Nghị định 69 dự án đầu tư xã hội hóa

Bộ Tài chính cho biết, nhìn chung các chính sách ưu đãi khuyến khích XHH quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã tương đối đầy đủ và phù hợp với thực tiễn, góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư của xã hội tham gia cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công đáp ứng nhu cầu của xã hội với chất lượng và số lượng ngày càng cao.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các địa phương chưa đầy đủ, đồng bộ và theo kịp với tình hình phát triển. Vì vậy, một số nhà đầu tư gặp vướng mắc về thủ tục xin giao đất; hoặc khi được giao đất lại gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng nên sau nhiều năm vẫn chưa đủ khả năng xây dựng được cơ sở vật chất hoàn chỉnh để đi vào hoạt động. Lý do là thiếu quy hoạch sử dụng đất đai cho mục đích XHH; địa phương không có sẵn quỹ đất công; nguồn lực kinh tế của địa phương còn hạn hẹp và chưa ưu tiên cho các dự án XHH.

Do vậy, việc đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ (tập trung vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hạch toán kế toán và cập nhật lại một số chính sách ưu đãi để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trong thời gian gần đây) là cần thiết.

Chính sách ưu đãi về cho thuê đất, về thuế

Về chính sách ưu đãi về cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất, cho thuê đất (Điều 5, Điều 6 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP), Bộ Tài chính cho biết: Hiện nay, các pháp luật liên quan, gồm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai... đã có quy định về việc sử dụng tài sản công để đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ưu đãi về đất đai (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...) cho các đối tượng (bao gồm đối tượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công).

Thực tế cho thấy, cơ chế khuyến khích XHH về đất đai còn tràn lan, xảy ra hiện tượng lợi dụng, nhất là ở địa bàn các đô thị (nhất là trong lĩnh vực XHH giáo dục, y tế...). Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 69/2008/NĐ-CP phải đồng bộ với các quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: Cơ sở thực hiện xã hội hóa thuộc phạm vi, đối tượng quy định tại Nghị định này thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước được vay vốn tín dụng đần tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước.

https://stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-xay-dung-kiem-tra-van-ban-qppl-va-quan-ly-vi-pham-hanh-chinh/2036-2036.html https://stp.binhdinh.gov.vn/upload/images/TIN-HOAT-DONG/2019/Hop%20gop%20y%20ngay%2024_10_2019.jpg

Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp Bình Định https://stp.binhdinh.gov.vn/assets/images/logo.png

Tại cuộc họp, các đại biểucho rằng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội cùng tham gia chăm lo phát triển các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (dịch vụ sự nghiệp công) để người dân được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn. Qua thời gian triển khai thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, thì chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường vẫn còn một số bất cập, hạn chế như việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các địa phương chưa đầy đủ, đồng bộ và theo kịp với tình hình phát triển; về hướng dẫn việc xác định các điều kiện được hưởng chính sách xã hội hóa chưa được thống nhất giữa các ngành.... Do đó, các đại biểu thống nhất cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chính sách này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.

Tham gia góp ý cụ thể đối với dự thảo Nghị định, các đại biểu cho rằng Nghị định số 69/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ; trong khí đó, nếu tiếp tục xây dựng Nghị định để sửa đổi, bổ sung một số điều của hai văn bản trên sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện. Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định mới nhằm thay thế Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Về hình thức văn bản, dự thảo Nghị định quy định hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, tại khoản 2 Điều 1 của dự thảo Nghị định quy định sửa đổi Điều 6 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, trong khi đó, Điều 6 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ ngày 01/8/2014 bởi Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ; do đó, việc dự thảo Nghị định quy định sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP là không phù hợp.

Tại khoản 3 Điều 2 về điều khoản thi hành của dự thảo Nghị định quy định bãi bỏ những nội dung đã được quy định sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 của dự thảo Nghị định là không cần thiết. Bởi vì, những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung bằng văn bản khác, về nguyên tắc là nội dung đó đã hết hiệu lực khi văn bản sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành … ./.