Ngân hàng nào có nguy cơ phá sản

Trong một tuyên bố chung hôm 16/3 (giờ Mỹ), nhóm 11 trong số các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ đã công bố gói giải cứu trị giá 30 tỷ USD cho First Republic, sau khi nhận thấy một lượng lớn tiền gửi không được bảo hiểm bị rút ra khỏi ngân hàng có trụ sở tại California. Khoản tiền vượt quá mức 250.000 USD được bảo hiểm bởi Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC).

Cổ phiếu của First Republic đã giảm hơn 60% vào thứ Hai tuần này, ngay cả sau khi ngân hàng cho biết họ đã nhận được nguồn tài trợ bổ sung từ JPMorgan và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Vào thứ Năm, cổ phiếu của ngân hàng đã giảm tới 36%, nhưng đã tăng trở lại sau khi có báo cáo rằng gói giải cứu đang được thực hiện, kết thúc tăng gần 9%.

JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup và Wells Fargo đã đồng ý mỗi bên gửi 5 tỷ USD tiền gửi không có bảo hiểm vào First Republic. Trong khi đó, Morgan Stanley và Goldman Sachs sẽ gửi 2,5 tỷ USD mỗi ngân hàng. 5 tỷ USD còn lại sẽ bao gồm khoản đóng góp 1 tỷ USD từ mỗi ngân hàng BNY Mellon, State Street, PNC Bank, Truist và US Bank.

"Hành động của các ngân hàng lớn nhất của Mỹ phản ánh niềm tin của họ vào hệ thống ngân hàng của đất nước" - các ngân hàng cho biết trong tuyên bố chung hôm 16/3. Các cơ quan quản lý ngân hàng của quốc gia cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ gói giải cứu - một nỗ lực do các ngân hàng khởi xướng, nhưng có sự hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ từ Chính phủ Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Quyền Kiểm soát viên Tiền tệ Michael Hsu, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch FDIC Martin Gruenberg cho biết trong một tuyên bố chung: "Việc một nhóm các ngân hàng lớn thể hiện sự hỗ trợ này rất đáng hoan nghênh, và thể hiện khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng".

Được thành lập vào năm 1985, First Republic phục vụ một nhóm khách hàng tương tự như Silicon Valley (SVB) - ngân hàng đã được tuyên bố phá sản hôm 10/3 vừa qua sau khi những người gửi tiền rút khoảng 40 tỷ USD. Cũng đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự như SVB, First Republic có tài sản trị giá 212 tỷ USD và 176,4 tỷ USD tiền gửi tính đến cuối năm ngoái.

Tin tức về gói giải cứu First Republic được tin có thể làm dịu thần kinh của các nhà đầu tư ngành ngân hàng sau vụ phá sản vào tuần trước của SVB - thất bại ngân hàng lớn thứ 2 trong lịch sử Mỹ, chỉ sau sự sụp đổ của Washington Mutual năm 2008. Việc đóng cửa SVB hôm 10/3 và ngân hàng Signature có trụ sở tại New York 2 ngày sau đó đã làm sống lại những ký ức tồi tệ về cuộc Khủng hoảng tài chính đã đẩy Mỹ vào thời kỳ suy thoái 2007-2009.

Cuối tuần trước, với quyết tâm khôi phục niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, Chính phủ Washington đã chuyển sang bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi tại các ngân hàng, ngay cả những khoản vượt quá giới hạn 250.000 USD của FDIC cho mỗi tài khoản cá nhân.

TPO - Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xử lý các ngân hàng yếu kém thời gian qua kéo dài do đàm phán với ngân hàng thương mại khó khăn và phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng. Cùng đó, các ngân hàng thương mại cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo gửi Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng.

Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc) theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng.

Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 2 ngân hàng này và hoàn thiện phương án, trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với một ngân hàng mua bắt buộc còn lại.

Ngân hàng nào có nguy cơ phá sản

4 ngân hàng thương mại yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu, gồm: DongABank, CBBank, OceanBank, GPBank.

Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Các tổ chức tư vấn định giá đã phát hành chứng thư thẩm định giá và Ngân hàng Nhà nước đã gửi Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả.

Theo Ngân hàng Nhà nước, công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn. Việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài, gặp khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài.

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và để xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á (DongABank) nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.

Bên cạnh đó, việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ. Năng lực cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế trong điều kiện áp lực xử lý khối lượng công việc lớn, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ (vừa thực hiện công tác thanh tra, giám sát vừa thực hiện công tác cơ cấu lại ngân hàng yếu kém).

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém. Trong đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), tập trung khắc phục các bất cập, hoàn thiện cơ chế xử lý các ngân hàng yếu kém, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro của nhà băng, hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông để thao túng hoạt động ngân hàng vì mục đích vụ lợi.

Hiện tại có 4 ngân hàng thương mại yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu, gồm: DongABank, CBBank, OceanBank, GPBank. Từ giữa tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đưa Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt.

Dự kiến, CBBank cũng sẽ được chuyển giao về Vietcombank trong năm nay. Trước đó, ngày 5/3/2015, CBBank chính thức trở thành ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank. Các ngân hàng sẽ nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém còn lại là MB, VPbank, HDbank.

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng phá sản?

Trên thực tế, ở Việt Nam chưa có ngân hàng nào phá sản. Bởi, để một ngân hàng phá sản là điều rất khó khăn. Khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn. Đồng thời, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi.

Ngân hàng có bao giờ phá sản?

Như vậy, kể từ thời điểm 15/1/2018, các Tổ chức tín dụng, trong đó có ngân hàng, nếu làm ăn không hiệu quả sẽ được phép cho phá sản.

Tại sao các ngân hàng bị phá sản?

- Thiếu vốn: Khi ngân hàng không có đủ vốn để đáp ứng các yêu cầu của người vay hoặc đối phó với rủi ro tài chính, họ có thể phá sản. - Rủi ro về tài sản: Nếu các tài sản của ngân hàng mất giá hoặc trở nên không thể thực hiện được (illiquid), họ có thể không thể thanh toán các khoản nợ và dẫn đến phá sản.

Tại sao ngân hàng Mỹ sụp đổ?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của SVB là do cách thức lựa chọn phương thức quản lí rủi ro, sai lầm trong cơ cấu quản lí và giám sát ngân hàng, các động thái chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).