Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3 trong bài Biết người biết ta

Với soạn bài Biết người biết ta Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 291 lượt xem


Trang trước

Chia sẻ

Trang sau  


Soạn bài Biết người biết ta

Video giải Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Biết người biết ta

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Biết người biết ta : Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Xác đinh biện pháp tu từ trong văn bản 1,2 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời :

-        Biện pháp tu từ trong văn bản 1,2 là biện pháp nói quá.

-        Tác dụng : làm nổi bật sự vật, sự việc ược nói đến bằng cách phóng đại chúng nhằm tăng sức biểu cảm, biểu đạt, nhấn mạnh vào vấn đề cần nói đến.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3.

Trả lời :

Bài học mà em rút ra được từ văn bản 3 : Hãy sống khiêm tốn, đừng lấy điểm mạnh của mình để so bì với điểm yếu của người khác bởi mỗi người đều có điểm mạnh riêng, không có ai là hoàn hảo cả. Vì vậy, đừng nhìn vào điểm yếu của họ rồi coi thường họ.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ?

Trả lời :

Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ đều lấy hình ảnh của sự vật, sự vật, hiện tượng hay con người để rút ra những bài học, phương châm sống đúng với đạo đức, triết lý nhân sinh.

Hướng dẫn soạn BÀI 2: BÀI HỌC CUỘC SỐNG. Nội dung bài Soạn bài Biết người, biết ta sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.


ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

BIẾT NGƯỜI BIẾT TA

Trải nghiệm cùng văn bản

Nội dung chính:

Tác giả muốn mượn hình ảnh của các sự vật để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

– Biện pháp tu từ trong văn bản 1 và 2 là biện pháp nói quá.

– Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh nội dung và gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.


Câu 2 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Nêu bài học mà em rút ra từ văn bản 3.

Trả lời:

Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Hình ảnh của trăng, đèn, gió là đại diện cho mỗi con người trong cuộc sống và cách ứng xử của họ. Ai cũng có những năng lực và thế mạnh riêng. Bản thân không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn mà có quyền coi thường người khác bởi chúng ta giỏi nhưng sẽ còn những người khác giỏi hơn chúng ta.


Câu 3 trang 41 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn.

Trả lời:

– Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn.

– Điểm giống nhau: Lấy hình ảnh ẩn dụ loài vật để nói đến con người hoặc những câu chuyện trong thực tế để giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, cách đối nhân xử thế, rèn luyên phẩm chất đạo đức, nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh.


Bài trước:

👉 Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Biết người, biết ta sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!