Nấu bữa tối tiếng Anh là gì

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Show
Got It!
Advertisements

Tiếng Việt thật đơn giản, không có biến hình từ, không có cách, không có thay đổi từ theo ngôi, giống, thứ, không chia động từ, không nhiều thứ. Việc duy nhất bạn cần làm là học từ rồi ghép chúng theo các mẫu vốn rất phổ biến trong tiếng Anh:

(Vietnamese is quite simple compared to other languages. No declension, no cases, no conjugation etc. All you can do is to learn words and make up the sentences you want to convey by referring to some core sentence structures, which are in many ways similar to theEnglish language)

1. S -V TÔI ĂN / NGỦ/ GIẶT GIŨ / VẼ / I eat / sleep / do the washing / paint. Tuy nhiên với loại câu này ít người Việt dùng mà chủ yếu trong ngữ cảnh cụ thể và thường có trạng từ thời gian (however, hardly do the Vietnamese use this structure but in combination with some determinants to express time or frequency.

2. S V- O: ANH/CHỊ HỌC BÀI learn (in general) / ĂN CƠM (eat rice which is usually in combination of a set meal, rather than only rice. And this verb is used to denote all sort of meal no matter it is eaten in the morning or lunch or dinner) / NẤU CƠM cook rice, similar to eat rice referring to general sense rather than a specific one, ie. cook a set meal including rice, vegetable, fish or meat to eat with/ ĐI CHỢ go shopping (usually for food in the market) / NGHE NHẠC (listen to music) / CHƠI ĐÀN (play musical instruments, general sense).

Tiếng Việt có các cụm từ chỉ hành động chung chung mà không chú ý tới một chi tiết cụ thể giống như tiếng Anh. Ví dụ:

Tiếng Anh nói: I have breakfast / lunch / dinner (tôi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối), nhưng tiếng Việt thì chỉ nói ăn chung chung, có nghĩa là ăn cơm

Tiếng Anh nói: I am preparing breakfast, lunch or dinner (tôi đang chuẩn bị bữa sáng, bữa trưa, bữa tối). tiếng Việt chỉ thường nói là tôi nấu cơm. Thế là đủ, chứ không ai nói: tôi đang chuẩn bị cơm (cf. chuẩn bị nấu cơm = sắp nấu cơm)

I went shopping, I am going shopping, Ill go shopping: lại một lần nữa ta thấy tiếng Anh rất cụ thể với thì để mô tả thời gian. Còn tiếng Việt thì lại đặt trọng tâm vào việc đi chợ không có nghĩa là đi mua sắm nói chung, mà chỉ hàm ý là đi mua thực phẩm thôi, và nhất định là đi tới chợ truyền thống, chứ không mấy ai dùng đi chợ để diễn tả đi siêu thị, lại càng không dùng từ đi chợ để diễn tả việc mua sắm nói chung, không liên quan gì tới thực phẩm

Nếu mua các thứ đồ khác không phải đi chợ thì người Việt thường nói đi cửa hàng (go to the shop) nhưng có vẻ, cụm từ này đang dần thoái hóa và nhiều người ở thành phố, hay những người có biết võ vẽ tiếng Anh sẽ dùng đi mua đồ, đi sắm đồ, đi sóp, hoặc thậm chí đi sóp-ping. Nhiều trường hợp cụ thể sẽ nói là đi + địa điểm, e.g. đi Big C, đi Parkson, đi Vincom, tức là có địa điểm đi mua hàng cụ thể mà không dùng go shopping chung chung như trong tiếng Anh.

Play musical instruments có lẽ tiếng Anh thường dùng một cụm từ cụ thể, chẳng hạn chơi đàn ghi ta hay dương cầm, chứ ít khi dùng một nhạc cụ cụ thể. Nhưng tiếng Việt thì hầu như chỉ dùng để ám chỉ nhạc cụ nói chung, không chi tiết hóa như tiếng Anh. Chẳng hạn, trong tiếng Anh thường nói: he ofen plays the guitar / the violin / the piano in his free time. Nhưng tiếng Việt thì chỉ cần dùng: Lúc rảnh rỗi nó thường chơi đàn (mà không ám chỉ một loại nhạc cụ cụ thể nào đó).

3. S V- A: HỌ ĐOC SÁCH TRONG THƯ PHÒNG in the study room / Ở THƯ VIỆN in the library / TRÊN LẦU upstairs / DƯỚI NHÀ downstairs/ NGOÀI VƯỜN in the garden / BÊN SÔNG by the river/ TRÊN THUYỀN- on the boat v.v.

Với giới từ địa điểm chú ý tiếng Việt bao giờ cũng lấy chủ thể làm tâm. Trên, dưới, trong, ngoài v.v. là so với chủ thể phát ngôn. (In Vietnamese, prepositions are usually centralized by the speaker. so Up, down, outside, inside etc. depends upon the position of the speaker, ie. where he or she is at the moment of speaking).

Với loại cấu trúc này thì chỉ cần học các cụm từ, cụm giới từ là ổn, không có gì đặc biệt.

4. S V O O: HỌ MUA QUẦN ÁO CHO CON, MAY CHO CON ÁO MỚI, MUA QUÀ CHO CON

Với cấu trúc này, trật tự từ của hai tân ngữ có thể thay đổi cho nhau giống như tiếng Anh. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm động từ ở cuối thì tình hình thay đổi, không đảo được trật tự từ nữa và cấu trúc câu cũng thay đổi:

S V O O A (PURPOSE) AI LÀM GÌ CHO AI ĐỂ LÀM GÌ / THẾ NÀO

HỌ MUA QUẦN ÁO CHO CON mặc, THEY HAVE BOUGHT CLOTHES FOR CHILDREN TO WEAR

ĐỌC TRUYỆN CHO CON CÁI nghe: READ STORIES FOR THE CHILDREN TO HEAR

MUA QUÀ CHO CON ăn BUY SNACKS FOR CHILDREN TO EAT

XÂY NHÀ CHO BỐ MẸ Ở BUILD HOUSE (S) FOR PARENTS TO LIVE (There is no article in Vietnamese, so NHÀ generic sense)

MUA MÁY LẠNH CHO BỐ MẸ DÙNG BUY A FRIDGE FOR PARENTS TO USE

MUA SÁCH VỞ CHO CON CÁI HỌC BUY (A) BOOK(S) FOR CHILDREN TO STUDY/LEARN

MUA Ô TÔ CHO BẠN BÈ DÙNG BUY CAR (S) FOR FRIENDS TO USE

NẤU NƯỚNG CHO MỌI NGƯỜI ĂN COOK FOR PEOPLE TO EAT

HÁT CHO HỌ NGHE SING FOR THEM TO LISTEN

TREO TRANH ẢNH CHO MỌI NGƯỜI THƯỞNG THỨC HANG PICTURES FOR PEOPLE TO ENJOY etc.

you can make up thousands sentences like this as long as you know words.

5. S- V O A: CHÚNG TÔI MUA THỰC PHẨM (VÀO) CHỦ NHẬT. Loại cấu trúc này không khác gì tiếng Anh, chỉ có điều tùy ngữ cảnh mà có thể đảo trạng từ thời gian, cũng như có thể bổ sung các trạng từ tần suất.

Trong tiếng Anh, còn có cấu trúc câu đơn S V C khi V là động tư liên hệ và các cụm đi sau có thể là tính từ hay danh từ (she becomes more excited), hay S V O C (she has made me happy) Tiếng Việt không phân biệt kết cấu này. Với tiếng Việt, nó vẫn chỉ được sử dụng như 1. S V mà thôi. Ví dụ: nó vui, nó trở nên nổi tiếng v.v

Tiếng Việt rất dễ, đúng không? Bạn chỉ cần nắm một số cấu trúc. Việc còn lại của bạn là học từ vừng. Có từ là có thể giao tiếp thoải mái bằng tiếng Việt. Không khó tí nào, đúng không?

Advertisements

Share this:

Related

  • Nên học ngoại ngữ gì sau tiếng Anh?
  • March 21, 2012
  • In "Ngoại ngữ (tiếng Anh, English)"
  • Tại sao không nên học cử nhân ngoại ngữ (tiếng Anh / ngôn ngữ Anh)
  • March 6, 2012
  • In "Ngoại ngữ (tiếng Anh, English)"
  • Có nên học ngoại ngữ hiếm?
  • April 26, 2012
  • In "Ngoại ngữ (tiếng Anh, English)"