Một ngày ăn bao nhiêu sữa chua năm 2024

Trong sữa chua chứa nhiều men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Sữa chua còn giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của những căn bệnh đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày và tình trạng tiêu chảy, táo bón. Khuẩn lactic trong sữa chua giúp kích thích sự gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và giúp khử hoạt tính của một số hóa chất gây hại.

2. Phòng chống bệnh tật, tăng cường đề kháng

Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hệ tiêu hóa khỏe là yếu tố rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe, bởi 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Vì vậy, khi bổ sung đều đặn mỗi ngày 1 hũ sữa chua là giải pháp tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hoá, từ đó đề kháng của bạn sẽ được tăng cường.

3. Cải thiện vóc dáng, làn da

Sữa chua cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da và chống lão hóa. Axit lactic trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đồng thời, các vi khuẩn lên men chua có thể tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, kích thích quá trình làm lành da, giúp mau liền sẹo, tái tạo da mới.

Sữa chua khiến bạn có cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ giải phóng mỡ thừa,... Sữa chua không đường chính là thực phẩm lý tưởng dành cho những người muốn giảm cân, nhưng vẫn cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

4. Giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương

Theo các chuyên gia, trung bình 100g sữa chua ăn có chứa tới 148mg canxi, trong khi 100ml sữa tươi thì có khoảng 120mg canxi. Bên cạnh đó, lượng vitamin D dồi dào sẵn có trong sữa chua giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi hơn. Đặc biệt với trẻ em, sữa chua giúp trẻ tăng chiều cao rất tốt.

Sữa chua có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những điều sau để hấp thu trọn vẹn và tránh tác dụng phụ khi ăn sữa chua.

Thứ nhất: Không nên ăn sữa chua và uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh cùng một lúc vì như vậy các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Sau khi uống thuốc 2-3 giờ mới nên ăn sữa chua.

Thứ hai: Không nên đun nóng sữa chua lên rồi mới ăn vì như vậy làm mất đi tác dụng hữu ích (vì vi khuẩn có lợi trong sữa chua sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 - 35 độ C) và hương vị ngon lành của sữa chua.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đường ruột đóng vai trò quan trọng tiếp nhận dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Do vậy, đường ruột khoẻ giúp việc hấp thu vi chất dinh dưỡng hấp thu đầy đủ, tăng cường đề kháng, chống lại các nhiễm trùng.

"Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn sữa chua thường xuyên là cách làm đẹp từ bên trong", bác sĩ Lâm nói.

Sữa chua cung cấp vitamin và khoáng chất như canxi, kali, kẽm, vitamin A, B2, đạm… giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, hỗ trợ đào thải các chất độc, giúp da khỏe mạnh, sáng mịn hơn.

Bên cạnh đó, nguồn đạm trong sữa chua là đạm chuẩn, hỗ trợ hấp thu các khoáng chất và giảm huyết áp.

Sữa chua tuy nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ nhưng vẫn cần chế độ và giờ ăn hợp lý để đạt hiệu quả tốt.

Một ngày ăn bao nhiêu sữa chua năm 2024

Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá.

Nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua một ngày?

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm khuyến nghị, với người lớn nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng, nâng cao sức khỏe toàn diện nói chung.

Với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến một tuổi có thể ăn từ 2 thìa đến 1/2 hộp sữa chua. Khi trẻ được một tuổi có thể cho ăn ngày một hộp sữa chua để hỗ trợ tiêu hoá.

"Sữa chua là món ăn rất tiện lợi và có thể chế biến cũng như kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Mẹ có thể kết hợp sữa chua cùng hoa quả chín để tạo nên những món ăn mới mẻ, hấp dẫn và bổ dưỡng dành cho con yêu", bác sĩ Lâm chia sẻ.

Nên ăn sữa chua khi nào?

Để sử dụng sữa chua mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khoẻ, PGS Lâm chia sẻ có thể sử dụng vào những thời điểm sau:

Sau bữa ăn chính 1 giờ: Đây là khoảng thời gian lợi khuẩn trong sữa chua dễ dàng vượt qua môi trường khắc nghiệt của dạ dày để tăng hiệu quả hỗ trợ cải thiện đường ruột. Không những thế, thời điểm này dịch vị dạ dày loãng, độ pH được cân bằng, nên các lợi khuẩn trong sữa chua có điều kiện tốt nhất để phát triển.

Bữa sáng: Người đang thực hiện chế độ giảm cân, ăn kiêng... có thể ăn sữa chua cùng với một số loại trái cây, hạt, ngũ cốc để có được bữa sáng nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo tốt về vấn đề dinh dưỡng.

Buổi xế chiều: Đây là thời điểm cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi và cần được nạp thêm năng lượng. Nếu chọn sữa chua, bạn sẽ được bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng mà lại ít calo nên không chỉ giữ được vóc dáng mong muốn mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Lúc luyện tập: Quá trình tập thể dục thể thao thường khiến cho cơ bắp bị căng. Ăn sữa chua sẽ giúp cơ thể được bổ sung canxi, carbohydrate, protein và lợi khuẩn cần thiết để phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt, sau khi tập, năng lượng sẽ bị xuống thấp nên ăn sữa chua giúp bù vào mức năng lượng đã bị hao hụt này.

Vị chuyên gia khuyến cáo, sữa chua tuy tốt cho sức khoẻ nhưng người tiêu dùng nên lựa chọn thương hiệu uy tín, tránh mua phải sữa chua đã hết hạn, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Các gia đình nên bảo quản sữa chua trong nhiệt độ từ 4 đến 8 độ C để duy trì lợi khuẩn.