Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ

     

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Khi thấy máu đỏ tươi đột ngột chảy ra từ hốc mũi, phần lớn phụ huynh rất bối rối và lo lắng không biết xử trí sao cho đúng cách để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh những thông tin quan trọng về nguyên nhân thường gặp và đặc biệt là phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ để phụ huynh an tâm hơn khi chăm sóc trẻ.

Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ

Ảnh: Nguồn Internet

Nguyên nhân làm trẻ bị chảy máu cam
     Hơn 90% trường hợp chảy máu mũi có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ vô tình cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết để chảy máu cam là không thể tránh khỏi.
     Một lý do khác gây ra chảy máu cam ở trẻ có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp của trẻ em là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
     Đừng quên kiểm tra mức độ ẩm trong phòng em bé là do không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây chảy máu cam.
     Một nguyên nhân rất thường gặp trong mùa hè là trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
      Viêm mũi mãn tính một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.
       Một số nguyên nhân khác cũng rất quan trọng liên quan đến tình trạng chảy máu cam của trẻ đó là sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu… tất cả những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu cam.
Phòng ngừa hiệu quả chứng chảy máu cam cho trẻ
        Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng.
        Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.
        Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi. Phụ huynh nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để các bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân gây chảy máu mũi (chảy máu cam) và hướng dẫn biện pháp điều trị triệt để giúp trẻ khỏe mạnh hơn
       Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương./.

Người sưu tầm: Nguyễn Linh Trang

Bé 5 tuổi bị chảy máu cam là bệnh gì?

Ngô Tấn Vũ

Con tôi 5 tuổi, bé thường hay chảy máu cam. Vậy bé bị bệnh gì? Làm sao cho hết vậy thưa bác sĩ?

Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ

Chào bạn,

Chảy máu cam là một trong những vần đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Hầu hết chảy máu cam ở trẻ em xảy ra ở phần trước của mũi gần với lổ mũi. Phần mũi này có nhiều mạch máu nhỏ li ti, nên dể bị vở gây chảy máu và thường tái phát. Một trong những nguyên nhân gây chảy máu mũi là chấn thương nhẹ do bé ngoáy mũi, dụi mũi, hắt hơi mạnh, ho mạnh. Ngoài ra khi niêm mạc mũi bị viêm, khô do tiếp xúc với môi trường nóng và khô quá lâu hay xử dụng thuốc xịt mũi dạng corticoid kéo dài cũng có thể gây chảy máu mũi. Các nguyên nhân ít gặp có thể gây chảy máu mũi bao gồm: dị vật mũi, polype mũi, dị dạng mạch máu mũi, khối u vòm họng hay bệnh lý huyết học.

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp và nếu con bạn không có những dấu hiệu nguy hiểm nào khác, bạn có thể xử trí tại nhà giúp máu ngưng chảy. Bạn cho bé ngồi dậy và hơi nghiêng người về phía trước, đùng để bé nằm để ngăn bé nuốt máu vì nuốt máu có thể làm bé bị nôn. Hướng dẫn bé thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng đè lên nơi tiếp giáp giữa phần mềm và phần cứng của cánh mũi trong 5 đến 10 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh lên sống mũi nhưng không nhét khăn giấy hoặc gạc vào mũi của bé. Nếu máu không ngừng chảy, có thể lặp lại các bước trên một lần nữa. Khi máu ngừng chảy, dặn bé không được xoa, ngoáy hoặc xì mũi trong vòng 2 đến 3 ngày. Về lâu dài, khi điều kiện thuận lợi, để có thể có hướng điều trị cho bé, bạn có thể đưa bé đến khám tại khoa Nhi để bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm nếu cần và xác định nguyên nhân gây chảy máu cam.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

TƯ VẤN LIÊN QUAN

  • Bé 9 tuổi có tóc bạc
  • Bé 3 tuổi bị lười ăn và táo bón
  • Làm thế nào để bé tăng cân tốt?
  • Bé 2 tháng 10 ngày bụng hay sôi
  • Bé gần 10 tháng tuổi có hiện tượng tóc vành khăn
  • Bé gần 9 tháng tuổi biếng ăn
  • Bé 5 tuổi hay bị căng cứng hai chân
  • Bé 17 tháng mọc nhiều mụn mủ
  • Bé 10 tháng 14 ngày đi ngoài phân lỏng sệt
  • Bé 64 tháng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng


LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ

Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM