Những loại xe nào phải gắn phù hiệu năm 2024

Hiện nay, số lượng người sở hữu phương tiện giao thông đường bộ là ô tô ngày càng tăng, ngoài việc phải quan tâm đến các quy định về giấy tờ xe và quy tắc lái xe khi tham gia giao thông, còn phải quan tâm đến việc gắn phù hiệu xe. Vì vậy nhu cầu tìm hiểu phù hiệu xe đang là một vấn đề dành được nhiều sự quan tâm của rất nhiều người.

Nội dung bài viết

1. Phù hiệu xe ô tô là gì?

“Phù hiệu xe” hay còn thường được gọi là tem xe là một khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người tham gia giao thông, đây là loại giấy tờ mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải bắt buộc phải dán khi lưu thông trên đường. Quy định này mang tính chất bắt buộc và được quy định tại nghị định số 86/2014/NĐ – CP và Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT.

2. Phù hiệu xe ô tô được gắn ở đâu

Vị trí niêm yết của phù hiệu xe được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT đó là:

“1. Phù hiệu và biển hiệu được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu.

3. Thời hạn của phù hiệu xe tải

Tương tự như một số giấy tờ khác của phương tiện, phù hiệu cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Theo điểm a Khoản 2 Điều 54 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về vấn đề này như sau:

“2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu

  1. Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT”, “XE TAXI”, XE HỢP ĐỒNG”, “XE CÔNG – TEN – NƠ”, “XE TẢI”, “XE TRUNG CHUYỂN” có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện”.

Phù hiệu và biển hiệu được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe, không được tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu.

4. Những loại xe nào phải làm phù hiệu

Những loại xe sau cần gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành:

Xe vận tải hành khách: Xe buýt, xe taxi, xe khách chạy tuyến cố định, xe chạy hợp đồng và xe du lịch;

Xe vận tải hàng hóa: Xe tải các loại, xe bồn, xe xitec, xe đầu kéo, xe siêu trường, siêu trọng.

Như vậy, đối với những xe không đăng ký kinh doanh vận tải hay những xe không phục vụ kinh doanh nội bộ thì sẽ không cần gắn phù hiệu.

Pháp luật quy định thế nào về xe kinh doanh vận tải Việt Nam?

Căn cứ Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ – CP, Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
  2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
  3. a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

  1. b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  2. c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Pháp luật quy định các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu theo lộ trình nhất định. Ngoài ra, các phương tiện ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

5. Mức phạt khi điều khiển xe không gắn phù hiệu

Căn cứ Điểm d Khoản 6 và Điểm a Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
  4. a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Ðiều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Theo đó, từ ngày 01/01/2020 người điều khiển xe ô tô tải không gắn phù hiệu bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điểm h Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này”.

Như vậy, công ty bạn là chủ xe mà giao xe hoặc để cho người làm công điều khiển xe không có phù hiệu tham gia giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.