Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024

Không chỉ đóng vai trò là một ngành kinh tế có khả năng thay đổi bộ mặt quốc gia; du lịch còn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của mỗi cá nhân. Biết được ý nghĩa ngành du lịch trong đời sống của chúng ta; bạn sẽ càng hứng khởi hơn cho mỗi chuyến đi của mình.

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024
Tầm quan trọng của du lịch trong đời sống của chúng ta

Vai trò ngành du lịch đối với nền kinh tế

Ngành du lịch đóng góp một phần đáng kể trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Đặc biệt; đối với Việt Nam, ngành Du lịch hiện nay được xem như là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn; được chú trọng đầu tư; không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.

Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế hỗ trợ phát triển theo như giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; bảo hiểm; dịch vụ tài chính; dịch vụ lưu trú và ăn uống. Ngành du lịch phát triển cũng đem lại một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn; từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.

Du lịch quốc tế phát triển đem lại nguồn lợi từ thu hút vốn đầu tư nước ngoài; hoạt động xuất khẩu tại chỗ và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngoài ra; du lịch quốc tế phát triển cũng giúp củng cố và phát triển mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới cũng như thúc đẩy phát triển giao thông quốc tế.

Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển vượt bậc; tuy trong năm 2020 đã bị chững lại song ngành Du lịch Việt đã chuẩn bị nhiều “kịch bản” để thúc đẩy ngành; hứa hẹn sự trở lại bùng nổ hậu Covid-19.

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024
Ngành Du lịch Việt đã chuẩn bị nhiều “kịch bản” để thúc đẩy ngành

Ngành Du lịch tạo ra hàng triệu việc làm cho nhiều lao động; đặc biệt tạo ra cơ hội việc làm lớn cho các lao động nữ. Ngành Du lịch cũng giải quyết việc làm cho nhiều người dân vùng nông thôn; tạo nên những chuyển biến tích cực trong xã hội; nâng cao mức sống của người dân và vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Ngoài ra; ngành Du lịch còn góp phần giảm quá trình đô thị hóa khi giúp cân bằng lại sự phân bố dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng từ độ thị về nông thôn trong quá trình phát triển du lịch. Nhờ đó; hạn chế được những tác động tiêu cực do quá trình đô thị hóa gây ra.

Du lịch phát triển giúp truyền bá văn hóa với hình ảnh đất nước; con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế; đồng thời cũng là phương tiện quảng bá hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài hiệu quả.

Xem thêm: Sức hút từ Môi trường Đào tạo Du lịch Chuyên nghiệp tại ĐH Duy Tân

Du lịch thúc đẩy và tạo cơ hội cho việc giao lưu; trao đổi giữa các nền văn hóa trên thế giới; giúp cho con người hiểu biết lẫn nhau và gắn kết nhau hơn. Mặt khác; du lịch cũng đóng góp một phần tích cực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và thúc đẩy các hoạt động văn hóa có quy mô và chất lượng.

Sự ra đời của ngành Du lịch là bước ngoặt lịch sử đối với sự phát triển của cả thế giới. Ngành Du lịch không chỉ tạo tiền đề cho sự ra đời của nhiều ngành dịch vụ mới; tạo thêm cơ hội việc làm cho một số lượng người lao động khổng lồ; đồng thời giúp quảng bá nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác nhau.

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024
Sự ra đời của ngành Du lịch là bước ngoặt lịch sử đối với sự phát triển của cả thế giới

Hy vọng rằng; bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa ngành Du lịch trong đời sống kinh tế – xã hội của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

(QNO) - Hôm nay 7/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế tổ chức chương trình “Đại hội công nghiệp du lịch quốc gia” lần thứ I, góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà.

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024
Cán bộ, lãnh đạo sở, ngành tỉnh Quảng Nam tham gia tại diễn đàn

Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được Nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước.

Du lịch góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế. Du lịch cũng là công cụ góp phần giảm tụt hậu, chênh lệch giàu nghèo đối với những vùng xa xôi, còn ít điều kiện để phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế du lịch, nhiều năm liền số lượng khách trong nước và quốc tế tăng mạnh, có năm du khách nước ngoài đến Việt Nam đạt hơn 18 triệu người, tương đương nhiều quốc gia có du lịch phát triển ở Đông Nam Á, chiếm 80% lượng khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam.

Ngành du lịch đã đóng góp ước tính 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho gần 5 triệu người trong các lĩnh vực phụ trợ của du lịch và liên ngành. Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong lịch sử hơn 60 năm ngành du lịch Việt Nam.

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024
Quang cảnh diễn đàn

Bên cạnh đó, một số hạn chế, yếu kém, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội; du lịch chưa được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; thiếu chính sách phù hợp để du lịch phát triển, vận hành theo quy luật thị trường; mở rộng huy động và phát huy nhiều nguồn lực xã hội cho phát triển thành ngành công nghiệp du lịch quốc gia.

TS. Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với các sản phẩm du lịch đa dạng, tập trung phát triển 4 dòng sản phẩm chính là du lịch biển; du lịch văn hóa, di sản; du lịch sinh thái và du lịch thành phố. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm bổ trợ như du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch mạo hiểm, du lịch golf…

Đặc biệt, năm 2023, tỉnh Bình Thuận đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia với chủ đề "Hội tụ xanh" sẽ định hướng xu hướng phát triển du lịch xanh bền vững, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Với những nỗ lực trong việc phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá, giới thiệu điểm đến, sản phẩm, dịch vụ cùng với sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp, đối tác, cơ quan truyền thông, du lịch Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ”.

Trong khi đó, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia đánh giá: “Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khai thác tài nguyên du lịch, là giải pháp căn cơ tháo gỡ những hạn chế, yếu kém. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103 hưởng ứng Nghị quyết 08 đến các cấp, các ngành phối hợp cùng doanh nghiệp, người dân, Bộ VH-TT&DL hướng dẫn, chỉ đạo. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế trọng tâm, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Việt Nam nên tiếp tục tạo nên dấu ấn về phát triển kinh tế, bằng cách sáng tạo và phát triển du lịch. Đây cũng được coi là nền tảng để phát triển du lịch, có chính sách hút du khách du lịch”.

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham gia diễn đàn

Diễn đàn lần này tập trung chia sẻ tầm quan trọng việc phát triển du lịch, ý tưởng, kế hoạch thúc đẩy phát triển hệ sinh thái du lịch địa phương thông qua những báo cáo, thảo luận chuyên gia, tiếng nói quốc tế và tiếng nói doanh nhân - chiến sĩ thời bình phát triển du lịch quốc gia.

Thêm vào đó, các diễn đàn chuyên sâu được chia sẻ như xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của tương lai, marketing và mở rộng thị trường cho du lịch trong thời đại số; du lịch - xuất nhập khẩu và kết nối thương mại; mạng xã hội và truyền thông số phát triển thương hiệu du lịch quốc gia.

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024

Ngoài ra, đại hội còn triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư du lịch; thắng cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, sông dài biển rộng, di sản và di tích; du lịch làm đẹp và chữa bệnh, du lịch nông nghiệp; khởi nghiệp kinh doanh du lịch, chuyển giao khoa học công nghệ ngành du lịch giúp doanh nghiệp du lịch phát triển nhanh, bền vững…

Đặc biệt, Đại hội Công nghiệp du lịch quốc gia cũng có góc nhìn mới về du lịch không chỉ là ngành dịch vụ, mà là một ngành công nghiệp và là một ngành kinh tế tổng hợp có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua chương trình, nhằm thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển du lịch, chính sách của Chính phủ hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề ra giải pháp hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, thúc đẩy xúc tiến đầu tư và thương mại liên ngành.

Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam cho rằng: “Tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Nam là không giới hạn. Việt Nam có sự thu hút tuyệt vời mang đẳng cấp thế giới. Tôi ấn tượng sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam và những nơi tôi đã ghé thăm. Nếu so sánh, Việt Nam không hề thua kém các nước. Tôi nghĩ du lịch Việt Nam nên có tham vọng hơn trong việc làm thế nào để hướng tới thu hút nhóm du khách cao cấp".

Năng để phát triển ngành du lịch là gì năm 2024

Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh

Chia sẻ tại Diễn đàn du lịch quốc gia, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam - Nguyễn Thanh Hồng thông tin: “Chúng tôi đang hướng đến xây dựng thương hiệu “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh". Tập trung phát triển mạnh tại các địa bàn trọng điểm du lịch, liên kết chặt chẽ với khu vực và các hành lang kinh tế để mở rộng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh.

Đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của địa phương. Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; phát triển du lịch có trách nhiệm, tôn trọng lợi ích các bên, các vùng miền, tôn trọng văn hóa, truyền thống, tôn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồng điểm đến; giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường và văn hóa bản địa.

Khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình khởi nghiệp du lịch, sản phẩm du lịch theo hướng du lịch xanh và bền vững, hội nghị, sinh thái, các sự kiện thể thao kết hợp du lịch, du lịch gắn với nông thôn mới, gắn với sản phẩm OCOP để tạo sự cộng hưởng qua lại cùng phát triển”.
Các chủ đề trọng tâm được thảo luận tại Đại hội Công nghiệp du lịch quốc gia:

1. Tổng quan khai thác tài nguyên du lịch hiện nay, định hướng phát triển ngành công nghiệp du lịch Việt Nam: Xúc tiến đầu tư du lịch; di sản và di tích; du lịch làm đẹp và chữa bệnh; du lịch nông nghiệp…

2. Khởi nghiệp kinh doanh du lịch, chuyển giao khoa học công nghệ ngành du lịch giúp doanh nghiệp du lịch phát triển nhanh, bền vững; kết nối thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch.

3. Đại sứ kết nối du lịch vùng miền; quảng bá thương hiệu, truyền thông, tổ chức sự kiện về du lịch; vinh danh, lan tỏa thông điệp về du lịch Việt Nam.

4. Thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển du lịch, chính sách của Chính phủ hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; định hướng, giải pháp hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, thúc đẩy xúc tiến đầu tư và thương mại đa ngành.

Khái niệm về phát triển du lịch là gì?

Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam (2014): “phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng ...

Tại sao phải phát triển ngành du lịch?

Quá trình phát triển du lịch sẽ khuyến khích, thu hút và tạo việc làm cho lao động địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch, đồng thời tạo tác động lan tỏa, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế khác phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người ...

Chúng ta cần làm gì để phát triển du lịch?

Phát triển du lịch phải gắn với kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; giải quyết vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Việt Nam có những lợi thế gì để phát triển du lịch?

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển du lịch vì nó được ưu đãi với vị trí thuận lợi về địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả một đường bờ biển dài hơn 3.000 km dọc theo nước với rừng cây xanh và cảnh quan hùng vĩ.