Xã hà sơn huyện hà trung tỉnh thanh hóa

Ngày 6/4, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký công văn số 4561, cho phép DN Mạnh Quang được tận thu, vận chuyển 53.589m3 đất thừa trong quá trình thi công đường Ba Chi Giang Sơn 10 đi hồ Sun Chi Phúc với thời hạn 5 tháng. Số đất tận thu này, DN Mạnh Quang phải cung cấp cho dự án Đường giao thông kết nối khu đô thị Hà Lĩnh - Cụm di tích đền Hàn, Cô Bơ thuộc xã Hà Sơn.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thôn Chí Phúc, xã Hà Sơn, từ khi xuất hiện điểm tận thu đất trên địa bàn, các xe tải trọng lớn liên tục ra vào lấy đất gây ồn ào và bụi mù mịt khiến người dân khốn khổ. “Các xe vào lấy đất toàn là xe to, chở nặng, khi đi qua nhà thì kéo bụi bay mù mịt, khiến gia đình tôi rất khó chịu. Từ ngày có điểm tận thu, đời sống gia đình bị đảo lộn, nhà cửa luôn phải đóng kín” - một người dân sống gần điểm tận thu đất phàn nàn.

Ghi nhận vào các ngày 21 và 22/4, tại khu vực tận thu đất thừa nêu trên, có khoảng 10 xe Howo (loại 3, 4 chân) đang chờ lấy đất để mang đi tiêu thụ. Sau khi rời khỏi hiện trường, các xe tải BKS: 36C - 262...; 36H - 014...; 36C - 410… nhanh chóng đưa đất tới khu vực xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung để san lấp cho dự án xây dựng trường Tiểu học xã Hà Ngọc. Chiếu theo giấy phép tận thu đất thừa được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp, DN Mạnh Quang đã đưa đất đi đổ sai địa điểm quy định.

Tại Công văn 4561 của UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao trách nhiệm cho UBND huyện Hà Trung chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện và các phòng, đơn vị chuyên môn, UBND xã Hà Sơn giám sát quá trình thực hiện thi công dự án và tận thu đất thừa nêu trên của DN Mạnh Quang. Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động tận thu đất thừa, các đơn vị này phải yêu cầu DN dừng ngay hoạt động để khắc phục kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo người dân thôn Chí Phúc, việc vận chuyển đất từ dự án đường giao thông ra khỏi địa bàn xã đã diễn ra từ rất lâu nhưng không thấy sự can thiệp của chính quyền cơ sở.

Khi xem những hình ảnh, tư liệu về việc đổ đất sai vị trí của DN Mạnh Quang mà chúng tôi cung cấp, ông Phạm Văn Định - Chủ tịch UBND xã Hà Sơn thừa nhận, đây là hành vi lợi dụng dự án để bán đất trái phép. “Trước khi xem những hình ảnh này thì phía UBND xã Hà Sơn cũng đã nhận được phản ánh về việc DN Mạnh Quang đổ đất sai quy định. Sau khi gọi đơn vị này lên làm việc, họ đã thừa nhận hành vi trên nên chúng tôi cho dừng triển khai dự án để yêu cầu khắc phục sai phạm” - ông Định nói.

Theo ông Định, ngoài việc tận thu đất thừa, DN Mạnh Quang còn là nhà thầu trực tiếp làm tuyến đường Ba Chi Giang Sơn 10 nối hồ Sun Chi Phúc dài hơn 2km. Dự án này do UBND xã Hà Sơn làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn 10 tỷ đồng, trong đó, 50% là do huyện Hà Trung hỗ trợ, 50% còn lại do xã đối ứng bằng nguồn thu từ việc bán đấu giá đất.

Đến nay, dự án đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng với chi phí hơn 900 triệu đồng. Dự kiến, đến năm 2024, dự án phải hoàn thành theo đúng tiến độ, tuy nhiên, hiện việc thi công theo hình thức cuốn chiếu (múc đất đến đâu làm đường đến đó) của DN Mạnh Quang đang khá chậm, trong quá trình thi công còn để xảy ra sai phạm khi bán đất thừa trái phép.

Đền Hàn (hay còn gọi là Đền Mẫu Đệ tam hoặc là Đệ tam thoải phủ), Đền Ba Bông (hay còn gọi là Đền Cô Bơ hoặc là Cô Ba thoải phủ) là những di tích lịch sử văn hóa được xây dựng cách đây hàng trăm năm, đã được chính quyền, nhân dân và khách thập phương nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Cả hai đền này đã được cấp bằng di tích cấp tỉnh, năm 1992.

Đền Hàn tựa lưng vào núi Hàn, mặt hướng ra sông. Theo sử sách, bia ký và truyền thuyết dân gian, nhân vật được thờ ở đền Hàn (tức đền Đức Ông) là Lê Thọ Vực - ngườicó công to lớn trong việc bình định Chiêm Thành và là người có công khai hoang vỡ hóa vùng đất Đại Lại xưa để lập ra sở đồn điền và làng, xã xung quanh vùng Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Đông… của Hà Trung nay.

Đền cô Bơ nằm tại khu vực ngã ba Bông, nơi con sông Mã tách dòng trước khi về với biển cả bao la, cũng là giao điểm của “ngũ huyện kê”, một con gà gáy năm huyện cùng nghe. Nơi đây thờ Công chúa Mai Hoa, mà nay gọi là Cô Ba hay Cô Bơ thoải, người có công báo mộng hiến kế để tướng quân Lê Thọ Vực phá tan quân giặc.

Lễ hội Hàn Sơn được mở vào tháng 6 (âm lịch) hàng năm, ngày 12 tháng 6 là ngày chính hội. Ngoài dịp chính hội, đền Hàn và đền Ba Bông quanh năm đón nhiều du khách gần xa về thưởng ngoạn cảnh đẹp và cầu mong cuộc sống no ấm, bình an.

Trong những năm qua, xã Hà Sơn đã huy động các nguồn lực trong xã hội, đầu tư xây dựng và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa tâm linh ngày càng khang trang, bề thế, góp phần làm cho Cụm di tích và thắng cảnh Hàn Sơn (bao gồm cả Đền cây thị - xã Hà Ngọc, Đền Đức Ông và Đền Bông - xã Hà Sơn cùng đền Phong Mục và đền cô Tám - xã Đại Lộc, Hậu Lộc) trở thành một không gian văn hóa, du lịch hấp dẫn, nổi tiếng của Xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung.