Muốn lên được đền thờ chính thầy chu văn an cần đi qua bao nhiêu bậc đá?

Chu Văn An - người có vốn hiểu biết rộng, tài cao, từng được vua Trần Minh Tông mời làm tư nghiệp Quốc tử giám dạy cho Thái tử. Khách du lịch tham quan và xin lộc đầu năm tại ngồi đền đều muốn con em mình học tập tốt, thi cử đỗ đạt cao.

1. Đường lên đền thờ Chu Văn An

Đền thờ Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, Hải Dương. Khu di tích này cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Bắc, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km hướng về phía Đông. 

- Từ trung tâm Hải Dương, bạn đi qua cầu Hàn, đi tiếp theo dọc Quốc lộ 37 - khi tới An Lạc thì rẽ trái. Đến đây, bạn đi tiếp qua Đồi Thông - qua Chí Minh - rẽ trái theo Quốc lộ 18A rồi rẽ phải theo Đường liên xã Văn An là tới nơi.

- Từ trung tâm Hà Nội, các bạn đi theo Quốc lộ 1A, khi vừa đi qua Bắc Ninh thì rẽ phải theo Quốc lộ 18A, qua cầu Phả Lại rồi sau đó đi một đoạn thì rẽ trái theo Đường liên xã Văn An là đến được đền thờ. 

Trên hành trình đi đến nơi, bạn sẽ thấy những dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt bao phủ hai bên đường đi. 

2. Toàn cảnh đền thờ Chu Văn An

Khu đền chính nằm trên vùng đất cao, rộng và theo phong thủy thì đây là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Bước vào cổng đền, du khách đã cảm nhận được không khí trang nghiêm, tĩnh mịch ở nơi đây. Đi qua hơn 100 bậc đá là Ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nơi đây được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng của núi Phượng Hoàng. Đền thờ có kiến trúc theo kiểu chữ “Nhị”, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Bậc lên có khắc 4 chữ trên đá đó là chữ Vạn, Thế, Sư, Biểu.

Mặt trước của khu đền

Khu đền nhìn từ trên cao

4 chữ Vạn, Thế, Sư, Biểu

Bên trong bàn thờ thầy giáo Chu Văn An

Cách Đền khoảng 600m là khu lăng mộ thầy Chu Văn An. Theo truyền thuyết, vị trí đặt mộ thầy chính là đầu của chim Phượng, được hiểu là đỉnh cao của công lý và đức hạnh. Cách mộ khoảng 50m về phía Tây có một giếng nhỏ, du khách đến viếng mộ thầy, mỗi người đều muốn uống một ngụm nước từ giếng để khí thiêng sông núi nơi đây ngấm vào cơ thể mình.

Hình ảnh ngôi mô nhìn từ trên cao

Hình ảnh mộ nhà giáo Chu Văn An

3. Lễ hội đền thờ Chu Văn An

Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính - Học - Thuần - Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm - Đức - Chí - Nghĩa - Trung - Tài - Minh - Trí - Thành - Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học.

Lễ hội Khai búi năm Mậu Tuất

Và lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 - 25/8 âm lịch [chính hội ngày 25]. Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11 dương lịch. Lễ hội về nguồn từ ngày 24 - 26/11 âm lịch [chính hội ngày 26].

Ngoài việc dâng đồ tế lễ mặn thì du khách có thể dâng bút, sách, vở để cầu thi cử, học hành, công danh thành đạt. Đây còn được coi là nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, học sinh, sinh viên trên mọi miền cả nước. Chính vì thế, du khách hãy dành trọn 1 ngày đến tế lễ vào dịp đầu năm mới, đúng dịp khai bút để cầu công danh học hành cho con cháu, người thân mình.

Không xa Hà Nội có một khu di tích, hàng năm vào những ngày này, người dân khắp nơi đến thăm viếng với sự kính cẩn tôn nghiêm. Đó là đền thờ Chu Văn An, nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời.

Ảnh: Toàn cảnh khu di tích lịch sử đền thờ Chu Văn An

1. Tổng quan về đền thờ Chu Văn An

1.1. Sơ lược về người thầy Chu Văn An

Chu Văn An, tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, quê ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm [nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội]. 

Ông đã từng đỗ Thái học sinh [Tiến sĩ] nhưng không ra làm quan mà mở trường Huỳnh Cung bên kia sông Tô Lịch để dạy học. Sau này, ông được Vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho các Thái tử và trợ giúp nhà vua. 

Đến thời Trần Dụ Tông, triều đình rối ren, Chu Văn An khuyên cần giúp nhà vua vững con thuyền an dân, còn dâng “thất trảm sớ” nhưng đều bất thành. Ông cáo quan về núi Phượng Hoàng ở ẩn, dạy học, viết sách, tìm thuốc chữa bệnh cho dân cho tới khi mất. Khi qua đời ông được Vua Trần Nghệ Tông phong tước Văn Trinh Công, tước phẩm cao nhất trong hạng tước và được thờ tự ở Văn Miếu.

1.2. Giới thiệu về đền thờ Chu Văn An

Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền  đ­ược xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của ng­ười x­ưa, phía tr­ước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phư­ợng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng nh­ư sải  cánh của con chim ph­ượng.

Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, ph­ượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình t­ượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai.

Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, t­ượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Phía bên phải là gian thờ học trò thầy Chu Văn An, gian bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.

Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ [ có 7 bậc].

1.3. Vị trí địa lý đền Chu Văn An

Khu di tích lịch sử đền Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

2. Những điểm tham quan chính

2.1. Lăng mộ Thầy Chu Văn An

Lăng mộ Thầy tọa lạc trên mỏm núi Ph­ượng Hoàng giữa rừng thông bát ngát, cảnh quan thiên nhiên khu lăng mộ Chu Văn An khá đẹp.

Di tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An đ­ược khôi phục, tôn tạo lại vào năm 1997, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân xa gần cũng như­ giáo giới trong cả n­ước . Kiến trúc xây liền khối theo hình chữ nhật theo h­ướng Đông Nam. Trang trí mỹ thuật chính tập trung khắc hoạ hình t­ượng: Cuốn sách và giải bút nhọn thể hiện cho đức nghiệp thanh cao, trong sáng vì sự nghiệp giáo dục đất nư­ớc của thầy Chu Văn An.

 2.2. Điện Lưu Quang  

Nằm bên phải đền về phía tây – tương truyền là nơi Thầy dạy học khi về núi Phượng Hoàng.

Đến với mảnh đất Chí Linh là đến với một mảnh đất láng hồn thiêng sông núi. Thiên nhiên thơ mộng và khí thiêng sông núi nơi đây đã đi vào thơ ca, nhạc, họa tự bao đời. Mảnh đất này không chỉ làm say lòng các tao nhân mặc khách tài hoa mà còn nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khiến ta yêu thiên nhiên và say mê cái đẹp. Mỗi khi lòng mình u ẩn bởi những lo toan, tất bật của cuộc sống thường nhật hay mệt mỏi trước thế thái nhân tình, hãy tìm về với sông núi nơi đây, đắm mình trong sắc biếc của thông mã vĩ, lặng nghe tiếng suối reo rì rào, bao mệt mỏi buồn lo sẽ tan đi và lại thấy bao điều kì diệu sẽ mở ra trước mắt.

3. Những hoạt động lễ hội được tổ chức ở đền Chu Văn An

Đền thờ nhà giáo Chu Văn An đã trở thành một địa chỉ tâm linh cho các thầy cô giáo, các em học sinh và nhân dân cả nước.  Vào những ngày lễ du khách về chiêm bái đền Thầy rất đông. Nhiều sở giáo dục, phòng giáo dục, nhiều trường đến đền Thầy làm lễ dâng hương, phát thưởng, xin chữ Thánh Hiền  cho Giáo viên và học sinh.

  • Lễ hội mùa xuân: diễn ra vào tháng Giêng

  • Lễ hội mùa thu: diễn ra vào tháng 8 –  mùa khai giảng. [lễ chính ngày 25 tháng 8 – Sinh nhật Thầy]

  • Lễ hội Về Nguồn: diễn ra vào 26 tháng 11 – tưởng niệm ngày mất của Thầy.

  • Trước khi vào mùa thi  khách đến lễ Thầy xin lộc thi cử rất đông

  • Những năm gần đây, Ngày 20 – 11, rất nhiều du khách đến dâng hương Thầy.

Loại hình: Di tích - Truyền thống , Trải nghiệm địa phương

Địa chỉ: Đền thờ Chu Văn An, Văn An, Chí Linh, Hải Dương, Việt Nam

Ngày đăng: 27 Tháng 07 Năm 2020

Tìm hiểu về lịch sử đền Chu Văn An

Thầy Chu Văn An quê gốc tại làng Văn Thôn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội. Thầy là người có công lớn trong việc truyền bá giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng Giáo ở Việt Nam. Năm 16 ông thi đỗ Đình Thí nhưng không làm quan mà mở trường dạy học. Đến năm 20 tuổi, ông được vua mời về dạy cho Thái tử. Sau đó, ông kiến nghị với vua chém 7 tên gian thần nhưng không được vua đồng ý. Chu Văn An xin thôi làm quan triều đình về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng nghiên cứu y thuật và làm thơ, viết sách đến cuối đời.

Sau khi thầy mấy, thầy được nhân dân tôn kính và lập đền thờ tại nơi thầy dạy học. Sau nhiều năm, ngôi đền gần như bị tàn phá hoàn toàn và được nhân dân xây dựng lại cho đến bây giờ.

Muốn lên được đền thờ chính thầy chu văn an cần đi qua bao nhiêu bậc đá?

Kiến trúc ngôi đền Chu Văn An

Qua nhiều lần trùng tu, đền thờ Chu Văn An trở thành quần thể kiến trúc bề thế bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.

Đền chính nằm trên vùng đất cao, rộng và theo phong thủy định thì đây là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung.

Tại gian tiền tế, ngay tại chính giữa đặt ban thờ công đồng, ngay phía sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng, bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Hậu cung đặt tượng thờ thầy đồng bằng nặng 100kg. Nghệ thuật trang trí trong đền rất đặc biệt theo đề tài tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng) và tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng, trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền Chu Văn An là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần…

Quần thể đền Chu Văn An thanh tịnh, cuộn mình trong khu rừng thông xanh ngút ngàn, nổi bật lên hàng chữ “Vạn thế sư biểu” đặc biệt là bảng khắc chữa Học rất lớn theo lối vào đền. Điều này thể hiện tấm lòng của những người đã được học bởi thầy Chu Văn An.

Muốn lên được đền thờ chính thầy chu văn an cần đi qua bao nhiêu bậc đá?

Lễ hội đền thờ Chu Văn An

Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính – Học – Thuần – Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm – Đức – Chí – Nghĩa – Trung – Tài – Minh – Trí – Thành – Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học.

Và lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 – 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25). Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11 dương lịch. Lễ hội về nguồn từ ngày 24 – 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).

Muốn lên được đền thờ chính thầy chu văn an cần đi qua bao nhiêu bậc đá?

Ngoài việc dâng đồ tế lễ mặn thì du khách có thể dâng bút, sách, vở để cầu thi cử, học hành, công danh thành đạt. Đây còn được coi là nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, học sinh, sinh viên trên mọi miền cả nước. Chính vì thế, du khách hãy dành trọn 1 ngày đến tế lễ vào dịp đầu năm mới, đúng dịp khai bút để cầu công danh học hành cho con cháu, người thân mình.