Mức lương vùng 3 năm 2023

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022

Kể từ ngày 01/07/2022, Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng thêm bình quân 6% so với quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Mức lương tối thiểu tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

(Áp dụng đến hết 30/6/2022)

Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP

(Áp dụng từ 01/7/2022)

Mức tăng
Vùng I 4.420.000 4.680.000 260.000
Vùng II 3.920.000 4.160.000 240.000
Vùng III 3.430.000 3.640.000 210.000
Vùng IV 3.070.000 3.250.000 180.000

Như vậy, từ ngày 01/07/2022 mức lương tối thiểu vùng sẽ được thực hiện theo quy định của Nghị định số 38/2022/NĐ-CP. Với mức lương tối thiểu như hiện nay, người lao động sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như: tăng lương tháng với người đang nhận lương tối thiểu, tăng tiền lương ngừng việc, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp…

Mức lương tối thiểu theo giờ

Nghị định 38/2022/NĐ-CP là Nghị định đầu tiên ghi nhận về mức lương tối thiểu giờ. Theo đó, mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Mức lương tối thiểu giờ được áp dụng từ ngày 01/7/2022 như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động, kê khai bảo hiểm xã hội xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

[VOV2] - 3 năm không điều chỉnh lương cơ sở khiến đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đang trình Quốc hội về điều chỉnh tiền lương. Tuy nhiên, thời điểm nào là hợp lý?

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, ngày mai 27/10 và ngày 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023; Tình hình dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8% lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. 

Thực tế 3 năm qua, lương cơ sở chỉ mới được điều chỉnh một lần từ ngày 1/7/2019 tăng khoảng 7,19%. Trong khi đó đối với khu vực doanh nghiệp đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 3 lần (lần 1 từ ngày 01/01/2019 tăng khoảng 5,23%, lần 2 từ ngày 01/01/2020 tăng khoảng 5,5% và lần 3 từ ngày 01/7/2022 tăng khoảng 6%).  Tổng 3 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp tăng khoảng 17,7%. Chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 7/2019 ước tính đến hết năm 2022 đã tăng khoảng 10%. Việc không điều chỉnh tăng mức lương cơ sở làm cho đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Chỉ trong vòng hơn 2 năm vừa qua đã có trên 39.500 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nguyên nhân chính cũng là do chế độ tiền lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị nếu quyết định tăng lương, nên áp dụng càng sớm càng tốt, thời điểm có thể từ 01/01/2023. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, hiện đã là gần cuối năm 2022, việc đánh giá đầy đủ để xác định các đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ, trợ cấp cần có một thời gian. Hơn nữa, cần đánh giá tác động và có thời gian cân đối nguồn lực nhà nước và thực hiện theo đúng quy định về sử dụng ngân sách, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… Vì vậy, thời điểm ngày 1/7/2023 tăng lương cơ sở là phù hợp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, việc Chính phủ trình phương án tăng 20,8% lương cơ sở đã được tính toán về khả năng ngân sách cũng như chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp các mức trợ cấp, trợ giúp với các đối tượng yếu thế, trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng. Việc tăng tổng thể cả tiền lương cơ sở và các chế độ chính sách trợ cấp phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng phụ cấp ưu đãi, cần đánh giá tác động rộng rãi hơn với các đối tượng khác công tác trong ngành y, ngành giáo dục và công chức, viên chức trong các lĩnh vực, khu vực Nhà nước để thấy được những bất cập cụ thể để việc tăng lương đảm bảo phù hợp với mức thu nhập của người làm việc trong khu vực nhà nước.

Đối với các đối tượng được nâng mức hưởng chính sách hỗ trợ, trợ cấp cần cân nhắc với đối tượng người có công, vì người có công với cách mạng cần thực hiện theo chủ trương làm sao để cho người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn người cùng sinh sống ở nơi cư trú do vậy, Chính phủ cần cân nhắc đến vấn đề này.