Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu

Nhưng theo y học cổ đại Ấn Độ, cần tránh ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn, vì có thể dẫn đến sự hình thành độc tố.

Tốt nhất nên ăn trái cây một mình và không ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Theo y học cổ đại Ấn Độ, trái cây dễ tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác trong bữa ăn chính. Nếu trái cây ở trong hệ thống tiêu hóa quá mức cần thiết, nó có thể tạo ra chất độc, theo thời báo Hindustan Times (Ấn Độ).

Trái cây được cho là dễ tiêu hóa hơn so với các thực phẩm khác.

Khi ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn gồm nhiều thức ăn khó tiêu hóa hơn, trái cây sẽ vẫn ở trong dạ dày cho đến khi thức ăn khó tiêu nhất được tiêu hóa xong.

Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu
Theo y học cổ đại Ấn Độ, tốt nhất nên ăn trái cây một mình và không ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn

Hậu quả là, trái cây thường ở trong dạ dày quá lâu, bị dịch tiêu hóa “làm chín quá mức”, và bắt đầu lên men - hãy tưởng tượng cả rổ trái cây chín được phơi ngoài nắng, tiến sĩ Dixa Bhavsar, chuyên gia y học cổ đại Ấn độ, giải thích.

Điều này dẫn đến việc tạo ra độc tố thực phẩm có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, theo Hindustan Times.

Theo y học cổ đại Ấn Độ, hỗn hợp được làm chín quá mức rồi lên men được gọi là hiện tượng tạo ra độc tố do thực phẩm được tiêu hóa không đúng cách.

Chất thải có tính axit và ẩm ướt này tích tụ trong đường tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nó cản trở sự bài tiết dịch tiêu hóa, ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và có khả năng góp phần gây ra chứng khó tiêu, gây nhạy cảm với thực phẩm và gây viêm ruột, tiến sĩ Bhavsar nói.

Chuyên gia y học cổ đại Ấn Độ cho biết thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu

Y học cổ đại Ấn Độ khuyến cáo không nên trộn trái cây với sữa, riêng xoài chín và bơ có thể trộn với sữa

Shutterstock

Bà Bhavsar nói, trái cây tốt nhất nên được thưởng thức vào bữa sáng - nếu bạn có hệ tiêu hóa tốt, hoặc trong bữa ăn nhẹ cách xa bữa ăn chính và không trộn với bất cứ thứ gì.

Ngoài ra, y học cổ đại khuyến cáo không nên trộn trái cây với sữa, riêng xoài chín và bơ có thể trộn với sữa.

Tiến sĩ Bhavsar cho biết không nên ăn chuối và tất cả các loại quả mọng với sữa, theo thời báo Hindustan Times (Ấn Độ).

Tin liên quan

Xem thêm: Những loại quả "rẻ như cho" ở Việt Nam lại có giá cực đắt ở siêu thị nước ngoài

Nhiều người có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn. Trong những năm gần đây, nhận thức về sức khỏe của người dân đã được nâng cao, nhiều người cho rằng nên ăn trái cây giữa các bữa ăn để tránh tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Về vấn đề này chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra cách thức lựa chọn và thời điểm ăn trái cây để tránh gây hại cho sức khỏe.

Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu

Những ai thích hợp ăn trái cây sau bữa ăn và ăn những loại nào?

Chuyên gia dinh dưỡng Lưu Di Lý cho biết hầu hết mọi người có thể chọn ăn trái cây sau bữa ăn chỉ cần người đó khỏe mạnh, không có bệnh tật. Mục đích chủ yếu là hấp thụ các loại vitamin nhóm B và vitamin C trong hoa quả.

Vitamin nhóm B giúp hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vitamin C giúp hấp thụ canxi và sắt trong bữa ăn. Ổi, cam và kiwi đều là những lựa chọn tốt. Nếu trong bữa ăn, ăn nhiều cá và thịt, nên ăn các loại trái cây giàu enzyme như đu đủ, dứa, kiwi để giúp cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy quá trình phân hủy và hấp thụ thức ăn.

Những ai nên ăn trái cây trước bữa ăn và nên ăn những loại nào?

Nếu bạn có các vấn đề về đường huyết như tiểu đường và cần kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên ăn trái cây giữa các bữa ăn. Những ai muốn giảm cân và kiểm soát cân nặng có thể ăn trước hoặc giữa các bữa ăn. Những người này nên ăn những loại trái cây giàu chất xơ, có GI thấp, chẳng hạn như ổi, cà chua bi và táo.

Chuyên gia dinh dưỡng Lưu Di Lý giải thích, đối với những người cần kiểm soát lượng đường trong máu, cả tinh bột và trái cây trong bữa ăn đều chứa carbohydrate, trái cây ăn giữa các bữa ăn sẽ giúp ổn định đường huyết, chọn trái cây có GI thấp sẽ không làm đường huyết nhanh tăng.

Trái cây giàu chất xơ có đặc tính làm tăng cảm giác no, đối với những người muốn giảm cân, ăn trước bữa ăn sẽ có lợi. Sử dụng trái cây giàu chất xơ, uống trà chiều và đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn cũng có thể giúp  bạn tránh ăn những đồ ăn có hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng cũng nhắc nhở rằng, mặc dù bạn có thể ăn hoa quả trước bữa ăn, kể cả bữa sáng, nhưng không nên chỉ ăn nguyên hoa quả mà phải kết hợp với thực phẩm chính.

Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu

Những loại trái cây nào có thể ăn sau khi tập thể dục?

Nhiều người còn ăn trái cây để bổ sung năng lượng sau khi tập, ngoài chuối, chuyên gia dinh dưỡng Lưu Di Ly cũng khuyên bạn nên ăn các loại trái cây có chỉ số GI cao, ngọt hơn như nho, dưa hấu, xoài. Vì cơ thể con người tiêu thụ glycogen trong quá trình tập luyện, trái cây có GI cao có thể bổ sung lượng đường, nhanh chóng được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nên tiêu thụ trong vòng 30-60 phút sau khi tập thể dục.

Chú ý đến cách ăn, khẩu phần, những điều cấm kỵ khi ăn trái cây tốt cho sức khỏe

Để ăn hoa quả tốt cho sức khỏe, ngoài việc chọn thời điểm, loại quả thì cách ăn, số lượng và những điều kiêng kỵ cũng rất quan trọng. Chuyên gia dinh dưỡng Lưu Di Lý chỉ ra rằng, tốt nhất là ăn trái cây theo mùa, ăn đa dạng các loại trái cây, tránh ăn đơn lẻ, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, nếu bạn ăn ổi vào buổi sáng, bạn có thể đổi sang cà chua vào buổi tối.

Dù trái cây có tốt cho sức khỏe đến đâu thì khẩu phần cũng phải được kiểm soát và không nên ăn quá nhiều. Bất cứ khi nào bạn ăn trái cây, lượng trái cây hàng ngày của mỗi người được khuyến nghị là hai phần, một phần ăn khoảng 100 gam, tính theo bát thì chiều cao bát khoảng 5 cm và đường kính 10 cm, tránh tăng chất béo trung tính. Do đó, ăn nhiều hoa quả cũng không có lợi cho sức khỏe.

Có một số loại trái cây cần chú ý nhiều hơn đến kích thước khẩu phần, bao gồm chuối, sầu riêng,... Lấy kích thước của chuối bán trong siêu thị làm ví dụ, nửa quả chuối là 70g, tương đương với 1 phần trái cây. Sầu riêng có kích thước khoảng 2 ~ 3 múi và nặng khoảng 45 gram, có thể tính là một khẩu phần ăn.

Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu

Ngoài các vấn đề nói trên, chuyên gia dinh dưỡng Lưu Di Lý cũng chỉ ra rằng, một số loại trái cây khi sử dụng với thuốc sẽ gây tương tác và gây ra những hậu quả xấu, ví dụ như bưởi không được sử dụng chung với thuốc hạ huyết áp.

Ngoài ra, các loại trái cây quá chua và quá ngọt không nên ăn khi bụng đói, bao gồm cà chua nhỏ, cam, chanh, hồng, nếu bị đau ruột nên tránh ăn quả hồng. Những người thận kém và các bệnh liên quan đến thận nên tránh ăn khế, vì khế có độc tố thần kinh, tuy có thể chuyển hóa đối với người bình thường nhưng đối với người thận kém thì khá khó khăn, có thể gây nhiễm độc thần kinh, xuất hiện tình trạng nấc cụt, nôn ói…

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/2-nhom-nguoi-an-hoa-qua-sau-bua-com-rat-tot-nhung-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/2-nhom-nguoi-an-hoa-qua-sau-bua-com-rat-tot-nhung-nhung-nguoi-nay-nen-an-truoc-bua-an-d272482.html

Theo Hà Vũ. Dịch từ Ettoday (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Lời khuyên trên xuất phát từ lập luận rằng đường trong trái cây không nên ở lại quá lâu trong dạ dày, nếu không sẽ xảy ra quá trình lên men, gây đầy hơi và trướng bụng.

Lên men thực chất là quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Nó cũng là quá trình lên men từ nho để làm rượu vang, hay quá trình lên men sữa thành sữa chua. Để xảy ra việc lên men cần thiết sự hiện diện của ít nhất hai thành phần: đường và vi khuẩn (chưa kể đến nhiệt độ và các điều kiện môi trường khác).

Khi bạn ăn một loại trái cây, trong dạ dày sẽ xuất hiện các loại đường của trái cây. Còn các con vi khuẩn, liệu chúng có tồn tại trong dạ dày?

Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu
Bạn có thể ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mình.

Ăn trái cây trước bữa ăn - nên không?

Trong thực tế, ngay sau khi thức ăn vào đến dạ dày, dạ dày thải ra một lượng lớn axit làm giảm độ pH trong dạ dày xuống rất thấp (pH=1-3). Ở môi trường này thì hơn 99,9% vi khuẩn bị tiêu diệt (trừ một số loại vi khuẩn như Helicobacter pylori - nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày là có thể chịu được môi trường axit này). Đây chính là một cơ chế bảo vệ mà con người chúng ta đã có được trong quá trình tiến hóa để tăng cơ hội sống sót, bởi vì thực phẩm luôn là nguồn mang rất nhiều vi khuẩn khác nhau, có thể gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc có môi trường axit giúp cho quá trình tiêu hóa các thức ăn thành các chất đơn giản hơn, dễ hấp thu dinh dưỡng trong ruột sau đó.

Đến đây ta có thể thấy rõ ràng rằng hoạt động bình thường trong hệ tiêu hóa không cho phép bất kỳ quá trình lên men nào trong dạ dày do ăn trái cây có thể xảy ra. Lý do đưa ra để tư vấn cho việc ăn trái cây trước bữa ăn là hoàn toàn vô lý. Vậy ăn trái cây lúc nào tốt nhất?

Ăn trước hay sau tùy khẩu vị mỗi người

Chúng ta luôn ăn trái cây từ ngày có sự xuất hiện của con người trên trái đất, tính ra cũng phải ít nhất 9 triệu năm và cơ thể chúng ta hoàn toàn thích nghi để tiêu thụ loại thực phẩm này.

Bạn có thể ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mình. Trái cây cung cấp chất xơ, các vitamin, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu hay ung thư. Chúng tốt hơn rất nhiều so với các món tráng miệng sau bữa ăn khác như bánh ngọt hay kem sau bữa ăn - những loại thực phẩm bổ sung nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch.

Nên ăn trái cây sau bữa ăn bao lâu
Trong trường hợp hệ tiêu hóa có vấn đề, nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.

Chuyên gia mách nhỏ

Trong một số trường hợp nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa thì nên thay đổi cách ăn trái cây để có được dinh dưỡng chuẩn:

Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose phổ biến có trong các loại trái cây có thể bị khó tiêu hóa. Và nếu nó được ăn cùng hay gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra trướng bụng. Trong trường hợp này nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.

Nếu hệ thống tiêu hóa yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra cảm giác đầy hơi. Một lần nữa, bạn nên ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.

Tóm lại, nếu bạn thấy cơ thể tốt hơn bằng cách ăn các loại trái cây trước bữa ăn, rất có thể nó đang thông báo hệ thống tiêu hóa của bạn đang mệt mỏi hay có vấn đề và ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó chứ không phải chỉ do các loại trái cây hay cách ăn chúng.


TS. Sinh học - Thực phẩm Lê Đoàn Thanh Lâm