Biểu mô lát tầng sừng hóa tiếng anh năm 2024

Ảnh mô học các lớp của thượng bì. Lớp sừng (stratum corneum) dày hơn ảnh trên là do đây là hai mẫu lấy từ hai vị trí khác nhau

Chi tiếtMột phần củaDaCơ quanHệ vỏ bọcĐịnh danhLatinhEpidermisMeSHD004817TAA16.0.00.009THH3.12.00.1.01001FMA70596Thuật ngữ mô học

[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Thượng bì là lớp ngoài cùng trong ba lớp tạo nên da, các lớp bên trong bao gồm hạ bì và trung bì. Lớp thượng bì là một hàng rào ngăn nhiễm trùng do các mầm bệnh từ môi trường và điều hòa lượng nước khỏi cơ thể vào trong không khí qua thoát hơi nước qua thượng bì. Thượng bì bao gồm nhiều lớp tế bào dẹt nằm trên một lớp tế bào đáy gồm tế bào hình trụ.

Các hàng tế bào phát triển từ tế bào gốc trong lớp đáy. Cơ chế tế bào điều hòa nước và natri (ENaCs) được tìm thấy trong tất cả các lớp thượng bì.

Thượng bì của con người là một ví dụ đặc trưng của biểu mô, đặc biệt là một biểu mô lát tầng sừng hóa.

Lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng bì bao gồm 4 hoặc 5 lớp, tùy thuộc vào khu vực da. Những lớp thứ tự từ ngoài vào trong là:

  • Lớp sừng Bao gồm từ 10 đến 30 lớp tế bào đa diện, không nhân (bước biệt hóa cuối cùng của tế bào sừng), lòng bàn tay và gan chân có nhiều lớp nhất. Các tế bào sừng được bao quanh bởi vỏ protein. Hầu hết chức năng hàng rào bảo vệ của biểu bì đều đến từ lớp này.
  • Lớp sáng (chỉ ở lòng bàn tay và gan bàn chân) Thượng bì của hai vùng này được dày hơn là nhờ lớp thượng bì có 5 lớp thay vì 4.
  • Lớp hạt Các tế bào sừng (keratinocyte) mất nhân và bào tương nằm ở lớp hạt. Chất béo nằm trong các tế bào sừng được giải phóng vào khoang ngoại bào qua xuất bào để tạo thành một hàng rào lipid bảo vệ trên da. Những chất béo phân cực được sau đó chuyển thành chất béo không phân cực và sắp xếp song song với các tế bào bề mặt. Ví dụ glycosphingolipids trở thành ceramides và phospholipid trở thành axit béo tự do.
  • Lớp gai
  • Lớp đáy

Lớp Malpighi có mặt ở cả lớp đáy và lớp gai.

Thượng bì ngăn cách với hạ bì bởi màng đáy.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng rào bảo vệ[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng bì có chức năng như một hàng rào để bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, stess oxy hóa (tia cực tím), và hóa chất, và cản trở cơ học các chấn thương nhỏ. Hầu hết vai trò bảo vệ của hàng rào này là nhờ lớp sừng.

Giữ ẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng giữ nước của da là chủ yếu do lớp sừng và rất quan trọng cho việc duy trì làn da khỏe mạnh. Chất béo sắp xếp theo một bậc thang và tổ chức giữa các tế bào của lớp sừng tạo thành một hàng rào mất nước qua da.

Màu da[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng và phân phối của tế bào hắc tố trong thượng bì là nguyên nhân cho đa dạng về màu da trong Homo sapiens.... Được tìm thấy trong melanosome, hạt hình thành trong tế bào hắc tố từ đó chúng được chuyển đến các tế bào sừng xung quanh. Kích thước, số lượng và sắp xếp những melanosome khác nhau giữa các chủng tộc, tuy nhiên dù số lượng tế bào hắc tố có thể thay đổi khác nhau giữa vùng cơ thể, số lượng của chúng giống nhau ở tất cả các vùng trên tất cả mọi người. Số lượng melanosome trong sừngs làm tăng sự tiếp xúc với tia cực tím, còn phân bố của chúng hầu như không ảnh hưởng.

[ Thầy Đặng Thành Nam ] Đề thi khảo sát chất lượng thi tốt nghiệp THPT QG 2022 THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình

  • 4 câu thơ đầu - dễ hiểu
  • BIEU-MO - mô phôi
  • Kết quả tạo hình khe hở môi một bên toàn bộ bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu 1439256
  • Cyberbullying - jbjgjh
  • 2. BM kham sang loc - Không có gì
  • CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP (ĐC phần 2)
  • Thuyet trinh thoi trang GMHS22
  • Câu hỏi kiểm tra tự luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam DƯỢC 2020
  • BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN Trung HOA
  • Quyen con nguoi trong hien phap 2013
  • Tiểu luận pháp luật Đảm bảo quyền con người là mục tiêu của hiến pháp

Preview text

BIỂU MÔ

Mục tiêu học tập:

  1. Nêu được định nghĩa, nguồn gốc và chức năng biểu mô.
  2. Nêu được những tính chất chung của biểu mô.
  3. Nêu được các nguyên tắc phân loại biểu mô. Mô tả được đặc điểm cấu tạo của những biểu mô lấy làm thí dụ.
  4. ĐẠI CƯƠNG
  5. Định nghĩa

Biểu mô là loại mô được tạo thành bởi những tế bào hình đa diện nằm sát và gắn kết chặt chẽ với nhau, rất ít chất gian bào. Biểu mô làm nhiệm vụ che phủ bề mặt cơ thể, lót các khoang cơ thể hoặc đảm nhiệm chức phận chế tiết.

  1. Nguồn gốc

Biểu mô có nguồn gốc từ cả 3 lá phôi:

  • Ngoại bì bề mặt là nguồn gốc của biểu bì da, giác mạc, biểu mô của các khoang mũi, miệng, hậu môn...
  • Nội bì là nguồn gốc của biểu mô hệ hô hấp, ống tiêu hoá, các tuyến tiêu hoá...
  • Trung bì là nguồn gốc của lớp nội mô lát mạch máu và mạch bạch huyết, biểu mô các thanh mạc...
  • Chức năng

Biểu mô có những nhóm chức năng chính sau:

  • Che phủ, giới hạn, tạo hàng rào bảo vệ.
  • Vận chuyển, hấp thu, bài xuất, chế tiết.
  • Thu nhận cảm giác. Để đảm nhiệm những chức năng khác nhau, tế bào biểu mô đã biệt hoá về cấu trúc phù hợp với những chức phận nhất định:
  • Bảo vệ. Thí dụ tế bào biểu bì da:
  • Nhiều lớp tế bào, những tế bào lớp trên dẹt lại để đáp ứng với sự căng giãn.
  • Thể liên kết giữa các tế bào rất phát triển.
  • Trong bào tương các tế bào lớp trên không còn bào quan, chứa chất sừng không ngấm nước.
  • Hấp thu. Thí dụ tế bào biểu mô ruột non:
  • Vi nhung mao phát triển ở bề mặt tế bào, làm tăng diện tích hấp thu các chất.
  • Các bào quan rất phát triển ở bào tương cực ngọn tế bào.
  • Vận chuyển:
  • Vận chuyển trên bề mặt tế bào. Thí dụ tế bào biểu mô đường hô hấp có các lông chuyển.
  • Vận chuyển qua tế bào. Thí dụ tế bào nội mô mạch máu:
  • Tế bào đa diện mỏng nên có diện tích bề mặt tối đa.
  • Màng đáy phát triển hoạt động như một hàng rào khuyếch tán.
  • Các túi vi ẩm bào phong phú. Một số nơi, tế bào nội mô mao mạch có cửa sổ.
  • Chế tiết:
  • Tổng hợp protein. Thí dụ tế bào tuyến tuỵ ngoại tiết:
  • Lưới nội bào có hạt phát triển.
  • Giàu bộ Golgi.
  • Hạn chế tiết tập trung ở cực ngọn tế bào.
  • Tổng hợp các hormon steroid. Thí dụ tế bào hạt hoàng thể:
  • Lưới nội bào không hạt phát triển.
  • Trong bào tương nhiều giọt lipid.
  • NHỮNG TÍNH CHẤT CỦA BIỂU MÔ
  • Các tế bào tạo thành biểu mô nằm sát nhau

Dưới kính hiển vi quang học không quan sát được khoảng gian bào giữa các tế bào biểu mô. Dưới kính hiển vi điện tử, khoảng gian bào chỉ từ 15 đến 20nm. Ở một số biểu mô, có nơi khoảng gian bào giãn rộng trở thành tiểu quản gian bào, lưu chuyển các chất giữa tế bào các lớp của biểu mô.

  1. Kích thước và hình dáng biểu mô

Các tế bào biểu mô khác nhau phụ thuộc vào loại biểu mô, vào chức năng biểu mô và vào vị trí của các tế bào trong biểu mô. Khi ranh giới của tế bào không nhìn rõ thì hình dáng của nhân tế bào có thể cung cấp khái niệm về hình dáng của tế bào (những tế bào khối vuông hay đa diện thường có nhân hình cầu; những tế bào dẹt thường có nhân hình thoi, dài, dẹt; những tế bào hình trụ thường có nhân hình trứng đứng thẳng).

  1. Sự phân cực tế bào biểu mô (Hình 1-8)

Ở đa số các tế bào biểu mô, bào tương phía trên nhân hoàn toàn khác với phần dưới nhân. Vì vậy người ta quy ước gọi cực đáy là phần bào tương trông về phía màng đáy, còn phần bào tương ở phía trên là cực ngọn. Sự phân cực đó có liên quan với các chức năng của tế bào.

  1. Nuôi dưỡng và phân bố thần kinh ở biểu mô

1

2

3

4

Thành phần hoá học của lá đáy chủ yếu gồm collagen typ IV, laminin và heparan sulfate. Những tơ neo có thành phần cấu tạo là collagen typ VII. Lá đáy là sản phẩm của các tế bào biểu mô. Tế bào cơ, tế bào mỡ và tế bào Schwann cũng tạo ra lá đáy bao quanh các tế bào này. Lá sợi võng là sản phẩm của các tế bào mô liên kết. Màng đáy đóng vai trò phân cách biểu mô với mô liên kết, làm giới hạn cho sự phát triển của biểu mô, đồng thời làm hàng rào ngăn không để những chất có phân tử lượng lớn ở dịch gian bào vào biểu mô. Biểu mô và màng đáy thường nằm trên một lớp mô liên kết-mạch, được gọi là lớp đệm (lamina propria). Lớp đệm dưới biểu mô thường có những nhú làm tăng diện tích kết dính và trao đổi chất giữa biểu mô và mô liên kết.

  1. Những hình thức liên kết và truyền thông tin đặc biệt ở mặt bên của tế bào biểu mô

2.6. Những cái mộng (Hình 1-2)

Ở mặt bên của những tế bào biểu mô nằm cạnh nhau màng tế bào này lồi ra khớp với chỗ lõm của màng bào tương tế bào bên cạnh. Đó là cấu trúc mộng, giúp tế bào liên kết với nhau.

2.6. Dải bịt (Zonula occludens) (Hình 1-2; 1-3)

Hình 1-2. S ơ đồồ siêu cấấu trúc têấ bào bi u mồ ru tể ộ non [5].

1. Vi nhung mao; 2. D i b t; 3. Vòng dính; 4.ả ị

Th ể liên kêết; 5. Liên kêết khe; 6. M ng.ộ

5

6

Ở mặt bên ngay sát mặt tự do của tế bào biểu mô có dải bịt. Ở đây lớp ngoài cùng của màng bào tương hai tế bào cạnh nhau hoà nhập lại một khoảng dài từ 0,1- 0,3m, trong khoảng này có nơi còn thấy khoảng gian bào hẹp. Dải bịt lấp kín phần ngọn khoảng gian bào quanh các tế bào biểu mô, không cho các chất vào khoảng gian bào phía dưới.

Hình 1-3. S ơ đồồ các hình th ức liên kêết m t bên têế bào bi u mồ ru t [4]. ặ ể ộ

A. Hình vi th ; B, C. Hình siêu vi th ; D. Sể ể ơđồồ cắết ngang; 1. Mâm khía; 2.

Màng đáy; 3. Vi nhung mao; 4. D i b t; 5. Vòng dính; 6. Thả ị ểliên kêết.

4

5

6

6

5

4

1

3 2 A B C D

Tại liên kết khe, có những đơn vị kết nối (connexon units) hình ống chạy xuyên qua khoảng gian bào hẹp (2nm) hai đầu mở vào bào tương mỗi tế bào. Mỗi đơn vị kết nối gồm 6 dưới đơn vị quây quanh một lòng rỗng đường kính khoảng 2nm, cho phép các ion và vật chất có phân tử lượng dưới 1000 đi qua. Tâm của những đơn vị kết nối gần nhau cách nhau khoảng 9nm. Liên kết khe là cấu trúc liên kết và truyền thông tin ở mặt bên của một số loại tế bào biểu mô. Tuy nhiên, ở một vài mô trong cơ thể người như mô cơ, mô thần kinh... cũng có cấu trúc truyền thông tin này. Sự truyền thông tin giữa hai tế bào tại liên kết khe theo cơ chế hoạt động của synap điện (xung động thần kinh qua synap điện không đòi hỏi chất trung gian hóa học mà nhờ vào sự chuyển dịch của dòng ion, gây thay đổi điện thế màng).

  1. Những cấu trúc đặc biệt ở mặt tự do và mặt đáy tế bào biểu mô

2.7. Mặt tự do tế bào biểu mô

2.7.1. Vi nhung mao (Hình 1-2; 1-3; 1-5; 1-8)

Dưới kính hiển vi điện tử, vi nhung mao được mô tả như do bào tương đẩy màng bào tương lồi lên mặt tự do làm tăng diện tích bề mặt tế bào. Trong bào tương của vi nhung mao có những xơ actin và những enzyme cần cho sự trao đổi chất.

7

Hình 1-5. Ảnh siêu cấu trúc vi nhung mao tế bào biểu mô ruột [5].

1. Vi nhung mao; 2. Glycocalyx; 3. Màng bào tương;4. Xơ

1

3

4

Vi nhung mao rất phát triển ở những tế bào biểu mô trao đổi chất mạnh. Thí dụ ở niêm mạc ruột non, mỗi tế bào biểu mô trụ có tới 3000 vi nhung mao hướng vào lòng ruột; mỗi nhung mao cao khoảng 1m, đường kính khoảng 0,1m; ở phía đáy vi nhung mao, màng bào tương lõm xuống hình thành các khe, ống nhỏ. Dưới kính hiển vi quang học, tập hợp các vi nhung mao của tế bào biểu mô ruột tạo thành hình ảnh một đĩa sẫm màu có khía dọc, được gọi là mâm khía; còn ở bề mặt các tế bào biểu mô ống gần ở thận gồm nhiều vi nhung mao cao tạo hình ảnh vi thể được gọi là diềm bản chải.

2.7.1. Lông

Ở mặt tự do của các tế bào biểu mô lợp một số cơ quan, có thể có những lông chuyển hoặc những lông bất động.

  • Lông chuyển có cấu tạo khác với vi nhung mao, dài từ 5-10m, đường kính 0,2m, lay động được trên bề mặt một số tế bào biểu mô (Hình 1-6; 1-7).

8

Hình 1-7. S ơ đồồ m t cắất ngang lồngặ chuy n (trên) và hể ướng lay đ ng c a ộ ủ lồng chuy n (dể ưới) [4].

  1. Màng bào t ương; 2. ỐỐng siêu vi ngo i ạ vi; 3. ỐỐng siêu vi trung tâm và v ỏ b c; 4.ọ

1

2

3

Hình 1-6. Ảnh siêu cấấu trúc lồng chuy n ể ởtêấ bào bi u mồ để ường hồ hấấp [5]. Hình l n: m t cắết d c lồng chuy n;ớ ặ ọ ể Hình nh :ỏ m t cắết ngang lồng chuy n; 1. Màng bào tặ ể ương; 2. ỐỐng siêu vi; 3. Th ểđáy.

hay phức tạp, chia thành nhiều nhánh. Ở những tế bào tái hấp thu ion Na mạnh (thí dụ tế bào ống xa ở thận), những mê đạo đáy khá phát triển.

Xen vào giữa những mê đạo đáy, các ngăn bào tương có chiều rộng khoảng 50- 180nm và chứa nhiều ti thể. Nhờ có những mê đạo đáy, toàn bộ diện tích của màng bào tương ở mặt đáy tăng lên rất nhiều. Vì thế, quá trình trao đổi chất ở đây thuận lợi và tăng lên. Sự có mặt nhiều ti thể trong ngăn bào tương và sự tiếp xúc mật thiết của ti thể với với mê đạo đáy tạo điều kiện cung cấp năng lượng cho sự vận chuyển các chất qua màng ở phần đáy tế bào.

10

Hình 1-8. Sơ đồ siêu cấu trúc tế bào biểu mô ống gần ở thận [10]. A. Cực ngọn; B. Cực đáy; 1. Vi nhung mao; 2. Ti thể; 3. Màng đáy; 4. Mê đạo đáy.

1

2

3

4

A

B

Hình 1-9. Sơ đồ siêu cấu trúc thể liên kết (A); thể bán liên kết (B) [4].

1. Tấm bào tương; 2. Xơ trương lực; 3. Màng đáy; 4. Mô liên kết; 5.

A

B 1

2

5

2 1

3 4

2.7.2. Thể bán liên kết (Hình 1-9)

Trong cực đáy của tế bào biểu mô hướng về phía màng đáy có những cấu trúc giống như một nửa thể liên kết. Cấu trúc này được gọi là thể bán liên kết, có tác dụng làm cho các tế bào biểu mô liên kết chặt chẽ với mô liên kết phía dưới (hay chung quanh) qua các xơ trung gian trong tế bào.

  1. PHÂN LOẠI BIỂU MÔ

Căn cứ vào một số chuẩn, biểu mô được phân loại như sau:

  • Dựa vào chức năng biểu mô trong cơ thể có thể chia làm hai loại: biểu mô phủ và biểu mô tuyến.
  • Dựa vào số hàng tế bào biểu mô, có biểu mô đơn và biểu mô tầng.
  • Dựa vào hình dáng lớp tế bào trên mặt biểu mô có: biểu mô lát, biểu mô vuông và biểu mô trụ.
  • Biểu mô phủ (Hình 1-10)

Biểu mô phủ là những biểu phủ mặt ngoài của cơ thể, mặt trong các cơ quan rỗng, những khoang thiên nhiên của cơ thể.

3.1. Biểu mô đơn

Biểu mô đơn là những biểu mô được tạo thành bởi một hàng tế bào. 3.1.1. Biểu mô lát đơn (Hình 1-10a) Biểu mô lát đơn được tạo thành bởi một hàng tế bào đa diện dẹt. Các tế bào có đường ranh giới ngoằn ngoèo, được thể hiện bằng phương pháp ngấm bạc. Vùng trung tâm mỗi tế bào thường có một nhân hơi lồi vào lòng khoang mà biểu mô đó lợp. Loại biểu mô này thường gặp ở mặt trong thành tai trong màng, mặt trong của màng nhĩ, lá ngoài của bao Bowman, đoạn lên của ống trung gian (trong thận). Màng bụng, màng phổi, màng tim cũng được lợp bởi biểu mô lát đơn nhưng có nguồn gốc từ trung mô nên được gọi là trung biểu mô. Mặt trong thành các mạch máu, mạch bạch huyết cũng được lợp bởi biểu mô lát đơn có nguồn gốc trung mô được gọi là nội mô. Mặt của biểu mô lát đơn bao giờ cũng hơi ướt, nhẵn, bóng, cho phép các tạng chuyển động dễ dàng, không bị cọ xát mạnh vào nhau và vào thành cơ thể. Vì thế biểu mô lát đơn còn được gọi là biểu mô trượt.

3.1.1. Biểu mô vuông đơn (Hình 1-10b)

Quan sát lát cắt song song với bề mặt biểu mô, các tế bào biểu mô thể hiện là những hình đa giác. Nếu quan sát theo mặt phẳng vuông góc với bề mặt biểu mô, biểu mô gồm một hàng tế bào hình khối vuông, nhân hình tròn, nằm giữa tế bào. Có thể gặp biểu mô vuông đơn ở một số nơi: biểu mô lợp mặt tự do của buồng trứng, mặt trong của bao nhân mắt, hoặc ở các ống bài xuất của một số tuyến ngoại tiết (ống Boll của tuyến nước bọt). Biểu mô sắc tố của võng mạc cũng thuộc loại biểu mô vuông đơn. Biểu mô chế tiết của một số nang tuyến cũng được xếp vào loại biểu mô vuông đơn, dù rằng những tế bào tạo thành những nang đó thường là hình tháp hơn là hình khối vuông.

3.1.1. Biểu mô trụ đơn (Hình 1-10c)

Biểu mô trụ đơn gồm một hàng tế bào hình trụ. Chiều cao của tế bào lớn hơn chiều ngang. Nhân tế bào có hình trứng, nằm phía cực đáy. Khi quan sát lát cắt song song với bề mặt biểu mô, người ta thấy tế bào cũng có hình đa diện giống như biểu mô vuông đơn nhưng chu vi của những tế bào trụ nhỏ hơn nhiều. Biểu mô trụ đơn lợp mặt trong của ống tiêu hoá suốt từ tâm vị đến đoạn trên của trực tràng và gặp cả ở đường bài xuất của một số tuyến. Biểu mô trụ đơn có thể được hình thành từ một loại tế bào giống nhau (thí dụ: biểu mô của niêm mạc dạ dày, biểu mô ống cổ tử cung). Nhưng cũng có biểu mô trụ đơn được tạo nên bởi nhiều loại tế bào trụ khác nhau (thí dụ biểu mô ruột được tạo thành bởi 3 loại tế bào trụ: tế bào mâm khía, tế bào hình đài, tế bào ưa chrom ưa bạc). Có thể gặp biểu mô trụ đơn có lông chuyển ở vòi trứng, những phế quản; biểu mô trụ đơn có lông bất động ở ống mào tinh, biểu mô ống nội tuỷ.

3.1. Biểu mô tầng

Biểu mô tầng là loại biểu mô được tạo thành bởi hai hoặc nhiều lớp tế bào chồng lên nhau. Dựa vào hình dáng tế bào nằm trên cùng để phân loại, người ta có thể chia biểu mô tầng làm 3 loại và 2 loại đặc biệt:

3.1.2. Biểu mô lát tầng

Loại biểu mô này được tạo thành bởi nhiều lớp tế bào, nhưng những tế bào trên cùng là những tế bào dẹt. Loại biểu mô này được chia làm hai loại:

  • Biểu mô lát tầng sừng hoá. Loại biểu mô này có đặc điểm là gồm nhiều hàng tế bào có hình dáng thay đổi từ dưới lên trên, những hàng trên cùng hình thành lớp keratin (lớp sừng). Biểu bì da thuộc loại biểu mô này. Từ trong ra ngoài biểu bì gồm 5 lớp: lớp đáy hay lớp sinh sản, lớp sợi, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng (Hình 1-10h). Biểu bì da được coi là biểu mô bảo vệ điển hình. Cũng như mọi biểu mô lát tầng, biểu bì da luôn luôn được đổi mới nhờ sự sinh sản của lớp đáy. Hướng tiến triển của các tế bào biểu mô là từ trong ra ngoài, để cuối cùng trở thành những mảng sừng bong ra.
  • Biểu mô lát tầng không sừng hoá. Đó là loại biểu mô lợp thành các khoang thiên nhiên trong cơ thể, nơi thường xuyên có sự cọ sát có thể gây tổn thương cho thành ống (khoang miệng, thực quản, âm đạo...). Biểu mô lát tầng không sừng hoá cũng được tạo thành bởi nhiều lớp tế bào: lớp đáy (lớp sinh sản), lớp sợi (lớp Malpighi), lớp trên mặt gồm những tế bào dẹt còn nhân. Những tế bào này sẽ bong khỏi biểu mô, rơi vào trong khoang. Biểu mô lát tầng không sừng hoá không có lớp hạt và lớp sừng (Hình 1-10g).

3.1.2. Biểu mô vuông tầng

Biểu vuông tầng được tạo bởi hai hàng tế bào trở lên mà hàng nằm trên cùng là những tế bào hình khối vuông. Thí dụ: ở biểu mô võng mạc thể mi, hàng tế bào vuông ở lớp trong có khả năng tiết ra thuỷ dịch, hàng tế bào vuông ở lớp ngoài có chứa nhiều hạt sắc tố đen (xem chương 16).

3.1.2. Biểu mô trụ tầng (Hình 1-10e)

Biểu mô trụ tầng gồm nhiều hàng tế bào chồng chất lên nhau và hàng tế bào nằm trên cùng có hình trụ. Trong cơ thể, ít có biểu mô thuộc loại này. Thí dụ biểu mô màng tiếp hợp mi mắt, biểu mô của đoạn niệu đạo tiền liệt, biểu mô của một số ống bài xuất lớn của một số tuyến.

3.1.2. Biểu mô trụ giả tầng (Hình 1-10d)

Ở biểu mô trụ giả tầng, các tế bào chồng chất lên nhau, hàng tế bào trên cùng có hình trụ, nhưng cực đáy của tất cả các tế bào đều sát với màng đáy. Hình dáng của các tế bào trong biểu mô khác nhau: một số tế bào có mặt đáy rộng, hẹp dần lên phía trên và không lên đến mặt biểu mô. Một số khác rất cao, kéo dài suốt chiều dày của biểu mô và mặt ngọn tế bào rộng hơn mặt đáy. Nhân của các tế bào thường nằm ở phần rộng nhất của tế bào do đó nhân các tế bào thường nằm chênh nhau thành 2-3 hàng. Vì vậy biểu mô có dáng như loại biểu mô tầng nên nó được mang tên là giả tầng. Thí dụ: biểu mô lợp những ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt mang tai và một số tuyến khác, biểu mô lợp niệu đạo nam (trừ đoạn niệu đạo tiền liệt). Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển lợp phần lớn đường dẫn không khí của bộ máy hô hấp, vòi Eustache, một phần hòm nhĩ, túi lệ.

3.1.2. Biểu mô chuyển tiếp (Hình 1-10i-k)

Biểu mô này được tạo thành bởi nhiều hàng tế bào. Nghiên cứu thiết đồ cắt thẳng góc với mặt biểu mô, người ta thấy hình dáng tế bào thay đổi từ dưới lên trên tới mặt tự do của biểu mô. Lớp tế bào sát màng đáy có hình khối vuông hay hình trụ gọi là lớp đáy. Trên lớp đáy có nhiều hàng tế bào đa diện. Hàng tế bào trên cùng gồm những tế bào đa diện lớn. Biểu mô chuyển tiếp là loại biểu mô của niêm mạc bàng quang, trong đó các tế bào có khả năng biến đổi hình dáng rõ ràng, tuỳ thuộc vào tình trạng căng giãn của bàng quang. Khi bàng quang căng, tế bào các lớp trên của biểu mô dẹt lại. Người ta coi biểu

  • Chế tiết kiểu bán huỷ (apocrine): một lượng nhỏ bào tương cực ngọn tế bào cùng sản phẩm chế tiết được đưa ra khỏi tế bào. Tế bào chế tiết của tuyến sữa hoạt động theo kiểu này.

3.2. Phân loại tuyến

3.2.3. Căn cứ để phân loại:

Theo số lượng tế bào tạo ra sản phẩm, có:

  • Tuyến đơn bào: chỉ gồm một tế bào chế tiết. Đó là trường hợp tế bào hình đài tiết chất nhầy ở biểu mô niêm mạc ruột và đường hô hấp (Hình 1-11), tế bào nội tiết ở ruột non.
  • Tuyến đa bào: tuyến gồm nhiều tế bào tham gia tạo chất chế tiết. Đại đa số các tuyến trong cơ thể là loại tuyến đa bào. Theo vị trí nhận sản phẩm chế tiết đầu tiên có:
  • Tuyến ngoại tiết: là những tuyến mà sản phẩm chế tiết được bài xuất ra mặt ngoài cơ thể hoặc được đưa vào các khoang cơ thể. Tuyến ngoại tiết có hai phần: phần chế tiết và phần bài xuất.
  • Tuyến nội tiết: là những tuyến mà sản phẩm chế tiết được đưa thẳng vào máu. Tuyến nội tiết chỉ có phần chế tiết không có phần bài xuất, nên các tế bào tuyến liên hệ chặt chẽ với mao mạch máu.

Hình 1-11. Tuyến đơn bào (tế bào hình đài tiết nhầy ở biểu mô niêm mạc ruột) [10]. A. Vi thể; B. Siêu vi thể; 1. Vi nhung mao; 2. Hạt nhầy; 3. Lưới nội bào; 4. Nhân tế bào.

A

B

1

2

3

4

3.2.3. Tuyến ngoại tiết (Hình 1-12)

Mỗi tuyến ngoại tiết đa bào gồm hai phần: phần chế tiết gồm các tế bào tạo ra sản phẩm chế tiết; phần bài xuất là những ống dẫn sản phẩm chế tiết đi ra khỏi tuyến. Theo đặc điểm cấu tạo hình thái của phần chế tiết, có thể chia tuyến ngoại tiết thành ba loại: tuyến ống, tuyến túi, túi ống-túi.

  • Tuyến ống: phần chế tiết dạng ống có thể là ống đơn hoặc ống chia nhánh, có thể cong hoặc thẳng. Có bốn loại tuyến ống sau:
  • Tuyến ống đơn thẳng. Thí dụ tuyến Lieberkuhn ở niêm mạc ruột.
  • Tuyến ống đơn cong. Thí dụ tuyến mồ hôi ở da.
  • Tuyến ống chia nhánh thẳng. Thí dụ tuyến đáy dạ dày.
  • Tuyến ống chia nhánh cong. Thí dụ tuyến môn vị và tuyến tâm vị.
  • Tuyến túi: phần chế tiết có dạng túi hay dạng nang. Có hai kiểu tuyến túi:
  • Tuyến túi có nhiều nang mở chung vào một ống bài xuất, thí dụ như tuyến bã ở da.

Hình 1-12. Sơ đồ các loại tuyến ngoại tiết [5].

  1. Tuyến ống đơn thẳng; 2. Tuyến ống đơn cong (a. Phần bài xuất, b. Phần chế tiết); 3. Tuyến ống chia nhánh thẳng; 4. Tuyến túi nhiều nang mở chung vào một ống bài xuất; 5. Tuyến ống-túi; 6. Tuyến ống chia nhánh cong; 7. Tuyến túi kiểu chùm nho.

a

b

1 2 3 4

56 7

Trong một số hệ cơ quan, tế bào biểu mô đã biến đổi thành các dạng: (1) tế bào cơ- biểu mô (myoepithelial cells), (2) tế bào thần kinh-nội tiết (neuroendocrine cells) và (3) tế bào nội tiết ở ruột (enteroendocrine cells).

  • Tế bào cơ-biểu mô (trong bào tương có xơ actin và xơ myosin) có khả năng co rút. Tế bào này bao quanh các nang tuyến của tuyến nước bọt... Khi chúng co rút, thúc đẩy các tế bào chế tiết đưa các sản phẩm vào lòng tuyến.
  • Tế bào thần kinh-nội tiết còn gọi là tế bào thần-kinh biểu mô là những tế bào cảm giác. Những nơron hai cực của nụ vị giác thuộc loại này.
  • Tế bào nội tiết ở ruột có nguồn gốc biểu mô, biệt hoá thành các tuyến nội tiết đơn bào. Những loại tế bào này tiết ra một số peptid và hormon như serotonin, enteroglucagon, gastrin... Sản phẩm chế tiết của những tế bào này được giải phóng vào lớp đệm chứ không vào lòng ruột.
  • SỰ TÁI TẠO BIỂU MÔ

Biểu mô luôn được đổi mới nhờ gián phân tế bào. Tỉ lệ đổi mới của mỗi biểu mô khác nhau. Ở biểu bì da, các tế bào trên mặt biểu mô hoá sừng. Lớp tế bào hoá sừng này ở mức độ nào đó đã bảo vệ cho những tế bào lớp sâu của biểu mô. Chúng được thay thế dần bằng sự phân chia của các tế bào của những lớp đáy biểu mô. Càng lên phía trên các tế bào dần hoá sừng. Ở ruột non, những tế bào bị huỷ hoại và những tế bào ở giai đoạn cuối của đời sống liên tục bong ra ở phần ngọn của các nhung mao ruột. Chúng được thay thế bởi sự phân chia của các tế bào tuyến Lieberkuhn. Ở ruột non, tỉ lệ tế bào mất đi và tế bào mới sinh do gián phân rất cao nên biểu mô phủ các nhung mao được thay thế hoàn toàn chỉ trong vài ngày. Ở biểu mô đường hô hấp, các tế bào có đời sống dài, sự thoái hoá của tế bào tương đối ít vì vậy tỉ lệ đổi mới ở đây chậm. Trong quá trình lành vết thương da, các tế bào biểu mô ở mép vết thương tăng cường gián phân, cung cấp các tế bào mới sinh tiến vào che phủ dần vết thương. Mới đầu là một hai hàng tế bào, về sau biểu mô được phục hồi với chiều dày bình thường.