Nên cúng lễ vu lan vào ngày nào năm 2024

Lễ Vu lan báo hiếu là một ngày lễ quan trọng của Phật giáo và những người theo đạo Phật. Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng tưởng nhớ, đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Với ý nghĩa nhân văn to lớn đó, lễ Vu lan đã lan rộng, trở thành ngày lễ báo hiếu cha mẹ của người dân Việt.

Lễ này diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Vì vậy, lễ Vu lan năm 2023 sẽ rơi vào thứ Tư ngày 30/8 Dương lịch.

Nên cúng lễ vu lan vào ngày nào năm 2024

Năm 2023, lễ Vu lan báo hiếu sẽ rơi vào thứ Tư ngày 30/8 Dương lịch. Ảnh minh họa.

Ngày lễ Vu lan báo hiếu xuất phát từ đâu?

Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung), bao gồm cả cha mẹ của kiếp trước.

Theo kinh Vu lan, ngày xưa, bà Thanh Đề - mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên, đệ tử Đức Phật, là một người sống rất xa hoa lãng phí, ích kỷ, tham lam, độc ác. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất, nhưng lại không chịu chia sẻ cho người khác. Còn Mục Kiền Liên - con trai của bà tính tình hiền lành, chịu khó, trái ngược hoàn toàn với mẹ. Cậu bé luôn nhặt lại những hạt cơm mẹ làm rơi xuống, rửa sạch đi rồi ăn. Mọi người xung quanh đều rất yêu mến, khen ngợi cậu.

Sau khi mẹ qua đời, Mục Kiền Liên xuất gia theo Phật và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất, đặc biệt rất giỏi về thần thông. Vì luôn tưởng nhớ mẹ, ông muốn biết hiện tại mẹ mình đang ở cõi nào nên đã dùng thần thông tìm khắp từ các tầng trời đến các tầng địa ngục, cuối cùng thấy mẹ mình ở địa ngục dành cho những tội nghiệt nặng nhất. Do gây nhiều nghiệp ác, bà Thanh Đề trở thành ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở.

Thương mẹ, Mục Kiền Liên đem cơm xuống địa ngục dâng mẹ. Bà Thanh Đề mừng quá, lật đật bưng bát cơm lên, một tay che lại để ngăn những quỷ đói khác đến tranh cướp. Sự tham lam đó khiến bà không được hưởng lễ vật mà con trai dâng tặng, cơm đưa đến miệng lập tức hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên đành quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, nhờ cậy chư tăng làm lễ Vu lan bồn để giải thoát cho mẹ, nhờ đó bà Thanh Đề thoát khỏi địa ngục và được sinh về cõi trời. Phật dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng có thể làm theo cách trên, thực hiện pháp Vu lan bồn. Ngày lễ Vu lan ra đời từ đó.

Ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Vu lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Ngày nay, lễ Vu lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ. Tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Lễ Vu lan chính là dịp để con cháu trong gia đình thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và thể hiện lòng thành với tổ tiên. Đây là ngày lễ đặc biệt, nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Báo hiếu ở đây là đối với cha mẹ, người đã sinh và nuôi dưỡng chúng ta không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác. Tín ngưỡng Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng báo luân hồi. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng vòng báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân độ thế”, “xá tội vong nhân”.

Không riêng gì đối với mỗi người Phật tử, lễ Vu lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu lan tỏa khắp cả đất nước Việt Nam.

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt, là cuộc lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Nguồn gốc lễ Vu Lan

Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên - một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

Kinh "Vu Lan Bồn" có ghi lại: ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sân si và bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.

Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch.

Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Nên cúng lễ vu lan vào ngày nào năm 2024

Tổ đình Trung Khánh chuẩn bị mừng lễ Vu Lan

(Ảnh minh họa)

Ý nghĩa thờ cúng

Lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế; đây cũng là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, thoát sanh. Vì thế, ngoài mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà thì vào lễ Vu Lan mọi người còn cúng thêm mâm ngoài trời gọi là cúng chúng sinh dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Đối với Phật giáo, trong dịp lễ Vu lan, phật tử thường cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...

Nên cúng lễ vu lan vào ngày nào năm 2024

Cúng chúng sinh ngoài trời trong lễ Vu Lan

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trong dịp lễ Vu Lan, khi đến chùa các phật tử sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nền nếp gia phong, anh em hòa thuận.

Ngày nay, Đại lễ Vu Lan đã được hiểu với ý nghĩa rộng hơn: Kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là: Tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.

Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Cúng lễ Vu Lan vào ngày nào đẹp?

Việc cúng lễ Vu Lan tại nhà thường được các gia đình tiến hành từ ngày 10 đến trước ngày rằm tháng 7 âm lịch. Cúng Vu Lan là ngày con cái tưởng nhớ tới công lao sinh thành của cha mẹ. Tưởng nhớ không phải ở chỗ mâm cao, cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người.

Tháng bảy âm lịch nên cúng lễ Vu Lan ngày nào?

2 Ngày Vu Lan Báo Hiếu 2023 là ngày nào? Diễn ra cố định vào rằm tháng 7 (tức ngày 15/7) âm lịch hàng năm. Nếu tính theo dương lịch, lễ Vu Lan thường rơi vào giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9 hàng năm, cụ thể: Lễ Vu Lan 2022 rơi vào thứ 6, ngày 12/08 dương lịch.

Ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào 2023?

Lễ Vu Lan là một ngày lễ mang đậm nét nhân văn và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Là người con hiếu thảo, chúng ta nên biết trân trọng và báo hiếu cha mẹ trong suốt cuộc đời. Ngày lễ Vu Lan hằng năm là ngày 15/07 âm lịch. Năm 2023, lễ Vu Lan sẽ rơi vào Thứ Tư ngày 30/8/2023 dương lịch.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là đẹp nhất?

Rằm tháng 7 âm lịch năm nay rơi vào thứ tư ngày 30/8. Việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 2 đến trước 12h ngày rằm tháng 7 âm lịch, tức từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 dương lịch. Theo lịch vạn niên, thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất năm 2023 là ngày 13/7 âm lịch, tức ngày 28/8 dương lịch.