Công văn gửi chủ đầu tư thay thế vật liệu năm 2024

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước quy định:

"4. Trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định hoặc cá nhân, tổ chức không thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán dự án, chủ đầu tư có văn bản yêu cầu nhà thầu, cá nhân, tổ chức thực hiện quyết toán hợp đồng hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quyết toán hợp đồng hoặc hoàn thành các nội dung công việc để quyết toán dự án kèm theo thời hạn thực hiện (theo Mẫu số 14/QTDA). Sau khi chủ đầu tư đã gửi văn bản lần thứ 03 (mỗi văn bản cách nhau 10 ngày) đến nhà thầu, cá nhân, tổ chức, nhưng nhà thầu, cá nhân, tổ chức vẫn không thực hiện các nội dung theo yêu cầu; chủ đầu tư được căn cứ những hồ sơ thực tế đã thực hiện để lập hồ sơ quyết toán (không cần bao gồm quyết toán A-B), thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (nếu có), xác định giá trị đề nghị quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ghi rõ nội dung về việc nhà thầu, cá nhân, tổ chức không hợp tác để quyết toán dự án hoặc thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán dự án trong Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư. Nhà thầu, cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện dự án chịu hoàn toàn các tổn thất, thiệt hại (nếu có) và có trách nhiệm chấp hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án của cấp có thẩm quyền".

Ngày 20/2/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BTC thay Thông tư Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính, Thông tư này lược bỏ nội dung nêu trên.

Vậy, kể từ ngày Thông tư số 10/2020/TT-BTC có hiệu lực, các trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng, chủ đầu tư thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định, hướng dẫn tại văn bản nào?

Bộ Xây dựng đã nhận văn bản số 255/CV-BQL ngày 7/4/2010 của Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn về vướng mắc trong quản lý đầu tư xây dựng công trình. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 (trước đây là Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007) của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương đương. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc liên quan đến lập giá xây dựng công trình.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định trước thời điểm Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì giá vật liệu đến hiện trường xây dựng được tính toán theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng về thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

2. Đơn giá xây dựng công trình được lập cho công trình xây dựng cụ thể. Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, giá vật liệu để điều chỉnh giá căn cứ giá vật liệu do Liên Sở thông báo hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình. Trường hợp không xác định được giá vật liệu trên cơ sở hoá đơn do nhà thầu cung cấp thì chủ đầu tư xem xét, quyết định áp dụng mức giá phù hợp với giá thị trường. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thì có thể thuê tư vấn thẩm tra để xem xét, quyết định.

3. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt và không thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

4. Chi phí lập phương án đầu tư và thiết kế cở sở hạng mục bổ sung tuyến ống truyền dẫn cấp nước thuộc dự án xây dựng đường 5 kéo dài được xác định bằng dự toán chi phí như hướng dẫn tại Phụ lục của Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình.

5. Đối với các dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư phải xác định nguyên nhân và trách nhiệm, tổng hợp báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện theo quyết định của người quyết định đầu tư.

Trường hợp chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì các bên căn cứ vào nội dung hợp đồng đã ký kết, các quy định của Nhà nước có liên quan để xác định trách nhiệm và bồi thường thiệt hại theo quy định trong hợp đồng.

6. Về nguyên tắc tiến độ thi công trong hợp đồng phù hợp với tiến độ thi công trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu. Trường hợp điều chỉnh mốc thời gian thi công các hạng mục công trình nhưng không làm thay đổi tiến độ tổng thể của gói thầu thì chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công. Chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ vào khối lượng thi công theo tiến độ được các bên thống nhất để thực hiện việc điều chỉnh giá theo quy định của Nhà nước.

7. Theo quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thì chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.

Chủ đầu tư căn cứ vào kết quả thẩm định của tổ chức tư vấn để phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.

8. Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

9. Để đảm bảo việc tạm ứng hợp đồng và thực hiện đúng cam kết của hợp đồng như trường hợp nêu tại văn bản số 255/CV-BQL trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu cần có thoả thuận về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Trường hợp nhà thầu không bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng thi công và các nội dung khác của hợp đồng thì chủ đầu tư có thể tạm ngừng công việc, chấm dứt hợp đồng và thay thế nhà thầu trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các quy định của nhà nước có liên quan.