Nước nào có nền kinh tế lớn nhất châu âu năm 2024

Theo dữ liệu kinh tế công bố vào ngày 15/1 của Đức, nước này gần như chắc chắn sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2023.

Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản, tính bằng đồng đô la Mỹ, bị ảnh hưởng do đồng yên mất giá so với đồng bạc xanh, trong khi GDP của Đức được thúc đẩy bởi lạm phát.

Theo dữ liệu Đức công bố, GDP danh nghĩa của nước này vào năm 2023 đã tăng 6,3% so với một năm trước lên khoảng 4.120 tỷ euro. Con số này tương đương khoảng 4.500 tỷ USD dựa trên tỷ giá hối đoái trung bình của Ngân hàng Nhật Bản vào năm 2023.

Số liệu thống kê GDP của Nhật Bản trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái sẽ được Văn phòng Nội các công bố vào tháng 2.

Nhưng Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Mitsubishi UFJ ước tính GDP danh nghĩa của nước này vào năm 2023 là 591.000 tỷ yên, tương đương khoảng 4.200 tỷ USD. Con số này thể hiện mức tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước của đồng yên nhưng lại giảm 1,2% so với đồng đô do đồng yên suy yếu.

GDP danh nghĩa hàng năm của Nhật Bản sẽ sánh ngang với Đức nếu con số trong quý 4/2023 là khoảng 190 nghìn tỷ yên. Nhưng điều này có vẻ khó xảy ra khi con số trong giai đoạn Q4/2022 là khoảng 147.000 tỷ yên.

GDP danh nghĩa là tổng giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi mỗi quốc gia. Đây là một chỉ số quan trọng được sử dụng để so sánh quy mô nền kinh tế của một quốc gia. Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về GDP danh nghĩa, tiếp theo là Trung Quốc.

Sự chuyển đổi thứ hạng giữa Nhật Bản và Đức vào năm 2023 đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo vào tháng 10. Trong khi đồng yên yếu và lạm phát ở Đức góp phần vào sự đảo chiều được dự đoán trước, các nhà kinh tế đã chỉ ra những điểm yếu của nền kinh tế Nhật Bản.

Đức đã vượt qua Nhật Bản về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, thu hẹp khoảng cách về quy mô nền kinh tế giữa hai nước. Theo dữ liệu của IMF, nền kinh tế Đức tăng trưởng trung bình 1,2% theo giá trị thực hàng năm từ năm 2000 đến năm 2022, so với mức 0,7% của Nhật Bản.

Shinichiro Kobayashi tại Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Mitsubishi UFJ cho biết xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tổng thể của Nhật Bản đã bị trì trệ, một phần là do tâm lý e ngại rủi ro đã ăn sâu vào các công ty trong ba thập kỷ qua.

Khi bong bóng lạm phát tài sản vào cuối những năm 1980 vỡ tung, các công ty đã thu hẹp quy mô hoạt động bằng cách tinh giảm biên chế và bán bớt tài sản nhàn rỗi.

Khi đồng yên mạnh lên sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers vào năm 2008, các nhà sản xuất ô tô và điện tử tiêu dùng đã đẩy mạnh sản xuất ở nước ngoài để tự bảo vệ mình khỏi biến động tỷ giá hối đoái.

Kobayashi cho biết các nhà xuất khẩu đã không thu được lợi nhuận từ việc đồng yên mất giá mạnh kể từ năm 2022 vì họ chọn không đầu tư vào cơ sở sản xuất trong nước. “Xuất khẩu thậm chí còn tăng trưởng nhiều hơn trong quá khứ nếu đồng yên suy yếu xuống còn 140 yên/đô la. Các công ty hiện đang phải trả giá cho việc không đầu tư vào sân nhà”, vị chuyên gia nói.

IMF dự báo Ấn Độ, quốc gia đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023, sẽ vượt qua Nhật Bản về GDP danh nghĩa vào năm 2026, đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Mặc dù dân số Nhật Bản chưa bằng 1/10 so với Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng GDP bình quân đầu người danh nghĩa của Nhật Bản cũng giảm xuống vị trí thứ 21 trong số các nước thành viên OECD vào năm 2022, phản ánh sự suy giảm sức mạnh kinh tế của nước này. Sự mất giá của đồng yên cũng phản ánh sức mạnh kinh tế yếu kém của Nhật Bản, mặc dù nguyên nhân là do nhiều yếu tố.

Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, tổng GDP của Đức đạt 3.806 tỷ USD (chỉ đứng sau Mỹ: 20.937 tỷ USD, Trung Quốc: 14.723 tỷ USD, Nhật Bản: 5.065 tỷ USD). GDP cũng thể hiện sức mua của một nền kinh tế, và vì vậy không ngạc nhiên khi Đức là một trong những thị trường có sức mua lớn nhất thế giới.

Hình: GDP Đức giai đoạn 2011-2020

Nước nào có nền kinh tế lớn nhất châu âu năm 2024

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2021

Trong một thập kỷ qua, GDP của Đức biến động không đều qua các năm và tăng nhẹ từ 3.744 tỷ USD vào năm 2011 lên 3.806 tỷ USD vào năm 2020. Hai năm trở lại đây, nền kinh tế nước này cũng có xu hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến tác động của căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn (EU - Mỹ, Mỹ - Trung….), ảnh hưởng từ việc Anh rời khỏi EU, và đặc biệt từ năm 2020 là do sự bùng nổ của đại dịch COVID-19. Trung bình trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Đức là 1,39%, cao hơn mức tăng trưởng GDP trung bình của EU giai đoạn này (0,72%).

Nền kinh tế của Đức khá ổn định với các chỉ số kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp của Đức được duy trì ở mức thấp. Trong giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ lạm phát trung bình của Đức là 1,64% và tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 4,47%.

Về dân số, Đức là một trong những nước phát triển có quy mô dân số tương đối lớn, với khoảng 83,2 triệu dân - đứng thứ 19 trên thế giới và đứng thứ 2 tại châu Âu năm 2020, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Đức cũng thuộc nhóm các nước có thu nhập cao trên thế giới với GDP bình quân đầu người đạt 45.724 USD/năm vào năm 2020, đứng thứ 16 trên thế giới (Statisticstimes.com). Vì thế, người tiêu dùng Đức có khả năng chi trả mức cao cho các hàng hóa tiêu dùng.

Nguồn: Trích dẫn "Sổ tay Doanh nghiệp: Tận dụng EVFTA để xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Đức" - Trung tâm WTO và Hội nhập