Chân tượng là vị trí nào trong cờ tướng năm 2024

1. Tướng: Mỗi nước đi một ô, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn ở trong phạm vi cung.”Cung” gồm 4 hình vuông nhỏ được gạch đường chéo.

2. Sĩ: Đi chéo, mỗi nước một ô. Sĩ luôn ở trong “Cung” giống như Tướng.

3. Tượng: Đi chéo 2 ô mỗi nước, đi ngang hoặc dọc. Tượng không được phép qua sông sang bàn cờ của đối phương.Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có quân cờ chặn giữa đường.

4. Xe: Đi ngang hoặc dọc khắp bàn cờ miễn không có quân khác cản trên đường đi.

5. Mã: Đi ngang 2 ô và đi dọc 1 ô ( hoặc đi dọc 2 ô và đi ngang 1 ô) cho mỗi nước đi.Nếu có quân khác nằm cạnh mã và cản đường ngang 2 hoặc cản đường dọc 2, thì mã không được đi đường đó.

6. Pháo: Đi ngang hoặc dọc giống như Xe. Điểm khác là khi Pháo muốn ăn quân của đối phương thì giữa Pháo và quân muốn ăn phải có quân cản ở giữa.

7. Tốt: Đi mỗi nước một ô. Nếu Tốt chưa qua sông thì chỉ được đi thẳng tiến. Khi đã vượt qua sông có thể đi ngang hoặc đi thẳng tiến, mỗi nước một ô.

8. Ăn quân: Khi quân di chuyển đến một vị trí đang đứng của quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.

9. Chống tướng: 2 tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà không có quân cản ở giữa.Nước đi để 2 quân tướng ở vị trí chống tướng là không hợp lệ.

Kết thúc trận đấu:

- Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt Tướng) và đối phương không còn khả năng đỡ. Bên chiếu tướng thắng.

- Hết nước đi: Nếu một bến tới lượt đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua.

- Khi một hoặc 2 bên vi phạm luật cao cấp.

Thuật ngữ: những từ được dùng trong cờ tướng

1. Chiếu Tướng: Bất kỳ nước đi nào làm cho Tướng của đối phương bị ăn ở nước tiếp theo.

2. Thí Quân: Một quân sẽ đi chuyển đến vị trí mà có thể bắt quân cùng loại của đối phương và sau đó quân đó cũng có thể bị bắt lại nếu đối phương muốn.

3. Đuổi Quân: Một quân di chuyển đến vị trí mà nó có thể bắt quân nào đó của đối phương(trừ Tướng) trong nước tiếp. Hoặc một nước đi làm cho Pháo chiếu quân đối phương.Loại trừ các ngoại lệ sau:

+ Khi nước đi của Tướng hoặc Tốt chiếu quân đối phương. Nước đi này không gọi là nước đuổi quân.

+ Nước đi hăm dọa Tốt chưa sang sông không được cho là nước đuổi quân.

+ Nước thí quân không được gọi là nước đuổi quân.

4. Quân được bảo vệ: Một quân bị đuổi được gọi là bảo vệ nếu quân đuổi của đối phương nếu ăn nó có thể bị ăn lại ngay trong nước tiếp. Ngoại trừ trường hợp là Xe không bao giờ được gọi là được bảo vệ khi nó bị đuổi bởi Pháo hay Mã của quân đối phương.

Luật cao cấp

Tất cả nước đi theo luật cơ bản là hợp lệ ngoại trừ các tình huống sau:

1. Chiếu dai: Chiếu liên tục đối phương bằng 1 hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ

2. Đuổi dai: Liên tục đuổi một quân của đối phương bằng một hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ.

+ Khi một bên vi phạm luật cao cấp và bên kia không vi phạm, bên vi phạm bị xử thua.

+ Khi cả hai cùng vi phạm luật cao cấp, ván cờ được xử hòa.

+ Khi một bên vi phạm luật chiếu dai, một bên vi phạm luật đuổi dai, bên chiếu dai bị xử thua.

Luật Cờ Tướng cho phép giới hạn một bên chiếu hoặc đuổi 6 nước liên tục với 1 quân, 12 nước liên tục với 2 quân và 18 nước liên tục với 3 quân. Nếu quá giới hạn sẽ áp dụng luật cao cấp.

Luật xử hòa

Khi cả hai bên không có khả năng thắng, người chơi nên quyết định hòa ván chơi. Để tránh ván cờ kéo dài quá lâu, Luật cờ tướng đưa ra 3 trường hợp để xử hòa:

1. Effective Rule( Luật nước đi có hiệu lực): Khi tổng số nước đi bằng 120 nước (không tính những nước đuổi và chiếu, cũng như nước đối phó với nước đuổi và chiếu).

2. Progress Rule (Luật tiến triển): Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi Tốt đã sang sông và tiến lên một bước. Khai cuộc trong cờ Tướng là hình thức phát triển các quân trong cờ Tướng ở những nước đi đầu tiên, bố trí các quân cờ vào những vị trí tốt để bắt đầu cuộc chiến. Nếu như một bài văn gồm có mở bài, thân bài và kết bài thì cờ Tướng cũng vậy. Một trận cờ tướng gồm có ba giai đoạn chính là Khai cuộc, Trung cuộc và Tàn cuộc.

Nếu phần mở bài của một bài văn văn hay, bài văn cũng sẽ trở nên hay hơn và đối với cờ Tướng cũng vậy, nếu như khai cuộc tốt thì những nước đi sau này cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Mỗi người sẽ có những cách đi, cách bày thế cờ khác nhau. Cũng không có quy định cụ thể hay ranh giới rõ ràng nào cho việc Khai cuộc thế nào là đủ, kéo dài trong bao lâu hay bao nhiêu nước. Mặc dù vậy, vẫn có một số lời khuyên mà người chơi không nên bỏ qua đó chính là:

- Triển khai thế trận ván cờ thật nhanh

- Không nên sử dụng một quân cờ, một loại quân khi Khai cuộc. (công thủ đều nhau, lên quân đều ở 2 bên...)

- Các quân chủ lực, hay dùng phải được sử dụng sớm

- Chỉ nên tấn công khi các thế trận của mình đã chắc chắn và các quân đã được đặt ở vị trí thuận lợi

- Không nóng vội, hấp tấp ăn quân của đối phương, tránh bị rơi vào bẫy.

- Các nước đi trước không gây cản trở cho nước đi tiếp theo.

- Tính kỹ những nước đi trước, sau của mình và đối phương để chiếm lợi thế khi Khai cuộc cờ tướng.

10 Cách triển khai thế trận Cờ Tướng khai cuộc hay nhất.

Dưới đây chính là 10 cách khai cuộc cờ tướng hay nhất bạn có thể tham khảo để áp dụng trong ván cờ của mình.

1. Phản công Mã

Phản công Mã hay còn được gọi là “Phản cung mã”, “Giáp pháo bình phong”, “Bán bích sơn hà”, “Nửa cõi sơn hà”. Chiến thuật này là một thế trận phòng thủ cực kỳ nổi tiếng trong bộ môn cờ Tướng. Trong thế cờ này, vị trí chính diện sẽ do hai hai quân Mã nắm giữ và để một quân Pháo nằm giữa hai quân Mã này.

Thế cờ này là thế thông dụng nhất với ưu điểm đó chính là khá linh hoạt, đôi công và tranh tiên quyết liệt. Phản cung Mã vừa có thể dễ dàng chuyển đổi thế trận, các quân đều bảo vệ lẫn nhau tạo nên sự ràng buộc giữa quân này với quân kia. Bên cạnh đó, ở thế này có thể phản công nhanh, phòng ngự chặt. Việc này vô cùng thuận lợi cho việc phục kích đối thủ cũng như du kích chiến, bẫy, hay bắt chết các quân khác của đối phương, tạo sự bất ngờ và khiến đối thủ không kịp trở tay.

2. Bình phong Mã

Đây là một thế cờ cũng tương tự như Phản Cung Mã đã đề cập phía bên trên. Nhưng điểm khác biệt đó chính là Bình phong Mã lại tạo ra một thế trận cân bằng và cực kỳ ổn định. Ở thế cờ này, hai quân Mã được tấn lên nắm vị trí trung tâm, bên cạnh sẽ có hai Pháo bảo vệ hai Mã tạo ra thế cờ vô cùng chắc chắc. Cùng với đó, quân Xe có thể tách ra một nước hoặc tấn lên chân Tượng để bảo vệ Pháo.

Đây được cho là thế trận chống Pháo Đầu tốt nhất và là thế trận ổn định nhất. Trong các giải lớn cấp quốc gia, quốc tế, Bình phong mã đều được dùng với số lượng cao, tỷ lệ cao, nhiều hơn nhiều so với loại khai cuộc khác.

3. Thuận Pháo

Chân tượng là vị trí nào trong cờ tướng năm 2024

Thuận Pháo có nghĩa là cả hai người chơi cùng nhắm vào Pháo đầu, quân Pháo được cả hai sử dụng đều ở cùng với một bên bàn cờ. Với Cờ Tướng cổ Trung Hoa, thuận Pháo sẽ còn được gọi là "thuận thủ Pháo". Riêng với chiến thuật này, bên nào nóng vội ăn quân Tốt tại vị trí trung tâm của bên đối thủ sẽ phạm phải cấm kỵ trong Cờ Tướng đó là “chưa triển khai tất cả các quân thì không nên vội tấn công đơn lẻ”. Việc đó sẽ làm mất một nước và xuất binh chậm. Bên Hậu thì lợi được 1 nước lên Mã đuổi Pháo, xuất quân nhanh hơn, tranh tiên, phản tiên, và giành lại một nước.

Đối với chiến thuật khai cuộc cờ tướng này, khi đối thủ vào Pháo Đầu, người chơi cũng vào Pháo Đầu cùng chiều, thì đó gọi là “thuận pháo” hoặc “pháo thuận”. Bên Trung Quốc gọi là “thuận thủ pháo”. Thay vì lên Mã giữ Chốt đầu, thì bên Hậu cũng đưa Pháo vào giữa, dụ đối thủ dùng Pháo ăn Chốt đầu. Nếu đối thủ ăn Chốt đầu thì vi phạm nguyên tắc “chưa triển khai tất cả các quân thì không nên vội tấn công đơn lẻ”, sẽ mất một nước và xuất binh chậm. Bên Hậu thì lợi được 1 nước lên Mã đuổi Pháo, xuất quân nhanh hơn, tranh tiên, phản tiên, và giành lại một nước.

4. Nghịch Pháo

Khi đối thủ vào Pháo đầu mình cũng vào Pháo đầu nhưng khác chiều, trái chiều. Chính do đó mà được gọi là “nghịch pháo” hoặc “pháo nghịch”. Bên Trung Quốc gọi là “liệt thủ pháo”. Khác với sự ổn định của Thuận Pháo, Nghịch Pháo không ổn định. Thế cờ này thường là cách Khai cuộc tạo ra nhiều thế đối công gay gắt, đánh đổi. Chính vì vậy, nó sẽ tạo ăn thua ngay từ đầu và về Tàn cuộc thì chỉ có thắng hoặc thua, hiếm khi nào có Hòa cờ.

Đây là thế khai cuộc cờ tướng phổ biến, nhưng thực tiễn cho thấy Thuận pháo ổn định hơn, còn Nghịch pháo thì thường xảy ra đối công rất mãnh liệt, một thắng một thua, một mất một còn, rất ít khi hòa được.

5. Bán đồ nghịch Pháo

Bán đồ nghịch Pháo có thể được coi là một thế biến tấu nhỏ của Pháo đầu. Khi bên hậu không dùng nghịch Pháo hay thuận Pháo để chống lại Pháo đầu mà phong Mã lên giữ. Sau đó đẩy Pháo qua sông, đe dọa quân Xe của bên đối phương. Và cuối cùng mới dùng thuận Pháo hay nghịch Pháo đầu để tìm ra thế phản công. Trong thực chiến, "bán đồ nghịch Pháo" nhìn có vẻ chậm rãi và thong dong hơn. Đây cũng vẫn là một thế trận đòi hỏi người chơi cần tính toán kỹ lưỡng và chuẩn xác.

6. Pháo điệp

Điệp pháo hay Pháo điệp là thế cờ thay vì lên Mã bảo vệ Chốt giữ nhiều khai cuộc khác, thì cuộc này lên Pháo giữ Chốt đầu. Đây là 1 khai cuộc giang hồ, dân gian, tài tử, nghiệp dư, ít kỳ thủ chuyên nghiệp nào chơi. Có 2 loại, Tả Điệp Pháo và Hữu Điệp Pháo.

7. Quy Pháo bối

Chân tượng là vị trí nào trong cờ tướng năm 2024

Quy Pháo bối là một lối đánh dân gian, với ưu tiên dành cho phòng thủ. Với lối đánh này, người chơi sẽ sử dụng quân Xe để bảo vệ cho Pháo. Chiến thuật này sẽ giúp Pháo truy đuổi và lùa các quân tấn công đối phương. Trên thực tế, quy Pháo bối hay Pháo lưng rùa rất ít khi được sử dụng bởi tính thiên về thủ và kém linh hoạt khi triển khai quân.

8. Thiên phong Pháo

Trong những thế Khai cuộc cờ tướng phổ biến, thì đây là thế cờ mở đầu cho một cuộc chơi "tàn sát". Khi sử dụng thế trận này, ván cờ sẽ đi đến kết thúc nhanh hơn vì bên hậu sẽ chấp nhận hi sinh một Mã để tranh tiên, chủ động tốc tiến. Tuy nhiên, lối đánh này dù được cho là phổ biến nhưng chi được sử dụng ở những trận đấu nhỏ hoặc các kỳ đài vỉa hè. Vì đây là lối đánh khá tiêu cực và ít được dùng cho các giải đấu lớn.

Chân tượng là vị trí nào trong cờ tướng năm 2024

9. Thiết hoạt xa

Thiết hoạt xa là loại khai cuộc mà bên đi Tiên chấp nhận bỏ Mã ngay nước đi đầu tiên (bằng cách đi X1+1 hoặc X9+1), sau đó lợi dụng nước bắt Pháo để giành lấy nước tiên và sở hữu 2 tiên. Có thế công và thế chủ động tốc chiến. Tuy nhiên đây là lối chơi ăn thua đủ, thắng nhanh mà thua cũng nhanh, không có hòa, và thường là tiên thua vì không bù đắp đủ sự hao hụt về chất, về lực và về quân số. Cho nên thế trận khai cuộc này ít thấy chơi ngoài đời, chỉ tồn tại trên lý thuyết, sách cờ, Internet, và các trận đấu biểu diễn, hiếm thấy trong các giải cờ nghiêm túc.

10. Uyên ương Pháo

Uyên ương Pháo có nguồn gốc xuất phát từ Tây Tạng nên nó còn có tên gọi khác là "Tây Tạng quyền". Thế cờ này có chút giống với thiên phong Pháo nên được coi là bán chuyên nghiệp. Ở đây, người chơi sẽ tấn Xe hai nước để giữ cho một Pháo, sau đó kéo Pháo kia sang cùng bên để ép Xe tiên đối thủ không thể xuất ra.

Kết hợp với việc lên Sỹ, Tượng, uyên ương Pháo có thể tạo ra thế giằng với bình phong Mã, hoặc Mã quỳ khi phòng thủ chống lại Pháo đầu. Chiến thuật uyên ương Pháo cũng được sử dụng khá nhiều trong các giải đấu trên Thế giới.

Cờ Tướng được xem là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng cũng như khá phổ biến hiện nay. Đây là một trò chơi trí tuệ và rất an toàn vì thế mà trò chơi này đã dễ dàng lấy được cảm tình và thu hút người chơi. Trên đây là những chiến lược