Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

Những ngày vừa qua, vấn nạn bạo lực học đường trở thành chủ đề nóng khi một vị phụ huynh trường quốc tế American Academy ở TP.HCM (ISHCMC-AA) tố con bị bạn đánh. Ngay sau đó, loạt phim đề cập đến vấn nạn này như: Bi thương ngược dòng thành sông; 13 Reasons Why... nhanh chóng được các "mọt phim" tìm kiếm trở lại.

Phim về vấn nạn bạo lực học đường gây "sốt" 13 Reasons Why (2017)

13 Reasons Why xoay quanh anh chàng Clay Jensen (Dylan Minette) và cô bạn Hannah Baker (Katherine Landford) - một nữ sinh đã bất ngờ kết liễu cuộc đời mình và để lại mười ba cuộn băng tương ứng với mười ba lý do cô ra đi. Jensen vốn là một anh chàng nhút nhát, ít nói và sống nội tâm. Cậu theo học một ngôi trường trung học danh giá Liberty High trong thành phố và vô tình phải lòng Hannah Baker.

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

"13 Reasons Why" thẳng thắn phô bày vấn nạn bạo lực học đường. Ảnh: Netflix

Trong khi Clay đang cố gắng để thoát ra khỏi cái kén của mình để bày tỏ tình cảm với Hannah thì đó cũng là lúc cô quyết định rời khỏi thế giới, bỏ Clay cùng những học sinh khác ở lại trong sự hoang mang tột độ.

Ở 13 cuốn băng mà Hannah để lại, cô gái đã khuất lần lượt phô bày cho khán giả những hồi ức đen tối của một nữ sinh đáng thương, khi liên tục bị các bạn học quấy rối tình dục, bắt nạt công khai, miệt thị về thân thể và thậm chí là hãm hiếp. Chính sự thờ ơ và cho qua của nhà trường đã khiến cho những hoàn cảnh như Hannah phải tự kết liễu cuộc sống vì cảm thấy bế tắc và thiếu sự bảo vệ.

Cảnh phim nhân vật chính tự tử trong bồn tắm gây ra tranh cãi không hồi kết, bởi nhiều người cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới giới trẻ. Giám đốc của một số các trường Florida đã báo cáo với phụ huynh rằng, trường học của họ đã thấy sự gia tăng các hành vi tự tử và tự làm hại bản thân từ học sinh từng xem 13 Reasons Why trên Netflix. Tuy nhiên, mặt khác tác phẩm này cũng đem lại nhiều sự quan tâm từ phụ huynh tới vấn nạn trầm cảm và bạo lực học đường. Trên IMDB, phim được chấm 7,5/10.

Phim No Mercy (2019)

Sau 18 tháng ngồi tù do tự vệ chính đáng, Park In Ae trở về nhà với cô em gái thiểu năng Park Eun Hye của mình. Ngày hôm sau, cô bé đi học như ngày thường nhưng mãi vẫn chưa về nhà. Lo lắng cho sự mất tích bí ẩn của em mình, In ae đã tìm đến trường học và từ đây, cô phát hiện ra nhiều bí mật cũng như quyết tâm truy đuổi đến cùng những kẻ thủ ác đã bắt cóc em mình.

Trong hành trình đi trả thù, In Ae vô tình phát hiện ra nhiều bí mật kinh hoàng: em gái mình đã phải chịu vô số lần bạo lực học đường dã man như bị bạn bè ép uống rượu, phục vụ đàn ông một khoảng thời gian dài. Từ đó, In Ae truy tìm mọi dấu vết và trừng trị tất cả những kẻ xấu. Lần truy tìm nào của cô cũng khiến khán giả "rùng mình" nhưng "thỏa mãn" khi kẻ gây ra tội ác phải trả cái giá thật đắt.

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

"No Mercy" đề cập đến hành trình trả thù của người chị có em gái bị bạo lực học đường. Ảnh: JNC

Thời điểm mà No Mercy ra mắt, nạn bạo hành học đường, lạm dụng người thiểu năng và trên hết đó là việc xâm hại những người khuyết tật vẫn đang là thực trạng đáng lo ngại tại Hàn Quốc, khi luật pháp nước này dường như quá nhẹ tay với những hành vi ghê tởm như vậy. Một bình luận trên trang Reddit có viết: "Phim là nỗi căm giận mạnh mẽ cho những thân thể yếu đuối bị xâm hại và bắt nạt, cũng như là nguồn cảm hứng để chúng ta dũng cảm ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường".

Phim Em của thời niên thiếu (2019)

Em của thời niên thiếu là lát cắt phản ánh hiện thực trần trụi, vạch trần những góc tối của cuộc sống và cụ thể ở đây là cuộc sống của những đứa trẻ. Thời niên thiếu mang theo niềm tin, một chút mộng tưởng của thiếu niên, mang theo bồng bột ngây dại, mang theo cả những sự bảo vệ âm thầm mà kiên định. Bộ phim của Trung Quốc lấy đi nước mắt, đồng thời cũng đem đến cho khán giả những giá trị quan sâu sắc.

Trần Niệm (Chu Đông Vũ) - cô học sinh mới chuyển đến một trường điểm - bị cuốn vào vụ án bạn học Tiểu Điệp tự sát. Là người từng tiếp xúc với Tiểu Điệp, Trần Niệm biết cô tìm đến cái chết vì bị bắt nạt nhưng không dám làm chứng, khiến vụ án bế tắc. Là người đắp áo khoác lên xác Trần Tiểu Điệp, Trần Niệm trở thành nạn nhân mới của nhóm nữ sinh cá biệt do Ngụy Lai lãnh đạo. Cô vô tình quen chàng thanh niên du côn Tiểu Bắc (Dịch Dương Thiên Tỉ) được anh bảo vệ. Một lần, khi Tiểu Bắc không kịp xuất hiện, Trần Niệm bị nhóm Ngụy Lai hành hạ, lột quần áo rồi tung video lên mạng. Trong một lần xô xát, Trần Niệm vô tình đẩy Ngụy Lai khiến cô ta tử vong.

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

"Em của thời niên thiếu" được đánh giá là bộ phim hay nhất 2019 của Trung Quốc. Ảnh: Henan Film Group

Ra rạp năm 2019, dù bị hoãn chiếu vài lần do kiểm duyệt, phim vẫn làm nên hiện tượng khi đạt doanh thu 1,5 tỷ NDT, vào top 10 phòng vé Trung Quốc 2019. Theo Variety, doanh thu toàn cầu của phim đạt 227,3 triệu USD. Trên các trang đánh giá phim, Em của thời niên thiếu nhận đánh giá tích cực.

Phim đạt 8.3 trên Douban với hơn 1 triệu lượt đánh giá, 7.6 trên IMDb và đạt 100% điểm cà chua trên Rotten Tomatoes. Nhà phê bình James Mudge viết trên Easternkicks: "Một trong những bộ phim Trung Quốc hay nhất trong vài năm qua". Tờ South Morning China Post đánh giá, phim là "để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả".

Phim Bi thương ngược dòng thành sông (2018)

Trước Em của thời niên thiếu, Bi thương ngược dòng thành sông cũng là bộ phim gây được nhiều tiếng vang lớn. Phim quanh câu chuyện về Dịch Dao, một cô gái mất cha từ sớm và có mẹ làm nghề "massage" và đó cũng là lý do mà cô bạn đáng thương phải chịu nhiều sự khinh miệt. Nhưng đỉnh điểm nhất là khi cô phát hiện ra mình bị bệnh phụ khoa bởi những vị khách của mẹ lấy khăn tắm của cô sử dụng.

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

Bi thương ngược dòng thành sông khiến nhiều khán giả sang chấn tâm lý. Ảnh: TTQT

Trong một lần đi khám, cô bị bạn học bắt gặp và đồn thổi khắp trường. Không thể chịu đựng cuộc sống khắc nghiệt, bạn bè bắt nạt, người bạn thơ ấu cũng không đứng về phía cô, Dịch Dao tự gieo mình xuống dòng sông, kết liễu cuộc đời đầy bi thảm của chính mình

Phim xây dựng một kịch bản khá chân thực và gần gũi với thực tế, khi phơi bày hiện thực tàn khốc của những người trẻ đang vật lộn với vấn nạn bạo hành, bắt nạt trong trường học. Nạn nhân luôn một mình chống đỡ trước những đòn tấn công độc ác của đám đông. Chỉ cần một tin đồn không cần biết đúng sai được lan rộng và bàn tán rồi công kích đầy hả hê, thích thú và vô tâm trêu đùa trước nỗi đau của người khác, cũng tựa như hàng ngàn mũi kim độc chĩa vào trái tim của những tấm thân nhỏ bé.

Thời điểm Bi thương ngược dòng thành sông ra mắt, phim đã thu về 357 triệu NDT, đủ thấy làn sóng hưởng ứng của bộ phim dữ dội ra sao. Trên trang đánh giá phim Douban, phim nhận về số điểm 5,7/10, không phải bởi nội dung phim không hay mà do nhiều khán giả cảm thấy bị sang chấn tinh thần vì bộ phim này quá dễ gây tổn thương, khiến họ bị ám ảnh trong một thời gian dài.

Với quá khứ từng là nạn nhân của bạo lực học đường, theo chị, các bậc phụ huynh có thể nhìn nhận những dấu hiệu nào ở trẻ khi bị bạn bè bắt nạt nhưng bản thân trẻ giấu kín, không nói với bất kỳ ai?

- Tôi nghĩ bố mẹ dù bận rộn với công việc nhưng cần dành thời gian quan sát con cái của mình mỗi ngày. Về biểu hiện bên ngoài, khi con đi học về, bố mẹ hãy quan sát mọi thứ xung quanh con từ cặp sách, quyển vở, trang phục, thậm chí là cơ thể của con xem con có có bị bầm tím, sách vở và quần áo có bị rách, bẩn do những tác động bên ngoài…

Về mặt tâm lý, bố mẹ tiếp xúc và trò chuyện xem con mình tâm trạng hôm nay thế nào? Nếu con có biểu hiện sợ hãi, giấc ngủ chập chờn, giật mình, lo âu… Con không muốn đi học hoặc con mong bố, mẹ chở đi học bằng con đường khác thay vì con đường ngày thường con đi học một mình chẳng hạn…

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

Phi Thanh Vân có chiêu “độc” để bạo lực học đường không xảy ra với con trai. (Ảnh: NVCC)

Có trường hợp con bị bạn bè bắt nạt, lấy tiền và những đồ tốt con đang dùng đi học. Điều này khiến con về phải xin thêm tiền từ bố mẹ mà không giải thích được lý do vì sao con cần thêm tiền, mua thêm đồ dùng. Con sẽ thấy bản thân mình bị cô lập, sợ hãi khi không thể nói ra với bất kỳ ai.

Từ sự việc bị bạn bè bắt nạt, chế giễu, đánh đập… có thể dẫn tới những hành động tiêu cực ở một số trẻ như tự làm đau chính mình bằng nhiều cách.

Chị nghĩ đâu là biện pháp tối ưu nhất để hạn chế xảy ra bạo lực học đường?

- Tôi cho rằng, biện pháp tốt nhất là các bậc phụ huynh nên cho con mình đi học võ. Tôi từng học võ và kick-boxing (quyền anh tự do) để nâng cao sức khỏe và tự bảo vệ chính mình.

Hiện tại, các nhà thiếu nhi ở cấp quận, thành phố và các tỉnh thành có dạy các bộ môn Karate, Taekwondo… Chính vì vậy, ngoài học văn hóa, các bậc phụ huynh nên cho con học bơi để nâng cao sức khỏe, học võ không những để rèn luyện bản thân mà còn để con có thể tự bảo vệ chính mình, bảo vệ những bạn bè yếu thế xung quanh khi thấy họ bị bắt nạt.

Nói vậy chắc hẳn sẽ có người lo sợ khi con biết võ sẽ đi đánh lộn. Trước đây, khi bị bạn bè ăn hiếp nhiều quá, tôi cũng đi học võ. Các thầy dạy võ luôn chỉ dạy những lý thuyết như chân lý rằng: Học võ để giúp người, giúp đời để là những người hùng bảo vệ kẻ yếu. Người học võ không được sử dụng võ để đi ăn hiếp những người yếu hơn mình…

Khi con biết võ, dù không sử dụng võ để đánh các bạn khi bị bắt nạt nhưng hẳn con sẽ biết cách tự vệ, tránh tổn thương cho mình, cho người khác.

Mặt khác, những đứa trẻ xung quanh khi biết con biết võ hẳn sẽ có sự nể trọng, dè chừng nhất định, không dám ăn hiếp. Bởi, nguyên lý của vấn nạn bạo lực học đường nằm ở tư duy ỷ mạnh ăn hiếp yếu.

Tôi được biết, nhiều trường hiện nay đã có phòng tư vấn tâm lý học đường. Đây là nơi giảng dạy, tổ chức các buổi nói chuyện, không chỉ cho các học sinh mà còn cho các bậc phụ huynh để họ có thêm kiến thức dạy dỗ, căn dặn thêm cho con của mình. Cả phụ huynh và nhà trường cần phải song hành để học sinh phát triển tư duy, đạo đức và đạt được kết quả học tập một cách tốt nhất. Tôi cho rằng, nếu khai thác triệt để chức năng, nhiệm vụ của phòng này là nơi tuyên truyền thường xuyên sẽ góp phần hạn chế bạo lực học đường.

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

"Ngoài việc cho con võ, tôi sẽ dạy con biết cách bảo vệ mình", Phi Thanh Vân chia sẻ với Dân Việt. (Ảnh: NVCC)

Phi Thanh Vân: "Tôi dạy con biết cách bảo vệ mình"

Nói vậy có nghĩa là chị có cho con trai 6 tuổi – bé Tấn Đức học võ để tự bảo vệ bản thân khỏi bạo lực học đường?

- Hiện tại, con trai tôi đã biết bơi sải, bơi ếch sau quá trình học bơi. Sắp tới, tôi sẽ cho con đi học võ để khi con bước vào lớp 1 thì con sẽ có nền tảng thể lực, sức khỏe.

Ngoài việc cho con võ, tôi sẽ dạy con biết cách bảo vệ mình, tuyệt đối không sử dụng võ khiến mâu thuẫn nảy sinh trong trường học. Tôi cũng khuyến khích con chia sẻ với mẹ, thầy cô giáo mọi vấn đề ở trường. Đây cũng là cách tôi trao cho con công cụ để tự bảo vệ mình khi không phải lúc nào cũng có mẹ ở bên cạnh.

Những "tuyệt chiêu", kỹ năng chị sẽ dạy con trai nói riêng cũng như cho học sinh nói chung để bảo vệ bản thân, hạn chế vấn nạn bạo lực học đường là gì?

- Tôi sẽ dạy con cách kiểm soát cảm xúc, kỹ năng sống làm sao cho con tăng cường tình đoàn kết trong tập thể lớp. Nếu là người quyết đoán, điềm tĩnh thì con có thể tự giải quyết vấn đề, tự giải quyết các mối quan hệ của con ở trường học. Tuy nhiên, trường hợp các con tự xử lý được ở tình huống này không nhiều, đòi hỏi con phải có sự chín chắn, trưởng thành.

Trong trường hợp con bị học sinh khác bắt nạt, đánh đập mà con biết võ thì tôi nghĩ con sẽ biết cách khóa tay, khóa chân kẻ đang ăn hiếp mình dù bản thân không dùng võ để đánh trả. Điều này cũng nhằm hạn chế những tổn thương trên cơ thể của cả hai.

"Chạy là thượng sách", con cần phải chạy thật nhanh, cầu cứu thầy cô, những người xung quanh gần con nhất hoặc gọi điện thoại cho người thân đến kịp thời.

Khi đứa trẻ bị bạn bè "đánh hội đồng" khiến con không chạy thoát ra khỏi vòng vây của bạn bè và không thể kêu cứu, tôi dạy con hãy biết cách nằm ở tư thế phòng thủ để tránh tổn thương phần đầu, mắt, ngực, bụng…

Ngay khi sự việc xảy ra, con nhất định phải báo cho bố mẹ, thầy cô để có hướng giải quyết triệt để sự việc.

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

Phi Thanh Vân được khen ngợi là bà mẹ chăm con cực khéo của showbiz Việt. Chị dạy con trai tự lập từ bé và sử dụng tiếng Anh thành thạo. (Ảnh: NVCC)

Chị có "hiến kế" gì cho các bậc phụ huynh cách khai thác tâm lý, câu chuyện khi con là nạn nhân của bạo lực học đường?

- Tôi nghĩ các bậc phụ huynh cần có sự chân thành, cởi mở trong quá trình trò chuyện với con. Càng những thời điểm con hoang mang, lo sợ thì bố mẹ hãy là người quyết đoán, động viên, bảo vệ cho con. Tuyệt đối khi con chia sẻ câu chuyện của mình, bố mẹ không nên trách mắng mà hãy lắng nghe con kể để hiểu nguyên nhân gốc rễ vấn đề con gặp phải là gì.

Nếu cần thiết thì có thể dùng giấy, bút ghi lại những tình tiết cần thiết quan trọng giống như hồi ức của con trước khi bản thân làm việc với thầy cô chủ nhiệm, nhà trường. Trong quá trình lắng nghe, bố mẹ không nên áp đặt, bắt con phải thế này, thế kia vì tình huống và sự việc đã xảy ra rồi. Nếu áp đặt hoặc trách mắng thì sẽ khiến con khó chia sẻ tiếp câu chuyện đó với mình.

Điều quan trọng khi bố mẹ trò chuyện với con phải hỏi con những câu hỏi mở như: Chuyện đó đã xảy ra như thế nào vậy con?; Con có biết bạn đã bắt nạt, đánh con tên là gì? Sự việc đó bắt đầu từ khi nào, ở đâu vậy con?; Rồi sao nữa con?…

Nạn nhân của bạo lực học đường danviet.vn

Ngoài vai trò Phó trưởng Văn phòng đại diện Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (VACHE), Phi Thanh Vân còn là một chuyên gia tâm lý. (Ảnh: NVCC)

Bên cạnh đó, bố mẹ cần có những câu hỏi đề cập đến cảm xúc của con: Thế con cảm thấy như thế nào về việc này? Con muốn bố mẹ giải quyết việc này của con thế nào?; Theo con, bố mẹ cần phải làm gì để giúp con?…

Trong trường hợp con sợ khi phải nói ra câu chuyện của mình trước thầy cô giáo thì phụ huynh phải động viên, khích lệ cho con mạnh mẽ, dám đối diện với sự thật, với bạn bè đã bắt nạt con.

Các bậc phụ huynh cũng không nên đổ lỗi cho thầy cô, nhà trường vì bạo lực học đường nằm ở bản thân những học sinh muốn ăn hiếp, bắt nạt học sinh khác. Các bậc phụ huynh hãy đồng hành với thầy cô, nhà trường để khắc phục sự việc một cách hiệu quả nhất.

Tôi nghĩ các bậc phụ huynh cũng nên có biện pháp đưa đón con, trang bị cho con một thiết bị để liên lạc khi con cần sự giúp đỡ từ người thân.

Ngoài ra, bố mẹ cũng trang bị cho con kỹ năng xử lý tình huống, dạy con biết cách kêu cứu, sự trợ giúp từ mọi người khi sự cố xảy ra.

Tiết lộ với bạn, tôi cũng có trang bị cho con trai tôi một thiết bị riêng để con có thể liên hệ với mẹ trong những trường hợp con thật sự cần mẹ.

Cảm ơn Phi Thanh Vân đã chia sẻ thông tin!