Nhà máy giấy tân mai ở tỉnh nào năm 2024

TPO - Theo công bố mới nhất của Cục Thuế Đồng Nai, Công ty CP Tập đoàn Tân Mai (Tân Mai Group) do đại gia Lê Thành nắm cổ phần chi phối, tới hết tháng 2/2021 đang nợ hơn 36 tỷ đồng tiền thuế.

Cục Thuế tỉnh Đồng Nai vừa công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn tới hết 28/2/2021. Theo đó, Tân Mai Group (địa chỉ tại đường số 11, KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa, Đồng Nai) đang nợ hơn 36,87 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã thực hiện cưỡng chế hoá đơn. Số thuế Tân Mai Group đang nợ tăng hơn 6 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2020.

Đáng chú ý, Tân Mai Group đã được xướng tên trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà cơ quan thuế công bố từ năm 2015 tới nay. Cụ thể, năm 2019, đơn vị này nợ khoảng 32 tỷ đồng; năm 2018 nợ trên 60 tỷ đồng, tháng 6/2017 nợ trên 47 tỷ đồng; tháng 12/2016 nợ hơn 51 tỷ đồng; tháng 12/2015 nợ trên 63,7 tỷ đồng.

Trong đó, thời điểm nợ thuế nhiều nhất là tháng 6/2018, với 77,18 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã thực hiện cưỡng chế hoá đơn để thu thuế từ năm 2015 tới nay.

Tân Mai Group tiền thân là Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam, thành lập năm 1958, thuộc sở hữu nhà nước, cổ phần hoá năm 2006. Tháng 12/2008, tập đoàn được thành lập trên cơ sở hợp nhất Công ty CP Giấy Tân Mai và Công ty CP Giấy Đồng Nai, với vốn điều lệ hơn 890,9 tỷ đồng. Hiện tập đoàn này đang sở hữu rất nhiều đất đai làm nhà máy, khu trồng cây nguyên liệu tại Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Tháng 12/2019, đại gia Lê Thành đã mua lại hơn 55 triệu cổ phần của Tân Mai Group, tương đương tỷ lệ sử hữu 61,47% trở thành cổ đông lớn. Tháng 1/2020, ông Thành được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tân Mai Group nhiệm kỳ 2020-2024.

Ngoài cá nhân sở hữu cổ phần chi phối là ông Lê Thành, Tân Mai Group còn có cổ phần của Tổng Cty Giấy Việt Nam (giữ 22,73% cổ phần), Nhà xuất bản Giáo dục (giữ 8,1% cổ phần), cổ đông khác nắm 7,43% cổ phần.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019, tập đoàn này lỗ trước thuế hơn 15 tỷ đồng (gấp đôi năm 2018). Công ty mẹ lỗ sau thuế hơn 12,5 tỷ đồng. Hết năm 2019, tập đoàn này nợ hơn 7.840 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ 890 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong các khoản nợ của Tân Mai Group, có 8 khoản vay quá hạn với tổng nợ gốc hơn 2.000 tỷ đồng, tiền lãi hơn 3.000 tỷ đồng. Trong khi tập đoàn có tiền mặt và khoản tương đương tiền chỉ hơn 43,1 tỷ đồng.

Đại gia Lê Thành được biết tới với vai trò lãnh đạo của một số doanh nghiệp bất động sản có tiếng, trong đó có Công ty CP Tân Thành Holdings.

Giai đoạn 2016-2017, Tân Mai Group góp 3 khu đất rộng hàng trăm nghìn mét vuông tại Đồng Nai và Bình Dương để lập các doanh nghiệp bất động sản, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, sau đó chuyển nhượng lại cho chính liên danh.

Đáng chú ý, trong danh sách doanh nghiệp tại Đồng Nai còn nợ thuế có cả tên các công ty tham gia liên danh với Tân Mai Group để phát triển các dự án bất động sản trên, như: Công ty CP Tập đoàn địa ốc Kim Oanh nợ thuế hơn 18 tỷ đồng; Công ty CP Dịch vụ - Thương mại và Xây dựng địa ốc Kim Oanh nợ hơn 15,9 tỷ đồng (đã cưỡng chế hoá đơn); Công ty TNHH Thuận lợi Hưng thịnh nợ hơn 8,8 tỷ đồng (đã cưỡng chế hoá đơn).

Ngoài ra, Tân Mai Group có 2 dự án đã bị thu hồi giấy phép đầu tư do chậm triển khai. Dự án nhà máy bột và giấy Tân Mai Quảng Ngãi, với chi phí xây dựng dở dang ghi nhận đến tháng 9/2019 là hơn 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tháng 4/2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thu hồi giấy phép đầu tư do dự án chậm tiến độ.

Tương tự, Dự án nhà máy giấy Tân Mai Lâm Đồng (Cụm Công nghiệp Đạ Oai, Lâm Đồng), tháng 1/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, do nhà đầu tư không đủ khả năng tài chính để tiếp tục triển khai dự án.

Hết năm 2019, Tân Mai Group có các cty con, gồm: Công ty CP Tân Mai Tây Nguyên (Kon Tum, Tân Mai nắm 89,12% vốn); Công ty CP Tân Mai Miền Đông (Đồng Nai, nắm 99% vốn); Công ty CP Tân Mai Miền Trung (Quảng Ngãi, nắm 96% vốn); Công ty CP Tân Mai Lâm Đồng (nắm 91,4% vốn); Công ty TNHH MTV Giấy Bình An (Bình Dương, nắm 100% vốn).

Thu hồi đất Dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum: Chủ đầu tư đòi lại chi phí, tỉnh nói “không có cơ sở”

Một phần diện tích đất của Dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum bị thu hồi, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai khiếu nại và muốn “đòi lại” chi phí đã bỏ ra đầu tư, song UBND tỉnh Kon Tum cho rằng, không có cơ sở xem xét đề nghị này.

Nhà máy giấy tân mai ở tỉnh nào năm 2024
Dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum. Ảnh: T.T

Đòi lại chi phí đã đầu tư vào đất

Sau khi UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định số 260/QĐ-UBND, ngày 12/5/2022 về việc thu hồi một phần diện tích đất (gần 100 ha) đã cho Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai (Tập đoàn Tân Mai) - chủ đầu tư Dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum thuê và giao Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Kon Tum quản lý, công ty này đã gửi đơn khiếu nại

(lần đầu). Tập đoàn Tân Mai còn đề nghị UBND tỉnh Kon Tum sửa đổi Quyết định số 260/QĐ-UBND theo hướng lựa chọn Điều 62, Luật Đất đai năm 2013 để thu hồi đất; bồi thường chi phí vào đất, tài sản trên đất, chi phí di dời thiết bị ra khỏi khu đất bị thu hồi.

Dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum được cho phép xây dựng từ năm 2009 với tổng diện tích gần 160 ha, có tổng mức đầu tư 1.896 tỷ đồng, gồm 2 giai đoạn: giai đoạn I (2010 - 2011) và giai đoạn II (2011 - 2012).

Vì chậm tiến độ, Dự án nhiều lần được UBND tỉnh Kon Tum gia hạn. Sau đó, Tập đoàn Tân Mai đã đề xuất giảm nhu cầu sử dụng đất thực hiện Dự án từ 157,76 ha xuống còn 57,76 ha. UBND tỉnh Kon Tum đã cấp đổi Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh tổng vốn đầu tư của Dự án xuống còn 1.300 tỷ đồng, diện tích đất 57 ha.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, lý do thu hồi đất của Tập đoàn Tân Mai là người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013). Kể từ khi Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ban hành Kết luận số 2874/KL-CTUBND, ngày 15/10/2021 về việc thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, môi trường tại Dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum, Tập đoàn Tân Mai không có đơn khiếu nại đối với nội dung kết luận này.

UBND tỉnh Kon Tum nêu rõ, việc Tập đoàn Tân Mai đề nghị sửa đổi Quyết định số 260/QĐ-UBND theo hướng lựa chọn thu hồi đất theo quy định tại Điều 62, Luật Đất đai 2013 là không có cơ sở để xem xét, giải quyết. Kết luận số 2874/KL-CTUBND của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã xác định lý do thu hồi đất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai 2013. Từ khi cho Tập đoàn Tân Mai thuê đất để thực hiện Dự án Nhà máy Bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum đến khi ban hành Quyết định số 260/QĐ-UBND, UBND tỉnh Kon Tum chưa chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án nào khác trên phần diện tích đất này.

Mặt khác, theo khoản 5, Điều 18a, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (được bổ sung tại khoản 2, Điều 4, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ) quy định: khi Nhà nước thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật quy định tại khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013, thì tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, chi phí đầu tư vào đất còn lại được xử lý: “Không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; Không được trả lại chi phí đầu tư vào đất còn lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

“Do vậy, đối với nội dung Tập Đoàn Tân Mai đề nghị trả lại phần chi phí đầu tư vào đất còn lại như trong đơn khiếu nại của Công ty là không có cơ sở xem xét”, UBND tỉnh Kon Tum phúc đáp.

Luật không có hướng dẫn

Về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất, theo UBND tỉnh Kon Tum, căn cứ Luật Đất đai năm 2013, các tài sản được tạo lập hợp pháp và bị thu hồi đất không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i, khoản 1, Điều 64 và điểm b, d, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai 2013, thì được bồi thường.

Tại Văn bản số 2330/TCQLĐĐ-CKTPTQĐ, ngày 15/10/2021, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nêu rõ: “Trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai, thì việc xử lý chi phí đầu tư vào đất còn lại được thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 18a, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (được bổ sung tại khoản 2, Điều 4, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP). Theo đó, khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013, thì việc xử lý tài sản gắn liền với đất thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản”.

UBND tỉnh Kon Tum cho rằng, theo khoản 2, Điều 4, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ, không có hướng dẫn quy định xử lý tài sản như trích dẫn tại Văn bản số 2330 của Tổng cục Quản lý đất đai.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, tài sản hợp pháp gắn liền với đất nếu bị Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường. Song, các nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn không quy định việc thực hiện bồi thường tài sản khi thu hồi đất trong trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013. Trong khi đó, Tổng cục Quản lý đất đai hướng dẫn việc xử lý tài sản gắn liền với đất thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản.

“Do vậy, thu hồi đất trong trường hợp này chưa có cơ sở để thực hiện bồi thường tài sản gắn liền với đất”, UBND tỉnh Kon Tum trả lời.

Tại Đơn khiếu nại đề ngày 25/5/2022, Tập đoàn Tân Mai đề nghị UBND tỉnh Kon Tum xem xét áp dụng khoản 1, Điều 91, Luật Đất đai 2013 để bồi thường cho Công ty di dời thiết bị ra khỏi khu đất thu hồi (danh sách đính kèm).

UBND tỉnh Kon Tum cho biết, qua rà soát, Sở Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra tỉnh (Tổ xác minh) nhận thấy, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, Tập đoàn Tân Mai không gửi danh sách máy móc, thiết bị phải di dời kèm theo Đơn khiếu nại, không cung cấp cho Tổ xác minh trong quá trình làm việc vào ngày 4/7/2022 và ngày 12/7/2022.

Đến ngày 3/8/2022, Tập đoàn Tân Mai có Văn bản số 185/CV-TM.G về việc thống kê danh sách máy móc thiết bị phải di dời trên khu đất gần 100 ha tại xã Pô Kô (Đăk Tô), gửi Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, qua rà soát, đối chiếu với kết quả kiểm kê và kết quả kiểm tra hiện trạng đất trên khu đất 99,361 ha tại xã Pô Kô, thì danh sách máy móc thiết bị kèm theo Văn bản số 185 của Tập đoàn Tân Mai không có tên trong Biên bản kiểm kê lập ngày 15/2/2022 và Biên bản kiểm tra thực địa lập ngày 12/7/2022 đã được Tập đoàn Tân Mai và các đơn vị chức năng có liên quan ký xác nhận. Do vậy, nội dung Tập đoàn Tân Mai khiếu nại đề nghị bồi thường chi phí di dời thiết bị ra khỏi khu đất bị thu hồi là không có cơ sở để xem xét giải quyết.

Từ những nhận định, căn cứ trên, UBND tỉnh Kon Tum không công nhận nội dung khiếu nại (lần đầu) của Tập đoàn Tân Mai; giữ nguyên nội dung Quyết định số 260/QĐ-UBND, ngày 12/5/2022.

Ngày 28/7/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tổ chức buổi đối thoại trực tiếp với Tập đoàn Tân Mai để xem xét, giải quyết khiếu nại (lần đầu) theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Sau khi nghe Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả xác minh, Tập đoàn Tân Mai không thống nhất với nội dung báo cáo kết quả xác minh của Giám đốc Tài nguyên và Môi trường đối với nội dung khiếu nại (lần đầu) của công ty này.

Tập đoàn Tân Mai đề nghị bồi thường chí phí đầu tư vào đất, tài sản trên đất; chi phí di dời thiết bị ra khỏi khu đất bị thu hồi; chi phí đầu tư vào đất mà công ty này đã thanh toán theo Quyết định số 1595/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum như nội dung đơn khiếu nại đề ngày 25/5/2022.