Đọc văn bản tôi đi học lớp 8 năm 2024

Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học"

  1. Văn bản
  2. Văn bản
  3. 1. Tâm trạng và cảm nhận của tơi trên con đường cùng mẹ tới trường a. Hồn cảnh: + Thời gian: Cuối thu +- CảnhKhung thiên cảnh: nhiên: Lá ngồi đường rụng nhiều, trên khơng cĩ những đám mây bàng bạc + Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường - Gần gũi, đẹp đẽ, gắn liền với tuổi thơ và buổi tựu trường đầu tiên. - Tác giả là người gắn bĩ với quê hương, đĩ là lần đầu tiên được cắp sách đến trường.
  4. b,Tâm trạng của nhân vật tơi: -Tưng bừng, rộn rã, náo nức, mơn man. “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nở bầu trời quang đãng” -Cảm giác lạ ở trong lịng “Con đường này tơi đã quen đi lại lắm lần cĩ sự thay đổi lớn: Hơm nay tơi đi học” -Thấy trang trọng và đứng đắn, cĩ nhận thức nghiêm túc về học hành.
  5. - Hành động: ghì thật chặt hai quyển vở, xĩc lên, nắn lại cẩn thận. Động từ:(“ghì”, “xĩc”, “nắm”) cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu. Cĩ ý chí học, muốn được chững chạc như bạn. * Nhân vật tơi rất hồn nhiên, háo hức trong ngày đầu tiên đến trường. Bộc lộ sự yêu học, yêu bạn, cĩ ý thức và khát vọng trong học tập.
  6. 2. Cảm nhận của tơi lúc ở sân trường - Cảnh sân trường: Dày đặc người, quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi. - Cảnh đẹp, khơng khí vui vẻ, trang trọng. - “Tơi” thấy ấm áp, gần gủi, yêu thương, ngại ngùng, lo sợ trước thế giới rộng lớn. - Khi xếp hàng và nghe gọi tên: thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng: “giật mình, tim như ngừng đập” - Khi rời tay mẹ vào lớp: khĩc nức nở, lo sợ đến cực độ.
  7. 2. Cảm nhận của tơi trong lớp học lần đầu tiên: - Một mùi hương lạ xơng lên. - Nhìn thấy cái gì cũng mới, cảm giác nhận bừa. - Nghệ thuật kể, tả đan xen. - Tơi cĩ tình cảm trong sáng, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu mái trường. - Hình ảnh “chú chim đậu trên cửa sổ” cĩ ý nghĩa tượng trưng gợi sự nuối tiếc. - Hình ảnh ơng Đốc từ tốn, bao dung. Thầy giáo giàu tình yêu thương. Trách nhiệm, tấm lịng của gia đình, Nhà trường đối với thế hệ trẻ.
  8. 2. Cảm nhận của “Tơi” lúc ở sân trường * Khung cảnh trước sân trường: - Dày đặc cả người - Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi sáng sủa * Ngơi trường Mĩ Lí trong con mắt của “Tơi” - Trước khi đi học: + Là một nơi xa lạ + Cảm tưởng : Nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng - Hơm nay tơi đi học:Trơng vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hịa Ấp
  9. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Văn bản kể về một trang đời gần gũi mà thiêng liêng, đĩ là kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm xúc mới mẻ, những ấn tượng khơng quên về trường lớp, thầy cơ và bạn bè 2. Nghệ thuật: - Văn bản cĩ sự kết hợp hài hịa giữa tự sự-trữ tình- miêu tả - Bố cục chặt chẽ, tự nhiên theo dịng hồi tưởng, theo trình tự đan xen giữa hiện tại và quá khứ Ngơn ngữ miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh, giàu nhạc

Tôi đi học là khúc ca cảm xúc trong trẻo của ngày đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã viết một cách sâu sắc từng cung bậc cảm xúc, từng dòng chảy cảm xúc cứ len lỏi, nhẹ nhàng lan tỏa bồi hồi, bỡ ngỡ, rạo rực... trên từng dòng chữ. Để hiểu hơn những dòng cảm xúc tinh tế ấy, để biết thêm về khúc ca trong trẻo ấy, Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Tôi đi học dưới đây.

Đọc văn bản tôi đi học lớp 8 năm 2024

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Thanh Tịnh (1911- 1988)
  • Tên thật là: Trần Văn Ninh.
  • Quê quán: Huế.
  • Các tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển.... → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.
  • Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

b. Tác phẩm

  • “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.
  • Bố cục: 4 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến "tôi đi học": Khởi nguồn của nỗi nhớ
    • Phần 2: Tiếp theo đến "Trên ngọn núi": Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường
    • Phần 3: Tiếp theo đến "chút nào hết": Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học
    • Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Khởi nguồn nỗi nhớ

  • Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu - ngày khai trường
  • Quang cảnh:
    • Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc
    • Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường
  • Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã → những từ láy có tính biểu cảm cao diễn tả sâu sắc, cụ thể, độc đáo những cảm xúc trong sáng, nảy nở trong lòng

b. Cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên

  • Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường
    • Có sự thay đổi lớn trong lòng
    • Thấy mình lớn lớn, nhận thức nghiêm túc hơn
    • Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới
    • Muốn được chững chạc
  • Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường
    • Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường
    • Lo sợ, ngập ngừng và thầm mong được như học trò cũ
    • Khi xếp hàng: chơ vơ, muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run, dềnh dàng chân co, chân duỗi

→ Những cảm xúc tự nhiên, rất đáng nhớ, đáng yêu

  • Cảm giác và tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào bàn học đón tiết học đầu tiên
    • Cái gì cũng cảm giác lạ, hay thấy cái gì cũng thân thiết và gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin → có sự thay đổi lớn trong tâm trí nhân vật
    • Hình ảnh gợi nhớ những ngày trẻ thơ chơi bơi hoàn toàn đã chấm dứt, bước sang một giai đoạn mới: làm người lớn → hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng
    • Hình ảnh "dòng chữ của thầy trên bảng" thể hiện niềm tự hào, gợi ra những cảm xúc đẹp, đáng nhớ về một thời niên thiếu: tôi đi học

→ những tình cảm, cảm xúc đáng nhớ, đáng trân trọng và lưu giữ trong tâm hồn mỗi người.

  • Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em trong lần đầu tiên đi học
    • Phụ huynh: Chuẩn bị ân cần, chu đáo → lo lắng, hồi hộp cùng các em
    • Thầy giáo: vui vẻ, giàu tình yêu thương
    • Ông Đốc: từ tốn, bao dung

→ quan tâm, chăm sóc chu đáo cho những học trò bé bỏng ⇒ đem đến sự ấm áp, giúp các em tự tin, vững vàng hơn

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Những rung động tinh tế, những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên
    • Nghệ thuật

      • Hình ảnh so sánh giàu gợi cảm
      • Truyện bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian
      • So sánh kết hợp hài hòa giữa kể và tả, với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc

Bài tập minh họa

Đề: Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong Tôi đi học của Thanh Tịnh

Gợi ý làm bài

  • Mở bài:
    • Giới thiệu vấn đề (“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…”.Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp.)
  • Thân bài:
    • Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nhân vật “tôi”.
    • Phân tích dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” và phát biểu cảm nghĩ:
      • Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học.
      • Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều
      • Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp.
      • Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng.
      • Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng.
    • Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm.
    • Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.
  • Kết bài:
    • Nêu cảm nhận (Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.)

3. Soạn bài Tôi đi học

Tôi đi học là một truyện ngắn tự sự kết hợp trữ tình của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện kể về khoảnh khắc trong ngày đầu tiên tựu trường với những cảm nhận thật ngây thơ và non nớt. Để nắm được những nội dung và nghệ thuật về tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tai đây:

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

5. Một số bài văn mẫu Tôi đi học

Thanh Tịnh viết được nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ mà thấm thía khó quên. Trong số đó, Tôi đi học được nhiều bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi biết đến. Để cảm nhận được những tâm trạng bồi hồi,lo lắng của nhân vật "tôi", các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: