Nghiệp vụ nội bảng là gì


+ Bảo đảm trả tiền: là nghiệp vụ mà NHTM chỉ đảm bảo khả năng thanh toán của
người vay nợ, còn người có nghĩa vụ trả tiền ghi trong hối phiếu phải trực tiếp trả tiền cho người hưởng lợi hối phiếu. Chỉ trừ khi người vay nợ khơng có khả năng thanh tốn
thực sự thì NH chấp nhận mới đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi.
Nghiệp vụ bảo lãnh
: là nghiệp vụ trong đó NH đứng ra cam kết bằng văn bản  gọi là thư bảo lãnh rằng sẽ thực hiện 1 nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này
không thực hiện được nghĩa vụ đó. Có nhiều hình thức bảo lãnh như bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh
toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng h. Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng tài trợ cho nhu cầu tiêu
dùng cá nhân. Tín dụng tiêu dùng thường dưới hình thức cho vay để mua trả góp  tín dụng trả góp hoặc cho vay bằng phát hành thẻ tín dụng
Nghiệp vụ cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM. Nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mục thuộc tài sản Có của ngân hàng.
2.2.3 Nghiệp vụ đầu tư :  là nghiệp vụ mà NHTM dùng vốn của mình mua các chứng
khoán hoặc đầu tư theo dự án. 2.2.4 Tài sản có khác
: đó là những vốn hiện vật như trụ sở làm việc, máy móc, trang
thiết bị dùng cho hoạt động do NH sở hữu.

2.3  Nghiệp vụ ngoại bảng nghiệp vụ trung gian


Ngân hàng ngoài những nghiệp vụ nội bảng nghiệp vụ được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng, còn thực hiện những nghiệp vụ ngoại bảng được thực hiện theo
sự ủy nhiệm của khách hàng. Tuy không liên quan trực tiếp đến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, nghiệp vụ ngoại bảng lại có thể hỗ trợ cho nghiệp vụ nội bảng.
Những nghiệp vụ ngoại bảng của ngân hàng thương mại như:
Nghiệp vụ chuyển tiền - thanh toán hộ: là nghiệp vụ mà ngân hàng nhận sự ủy thác của khách hàng, dùng phương tiện mà khách hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác ở một địa điểm quy định trong hay ngoài nước. Về mặt kĩ thuật, nghiệp vụ này được thực hiện thơng qua các phương tiện lưu thơng tín dụng như séc, thư chuyển tiền,
điện chuyển tiền
Nghiệp vụ thu hộ: là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại nhận sự ủy thác của khách
hàng để thu hộ các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng giao như séc, thương phiếu, các chứng khoán Khi tiến hành nghiệp vụ này, ngoài việc thu thủ tục phí
của khách hàng, ngân hàng cón có thể tranh thủ sử dụng tiền của khách hàng.
Nghiệp vụ tín thác: là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại nhận sự ủy thác của khách
hàng, đứng ra mua bán hộ các loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại hối hoặc quản lí tài sản, vốn đầu tư của của tổ chức hay cá nhân theo hợp đồng ví dụ tài sản dăng tranh chấp,
tài sản thanh lí trong q trình phá sản, tài sản của cô nhi, quả phụ.
Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp: Là nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại thu chi hộ
lẫn nhau trên cơ sở ngân hàng này mở một tài sản vãng lai tại ngân hàng kia và việc thanh toán giửa hai ngân hàng được tiến hành theo định kì sau khi đã thanh toán bù trừ những
khoản tiền mà hai bên đã thu chi hộ cho nhau trong thời gian của định kì đó. Trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp, các ngân hàng khơng thu thủ tục phí. Khi tiến hành thu chi hộ, nếu
trên tài khoản vãng lai khơng còn tiền thì ngân hàng này sẽ cung cấp tín dụng cho ngân hàng kia theo phương thức tín dụng cho vay vượt chi.
Kinh doanh vàng bạc đá quý.
Làm tư vấn tiền tệ, tài chính như cung cấp thơng tin, hướng dẫn chính sách tài chính
tiền tệ, thương mại, lập dự án đầu tư tín dụng, ủy thác đầu tư
Chương 3. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 3.1 Sơ lược về ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Cho đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua gần 60 năm 6.5.1951-6.5.2011 xây dựng và phát triển. Trước năm 1986, Việt Nam theo mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, mọi giao dịch tài chính chính thức đều do nhà nước thực hiện thơng qua Ngân hàng nhà nước. Bắt đầu từ năm 1986, hệ thống ngân hàng của Việt Nam bắt đầu có sự đổi mới
căn bản và toàn diện. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI 1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng chính
phủ ký quyết định số 218CT ngày 3.7.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987,
Hà Nội, Gia Lai.... Sau khi tổng kết, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53HĐBT ngày 26.3.1988 đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy ngân hàng VN, với sự ra đời
của hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Chức năng kinh doanh ngân hàng được tách khỏi Ngân hàng nhà nước để giao cho các ngân hàng chuyên doanh. Hệ thống ngân hàng hai cấp
được hình thành, tạo nên các chuyển biến về tự do tài chính.  Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hồn thiện thơng qua việc cơng bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày
24.5.1990 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính. Hai pháp lệnh này đã góp phần củng cố hệ thống ngân hàng hai
cấp, bắt đầu hình thành các cơng cụ quản lý và điều hành tiền tệ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân
hàng, là ngân hàng duy nhất được phát hành, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước, còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ
chức tín dụng thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính. Trước yêu cầu của thực tiễn, tháng 12.1997, hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng có hiệu
lực từ ngày 1.10.1998. Sau đó, Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004.
Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên 20 năm từ 1990 đến nay. Trải qua chặng đường trên, hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh, chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh
doanh. NHTM nhà nước sau nhiều lần bổ sung vốn đã nâng tổng vốn chủ sở hữu của 05 NHTM nhà nước lên trên 20.000 tỷ đồng năm 2006, tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối
năm 2000. Vốn điều lệ của NHTM cổ phần được gia tăng đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu từ đó giúp tổng vốn điều lệ
NHTM cổ phần đến cuối năm 2005 tăng gấp 5 lần so với năm 2000. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam gồm:
Ngân hàng thương mại Quốc doanh: Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng
100 vốn ngân sách nhà nước. Thuộc loại này gồm:
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bank for Agriculture
and Rural Development +
Ngân hàng Công thương Việt Nam Industrial and commercial Bank of viet nam  ICBV gọi tắt là VietIncombank
+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Bank for Investement and Development
of Viet nam  BIDV +
Ngân   hàng   Ngoại   thương   Việt   Nam   Bank   for   Foreign   Trade   of   Vietnam    Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Joint Stock Commercial bank: là ngân hàng thương
mại được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt
Nam.
Ngân hàng liên doanh thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh: là Ngân hàng được
thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngồi có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp
luật ở Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước
ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

3.2 Hoạt động của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam