Nguyên nhân nước tiểu sậm màu

Tại sao nước tiểu có màu nâu?

August 19, 2020


Nguyên nhân nước tiểu sậm màu
Khi nước tiểu màu nâu, bạn sẽ nghĩ ngay đến “ có lẽ, mình bị thiếu nước và cần uống thêm nước”. Đúng là đôi khi mất nước có thể là nguyên nhân. Nhưng nếu đã bổ sung nước, mà nước tiểu vẫn có màu nâu thì có thể cơ thể bạn đang có vấn đề.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nước tiểu màu nâu, có một số thì vô hại và số khác thì cần được Bác sĩ tư vấn. Dưới đây là 10 nguyên nhân gây nước tiểu màu nâu

1. Máu trong nước tiểu:Trong một số trường hợp, nước tiểu có màu nâu và bác sĩ gọi là tiểu ra máu.
 Tiểu ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau:
  • Nhiễm trùng thận, viêm bàng quang hoặc ung thư thận
  • Nội tạng bị tổn thương
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Virus
  • Kinh nguyệt
  • Viêm tiền liệt tuyến
Nếu loại bỏ nguyên nhân là do kinh nguyệt, thì khi nước tiểu nâu bạn phải gặp bác sĩ để được tư vấn




2. Viêm gan
Nước tiểu màu nâu là một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh viêm gan (A, B và C)
Khi bị viêm gan, gan không thể làm sạch máu đúng cách, dẫn đến sự tích tụ  Bilibrubin (chất màu vàng cam) ở trong máu, nước tiểu và là nguyên nhân nước tiểu chuyển sang nâu.
Nếu là do bệnh viêm gan, thì bạn sẽ có những triệu chứng sau:
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Đau bụng
  • Phân màu đất sét
  • Đau khớp
  • Vàng da hay vàng mắt
Nếu có triệu chứng trên, thì bạn nên gặp bác sĩ điều trị .

3. Bệnh xơ gan
Nước tiểu màu nâu cũng có thể là một triệu chứng của bệnh xơ gan.
Nước tiểu có thể trở thành màu nâu khi xơ gan giai đoạn nặng, kèm theo các dấu hiệu:
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ
  • Nhầm lẫn, đãng trí
  • Phù chân
  • Cổ trướng ( tích tụ dịch trong bụng)
  • Vàng da, vàng mắt
  • Yếu cơ
Nước tiểu màu nâu, đặc biệt kèm theo vàng da hay vàng mắt, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan khác. Bạn nên đến Bác sĩ để được thăm khám

4. Bệnh thận
Một số bệnh về thận gây nước tiểu màu nâu. Chẳng hạn như nhiễm trùng thận (hay còn gọi là viêm cầu thận) có thể khiến nước tiểu có màu nâu đỏ. Nhiễm trùng xảy ra sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn và thường xảy ra ở trẻ em.
Nếu bếu bệnh thận là nguyên nhân gây nước tiểu màu nâu thì bạn cũng có những triệu chứng sau:
  • Sưng ở vùng mặt, xung quanh mắt và bàn tay, bàn chân
  • Ít đi tiểu hoặc khi tiểu, nước tiểu ra cũng ít
  • Cảm thấy mệt mỏi
Nếu thấy mình có những triệu chứng trên, bBạn nên gặp Bác sĩ để được chẩn đoán để có phương pháp điều trị thích hợp 

5. Tập thể dục cường độ cao
Trong một số trường hợp hiếm hoi, tập thể dục cường độ cao có thể khiến các tế bào cơ bị hủy hoại và rò rỉ vào máu. Tình trạng này gọi là tiêu cơ vân và khiến nước tiểu có màu nâu
Nếu nước tiểu màu nâu do cơ vân, bạn nên chú ý:
  • Đau cơ
  • Yếu cơ
Cơ vân có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Nếu nghĩ mình mắc bệnh này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

6. Thiếu máu
Một dạng thiếu máu được gọi là Amenia (thiếu máu tán huyết) phá hủy các tế bào hồng cầu. Do đó làm cho nước tiểu có màu nâu.
Ngoài nước tiểu màu nâu, thiếu máu huyết tán có thể gây ra các triệu chứng như:
  • Da nhợt nhạt bất thường
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Sốt,
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mơ hồ, lú lẫn
  • Hoạt động thể chất kém
  • Nhịp tim nhanh hơn
 
Nếu bạn có những triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ và cần được điều trị.

Nguyên nhân nước tiểu sậm màu
7. Ung thư da
Ung thư hắc tố da  đôi khi có thể khiến sắc tố da rò rỉ vào máu, mặc dù trường hợp này rất hiếm. Điều này có thể dẫn đến nước tiểu màu nâu.
Các dấu hiệu phổ biến hơn của Ung thư hắc tố da  là sự thay đổi của các nốt ruồi. bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào trên da đang phát triển hoặc thay đổi nhanh chóng mà không biến mất.
 
8. Bệnh truyền do bọ ve
Một số bọ ve mang một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và một trong những triệu chứng đó là nước tiểu sẫm màu.
Các triệu chứng khác bao gồm:
  • Sốt hoặc các triệu chứng giống như cúm
  • Đau đầu hoặc đau cơ
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  1. Thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra nước tiểu màu nâu.
Bao gồm các loại:
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc chống sốt rét
  • Thuốc giãn cơ
Khi hết uống thuốc, màu của nước tiểu sẽ trở lại bình thường
  1. Chế độ ăn uống:
Nếu bạn ăn nhiều nha đam, đậu tằm (fava bean) trong thời gian ngắn, nước tiểu cũng chuyển sang màu nâu. Sau khi ngừng ăn và tiêu hóa hết, hiện tượng nước tiểu màu nâu sẽ không còn

------------------------------
BS CKI Võ Trần Vương Di - Chuyên khoa Tiết Niệu
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
 
 

Follow us for latest Health Tips:

Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất:

Nguyên nhân nước tiểu sậm màu

Nguyên nhân nước tiểu sậm màu

Nguyên nhân nước tiểu sậm màu

Nguyên nhân nước tiểu sậm màu

Tại sao nước tiểu sậm màu?

Bệnh lý gan: Nếu nước tiểu sẫm màu đậm và da hoặc mắt có màu vàng, đó là biểu hiện bệnh lý của gan như bệnh viêm gan do virus, viêm gan do rượu, xơ gan... Xơ gan là bệnh lý về gan mật trong đó mô sẹo bắt đầu chiếm lấy nhu mô gan lành, khiến gan không thể hoạt động bình thường.

Thiếu nước nước tiểu màu gì?

Cơ thể bị thiếu nước: Lượng nước cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt hoặc do bị mất nước sẽ khiến lượng nước tiểu sẽ ít đi và sậm màu hơn. Trong trường hợp này, chỉ cần uống đủ lượng nước cần thiết thì tình trạng nước tiểu sậm màu sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Nước tiểu có màu nâu là bệnh gì?

Nước tiểumàu nâu đỏ một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của viêm gan. Có nhiều loại viêm gan khác nhau biểu hiện bằng triệu chứng này như viêm gan do virus (A, B,C..), vi khuẩn, viêm gan do rượu. Hậu quả của viêm gan dẫn đến tăng bilirubin máu, dẫn đến nước tiểumàu nâu đỏ (vàng đậm).

Nước tiểu màu vàng là bị bệnh gì?

Màu nước tiểu cũng có thể biểu hiện một số bệnh lý. Nước tiểu vàng đục khi bị nhiễm trùng đường tiểu, nước tiểu có màu vàng như trà đặc khi có bệnh lý về gan mật như viêm gan, sỏi mật,... Nước tiểu có màu trắng đục như nước vo gạo cảnh báo nhiễm trùng đường tiểu, hay đái ra dưỡng trấp.