Những tác phẩm văn học đoạt giải nobel năm 2024

Henryk Sienkievich (Ba Lan) (1846-1916) - Giải Nobel 1905

- Đioklex

- Người gác đèn biển

Selma Lagerlof (Thuỵ Điển) (1858-1940) - Giải Nobel 1909

- Câu chuyện vợ một người dân chài

- Con chim đất

Rabindranath Tagore (Ấn Độ) - (1861-1941) - Giải Nobel 1913

- Dàn hoả thiêu

- Gửi của

Knut Hamsun (Na Uy) (1859 - 1952) - Giải Nobel 1920

- Những kẻ nô lệ tình ái

- Tiếng gọi đời thường

William B.Yeats (1865 - 1939) - Giải Nobel 1923

- Chàng Hanrahan tóc đỏ

Geogre B.Shaw (Anh) (1865 - 1950) - Giải Nobel 1925

- Cô gái da đen đi tìm Đức Chúa trời

- Đông Joăng thanh minh

Thomas Mann (Đức) (1875 - 1955) - Giải Nobel 1929

- Luidơ bé bỏng

Ivan Bunin (Nga) (1870 - 1953) - Giải Nobel 1933

- Say nắng

- Lần gặp gỡ cuối cùng

- Natali

- Hơi thở nhẹ

Luigi Pirandello (Ý) (1867 - 1936)

- Hơi thổi

- Tấm khăn choàng màu đen

Cảm nhận từ độc giả

“... Hôm sau, Mahaymaya trở thành goá phụ. Nhưng nàng không quá đau khổ vì tin này như khi Rajib bất ngờ được nghe báo Mahaymaya lấy chồng. Anh có phần hí hửng là đằng khác. Nhưng niềm vui đó không lâu, một xúc động ghê gớm thứ hai làm Rajib choáng váng. Anh được nghe nói ngay hôm ấy sẽ có một lễ cử hành tại khu dàn hoả thiêu vì chính Mahaymaya sẽ bị hoả thiêu trên dàn cùng chồng.

Thoạt tiên, anh định đến báo tin cho ông chủ và tìm cách dùng vũ lực ngăn cản sự hy sinh tàn nhẫn ấy. Sau anh nhớ ra ông ta đã chuyển giao chức trách cho người đến thay thế và hôm đó đã đi Xônapua rồi. Ông ta muốn đem Rajib theo, nhưng anh ở lại sau khi xin nghỉ một tháng.

Những tác phẩm văn học đoạt giải nobel năm 2024

Mahaymaya đã bảo: “Chờ em!”, anh không thể vì bất cứ lý do gì không làm theo lời yêu cầu đó. Ban đầu anh xin nghỉ một tháng nhưng nếu cần anh sẽ nghỉ hai tháng rồi ba tháng và cuối cùng có thể xin thôi việc ở chỗ ông giám đốc, sống bằng nghề hành khất, dù thế nào anh cũng sẽ chờ đợi nàng chó đến tận cuối đời.

Sau khi biết tin Mahaymaya sẽ bị hoả thiêu, Rajib như điên như dại sắp sửa lao ra ngoài với ý định tự vẫn hoặc làm một việc gì đó để ngăn cản cái chết của Mahaymaya, thì đúng lúc ấy nổi lên một trận cuồng phong dữ dội và một trận mưa như thác. Gió bão gầm rú có cơ quật đổ mái nhà xuống đầu song anh lại cảm thấy thư thái khi nhận thấy những chấn động dữ dội của thiên nhiên bên ngoài đồng điệu với cơn giông tố trong tâm hồn mình. Tưởng chừng tất cả trời đất đã hỗ trợ ý nguyện của anh và sẽ đem lại cho anh một phương thức cứu vãn. Bạo lực mà anh đã định dùng đối với bản thân bây giờ đang nằm trong tay thiên nhiên ở dưới đất và ở trên trời.

Bỗng có ai đẩy mạnh cửa. Rajib vội ra mở. Một người đàn bà bước vào buồng, quần áo sũng nước, đầu trùm một tấm khăn dài và dầy, che kín hết mặt, Rajib biết ngay đó là Mahaymaya.

Giọng tràn ngập xúc động, anh hỏi:

- Mahaymaya, có phải em ở dàn hoả thiêu về đấy không?

Mahaymaya trả lời:

- Đúng, em đã hứa với anh sẽ đến nhà. Em giữ lời hứa: em đến đây. Nhưng Rajib ạ, em không còn là con người xưa kia nữa, em đã hoàn toàn khác trước. Chỉ có trong tâm hồn, em mới còn là cô gái Mahaymaya khi xưa. Bây giờ, anh nói đi, em vẫn còn kịp quay trở lại dàn hoả thiêu. Nhưng nếu anh thề với em sẽ không bao giờ nhấc bỏ tấm khăn trùm mặt em, không bao giờ nhìn vào gương mặt đó, thì em sẽ sống ở nhà anh.

Giành lại được Mahyamaya từ tay thần chết đã là quá sức tưởng tượng rồi, mọi điều khác đều không có nghĩa lý gì trước sự việc ấy, do vậy Rajib vội vã trả lời:

- Em hãy sống ở đây theo cách em muốn; nếu em bỏ anh, anh chết mất.

Mahaymaya bèn bảo:

- Nếu thế chúng ta hãy rời đây đi ngay tức khắc. Chúng ta đến chỗ ông chủ của anh vừa chuyển đến.

Bỏ lại mọi của cải trong nhà, Rajib ra đi với Mahyamaya giữa trời mưa bão. Gió thổi mạnh đến nỗi họ phải chúc đầu mà đi. Sỏi đá bị cuốn bay bắn vào bắp chân họ như những viên chì. Hai người đi băng ngang đồng, sợ cây cối ven đường đổ cuống đầu. Gió thốc dữ dội vào lưng họ đẩy đi như thể cơn bão đã giật đôi trai gái này ra khỏi nơi ở của loài người và thổi bạt họ đi xa để huỷ diệt họ...” (Trích đoạn Dàn hoả thiêu)

(HNMCT) - Lật một cuốn sách đang “hot” trên thị trường, độc giả có thể thấy nhiều lời đánh giá "có cánh" cùng “nhãn mác” giải thưởng mà tác giả - tác phẩm nhận được. Song, không phải giải thưởng nào cũng đủ uy tín, đánh giá nào cũng đủ tin cậy. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của mô hình tủ sách Nobel văn chương như một chỉ dẫn để bạn đọc dễ dàng tìm đến những tác phẩm đỉnh cao.

Những tác phẩm văn học đoạt giải nobel năm 2024

Các tác phẩm đã xuất bản của Tủ sách Trăm năm Nobel.

Từ năm 1901, khi giải Nobel Văn học đầu tiên được trao cho một tác giả người Pháp, đến nay, đã có hơn 100 tác giả trên khắp thế giới được vinh danh. Trong số đó, nhiều tác giả, tác phẩm đã được giới thiệu với độc giả Việt, như Henryk Sienkiewicz với “Quo Vadis”; Hermann Hesse với “Câu chuyện dòng sông”; Albert Camus với “Dịch hạch”, “Kẻ xa lạ”; Boris Pasternak với “Bác sĩ Zhivago”; Mikhail Sholokhov với “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Số phận một con người”; Ernest Hemingway với “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”; Gabriel García Márquez với “Trăm năm cô đơn”, “Tình yêu thời thổ tả”; Kawabata Yasunari với “Ngàn cánh hạc”, “Xứ tuyết”, “Đẹp và buồn”, “Tiếng núi”…

Được cho là không dễ tiếp cận với bạn đọc phổ thông, nhưng nhiều tác phẩm trong số đó vẫn tiếp tục được tái bản, được chỉnh lý bổ sung, hoặc được dịch lại. Điều đó cho thấy sức hút từ những tác phẩm “đính mác” Nobel vẫn luôn “nặng ký” với nhiều độc giả. Những năm gần đây, tác phẩm của của các tác giả Nobel ngày càng được giới thiệu đến độc giả Việt nhanh hơn, phong phú hơn, và được đầu tư truyền thông sâu rộng hơn.

Không chỉ lựa chọn những tác phẩm “dễ đọc” như trước kia, các đơn vị xuất bản hiện sẵn sàng giới thiệu các tác phẩm có lối viết, kết cấu mới lạ, độc đáo. Cùng với việc giới thiệu những tác phẩm ra đời đã lâu nhưng chưa từng được dịch sang tiếng Việt, thì những tác phẩm của các tác giả được vinh danh giải Nobel văn chương những năm gần đây cũng nhanh chóng được mua bản quyền và chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cũng chính những đơn vị xuất bản đã tạo nên “làn sóng” chờ đợi của độc giả Việt đối với các tác phẩm văn chương Nobel. Có thể kể đến các tác giả như Svetlana Alexievich với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chenobyl”, “Zinky Boys - Những cậu bé kẽm”; Kazuo Ishiguro với “Mãi đừng xa tôi”; Patrick Modiano với “Quảng trường ngôi sao”, “Phố những cửa hiệu u tối”, “Từ thăm thẳm lãng quên”; Olga Tokarczuk với “Bieguni, những người không ngừng chuyển động”…

Những tác phẩm nói trên được lựa chọn để chuyển ngữ và thiết kế muôn màu muôn vẻ tùy theo “gu” của từng đơn vị xuất bản để hướng tới đối tượng độc giả riêng. Như Đông A Books đã cho ra mắt tủ sách "Trăm năm Nobel" với mong muốn giới thiệu chân dung và tác phẩm của tất cả các tác giả từng được trao giải thưởng Nobel Văn học. Độc giả Việt sẽ gặp lại đầy đủ các tác giả và tác phẩm văn chương Nobel mà mình yêu mến trong một diện mạo mới, sang trọng và đồng bộ.

Giải thích vì sao có tên gọi "Trăm năm Nobel", đại diện Đông A Books cho biết: “Mỗi năm, Đông A sẽ in một hoặc nhiều tác phẩm của tác giả được nhận giải Nobel Văn học vừa tròn 100 năm về trước. Những tác phẩm có dung lượng đồ sộ gồm nhiều tập sẽ được in trước một hoặc hai tập, các tập tiếp theo sẽ ra sau”. Điểm đặc biệt là tất cả tác phẩm được in trong tủ sách "Trăm năm Nobel" đều được thực hiện theo quy cách bìa cứng bọc bằng buckram, có hộp, được in ấn bản giới hạn có đánh số, như một cách vinh danh xứng đáng dành cho những viên ngọc văn chương quý giá của nhân loại.

Ra mắt từ năm 2021, tủ sách "Trăm năm Nobel" đã giới thiệu hai ấn phẩm đầu tiên, đó là “Thi khúc & Thi phẩm” của Sully Prudhomme; “Tội ác của Sylvestre Bonnard” và “Đảo chim cánh cụt” của Anatole France. Lựa chọn hai tác giả này mở đầu cho tủ sách "Trăm năm Nobel" là bởi năm 2021 là kỷ niệm 100 năm tác giả Anatole France đoạt giải Nobel Văn học với hai tiểu thuyết được đánh giá có “văn phong tao nhã, mang chút châm biếm nhẹ nhàng, ý vị”; còn nhà thơ Sully Prudhomme là tác giả đầu tiên được trao giải Nobel Văn học vào năm 1901 “vì những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lý tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp tuyệt vời giữa tình cảm và tài năng”.

Mới đây, hai ấn phẩm tiếp theo trong tủ sách "Trăm năm Nobel" đã được ra mắt là “Lịch sử La Mã” của Mommsen - tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1902; “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” - tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1922. Bản tiếng Việt “Lịch sử La Mã” gồm 5 tập, do dịch giả Nguyễn Quí Hiển chuyển ngữ, sẽ được Đông A xuất bản lần lượt. Còn “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” được dịch giả Nguyễn Tuấn Linh chuyển ngữ từ tiếng Anh, kèm theo 15 bức minh họa do họa sĩ Lê Trí vẽ.

Ở Việt Nam có ai đoạt giải Nobel không?

Người Việt Nam từng được trao giải Nobel là ông Lê Đức Thọ (khi đó là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam).

Ai là người đầu tiên nhận giải Nobel văn học?

Trong số này, có 17 tác giả được vinh danh là nữ. Giải Nobel Văn học đầu tiên được trao cho nhà thơ Pháp - Sully Prudhomme - năm 1901.

Giải Nobel Văn học được trao như thế nào?

Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu giải thưởng của nhóm Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som ...

Trung Quốc có bao nhiêu giải Nobel Văn học?

Giải Nobel Văn học.