Một người được đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh cá thể?

Tôi đã thành lập một hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ ở Bắc Giang, nay muốn tự thành lập thêm một hộ kinh doanh nữa ở Bắc Ninh thì có đăng ký được không? Hộ kinh doanh mới đăng ký sẽ kinh doanh khác so với hộ kinh doanh cũ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Hộ kinh doanh là một trong các loại hình được nhiều người kinh doanh lựa chọn. Vậy một cá nhân có quyền được thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh?

Mục lục bài viết

1. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh: 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

– Kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh. 

– Điều kiện về đặt tên phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

Tên hộ kinh doanh được quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, theo đó hộ kinh doanh có tên gọi riêng, đảm bảo có các thành tố sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” xong đến tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Lưu ý: khi đặt tên hộ kinh doanh sẽ không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”; không sử dụng những ký hiệu, từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử , văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ và hợp lệ. 

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và phí hộ kinh doanh. 

2. Một người có thể đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh cá thể?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp cá nhân, thành viên các hộ gia đình có quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. 

Do đó, một người chỉ có thể đăng ký một hộ kinh doanh cá thể. 

3. Hộ kinh doanh có những đặc trưng cơ bản nào? 

3.1. Chủ thể thành lập: 

Hộ kinh doanh được thành lập bởi:

– Một cá nhân.

– Một nhóm người.

– Hộ gia đình. 

Cá nhân, thành viên hộ gia đình hay các thành viên của một nhóm người phải là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự. Ngoại trừ trường hợp sau đây không có quyền thành lập hộ kinh doanh:

+ Đối tượng là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 

+ Đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam cũng như đang phải chấp hành án phạt tù hay đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 

Trường hợp hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì mọi hoạt động kinh doanhsẽ do cá nhân đó có quyền quyết định. 

Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh sẽ do các thành viên quyết định. Bên cạnh đó, nhóm người hoặc hộ gia đình khi đó sẽ cử một người làm đại diện để tiến hành các giao dịch bên ngoài,… 

3.2. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân: 

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, tư cách pháp nhân gồm những điều kiện sau: 

– Được thành lập một cách hợp pháp. 

– Cơ cấu tổ chức phải chặt chẽ.

– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. 

– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 

Trên cơ sở quy định đó, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành một pháp nhân. Do đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, và kéo theo những quyền lợi như không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện,… tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. 

3.3. Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ: 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ hoặc hộ gia đình, một nhóm người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. 

Trách nhiệm vô hạn ở đây được hiểu là khi phát sinh các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính đối với hộ kinh doanh thì cá nhân hay các thành viên của một nhóm người, hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình bao gồm tài sản không đưa vào kinh doanh.

3.4. Quy mô kinh doanh nhỏ: 

Quy mô kinh doanh nhỏ của hộ kinh doanh thể hiện ở những điểm như sau: 

– Hộ kinh doanh  được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính. 

– Số lượng lao động: sử dụng không quá 10 lao động. 

* Trường hợp không cần phải đăng ký hộ kinh doanh: áp dụng trong trường hợp những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối. 

4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh: 

4.1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh: 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau: 

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

– Giấy tờ pháp lý bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của cá nhân với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình, thành viên một nhóm người trong trường hợp các thành viên đăng ký hộ kinh doanh. 

– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần có biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao). 

– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (bản sao). 

4.2. Trình tự đăng ký hộ kinh doanh: 

Bước 1: Nộp hồ sơ: 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết: 

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ, sẽ có hai trường hợp xảy ra: 

+ Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

+ Hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thời hạn giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc. 

Lưu ý: trong văn bản phải nêu rõ lý do cũng như các yêu cầu sửa đổi, bổ sung để chủ thể nộp hồ sơ nắm bắt và hoàn thiện đầy đủ. 

Về nguyên tắc, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. 

5. Mẫu đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất:

Phụ lục III-1 Danh mục ban hành kèm theo quy định Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định mẫu giấy đề nghị đăng ký kinh doanh cụ thể như sau: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                         ……, ngày ……tháng …… năm ……

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch ……………

Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ………………….. Giới tính: …….

Sinh ngày: …. /….. /…… Dân tộc: ………………… Quốc tịch: ……………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …………………….

Ngày cấp: …… /….. /…… Nơi cấp: …………………..

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): ……….

Số giấy chứng thực cá nhân: ………………..

Ngày cấp: …… /….. /…….. Ngày hết hạn: ……. /…… /……. Nơi cấp: ………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………

Xã/Phường/Thị trấn: ………………

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ………………..

Tỉnh/Thành phố: …………………

Chỗ ở hiện tại:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………

Xã/Phường/Thị trấn: ……………..

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ………………

Tỉnh/Thành phố: ………………….

Điện thoại: …………………. Fax: …………………

Email: ……………….. Website: ………………..

Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:

1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ………………………..

2. Địa điểm kinh doanh:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……………………..

Tỉnh/Thành phố: …………………

Điện thoại: ………………… Fax: ……………………

Email: …………………. Website: ……………………

3. Ngành, nghề kinh doanh : ……………………… 

4. Vốn kinh doanh:

Tổng số (bằng số; VNĐ): ………………….

Phần vốn góp của mỗi cá nhân (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân góp vốn thành lập; kê khai theo mẫu): Gửi kèm

5. Số lượng lao động: …………………

Tôi và các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh cam kết:

– Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);

– Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của tôi và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.