ngoại giao mềm dẻo. (Chính sách ngoại giao "ngọn tre").

- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....

- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...

- Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX của Ra-ma V

Cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Vị trí “nước đệm” của Xiêm

Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp

- Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 11 hay nhất