Momesone là thuốc gì

Mometasone là thuốc được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị một số bệnh lý như hen suyễn, dị ứng hay thậm chí là những bệnh về da, điển hình có bệnh vẩy nến. Để có thể sử dụng một cách hợp lý, cần biết được Mometasone Furoate là thuốc gì cũng như đặc tính, công dụng, chỉ định... của loại thuốc này.

1. Mometasone Furoate là thuốc gì?

Mometasone là loại thuốc thuộc nhóm Corticosteroid tổng hợp có tác dụng chống viêm, chống ngứa cũng như co mạch. Thuốc đặc biệt có tác dụng trong việc chữa trị những cơn hen ở người, không cho hiệu quả ngay lập tức mà các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khi dùng từ 1 đến 2 tuần.

Cơ chế chống viêm của Mometasone là do những protein ức chế Phospholipase A2, Lipocortin và sự kiểm soát sinh sản và tổng hợp những chất trung gian gây ra hiện tượng viêm mạnh như tiền liệt tuyến hoặc Leukotriene. Mometasone không xảy ra sự liên kết với các chất qua màng tế bào mà thực hiện liên kết với những ái lực cao hơn đối với thụ thể tế bào chất. Sau đó, trong cơ thể có sự giải phóng những Hydrolase Axit Leukocyte sẽ làm giảm bớt tình trạng viêm trong cơ thể, ngăn chặn sự tích lũy những đại thực bào ở các vị trí có phản ứng viêm, từ đó tác động lên sự kết dính giữa những tế bào bạch cầu và thành mao mạch làm giảm tính thấm màng mao mạch và giảm những thành phần ức chế Histamin và Kinin..

Momesone là thuốc gì

Thuốc được chỉ định với bệnh lý chảy nước mũi

Thuốc Mometasone có rất nhiều dạng để sử dụng, có thể là kem bôi da, dạng xịt mũi, hoặc hỗn hợp xịt mũi, bột hít phân liều, dạng lotion... Đối với dạng xịt mũi thì Mometasone thường được chỉ định trong bệnh lý chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, polyp mũi, hen suyễn... Thuốc Mometasone dạng kem, lotion được dùng để điều trị những triệu chứng của bệnh lý da liễu như bệnh chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng... Đặc biệt, Mometasone chống chỉ định với những đối tượng bị mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc và trẻ em dưới 2 tuổi. Đối với mỗi dạng thuốc Mometasone khác nhau cũng như đối tượng sử dụng và bệnh cảnh khác nhau thì thuốc có liều dùng nhất định trong từng trường hợp, cụ thể là:

  • Mometasone dạng xịt dùng trong viêm mũi dị ứng

Người lớn trên 12 tuổi: dùng thuốc 2 lần/ngày xịt vào mũi.

Trẻ từ 2 đến 11 tuổi: dùng thuốc 1 lần/ngày xịt vào mũi.

Sau khi những triệu chứng đã trong phạm vi kiểm soát được thì giảm liều xuống còn 1 lần/ngày đối với người lớn. Một số trường hợp đặc biệt có thể tăng liều lên tối đa 4 lần/ngày/1 bên mũi.

  • Mometasone dạng xịt trong bệnh polyp mũi

Người trên 18 tuổi: dùng thuốc 2 lần/ngày xịt vào mũi.

Người dưới 18 tuổi: không sử dụng.

Đối với thuốc dạng xịt thì tuyệt đối không xịt thuốc vào miệng, mắt mà chỉ xịt vào mũi, khi xịt dùng một tay để bịt 1 bên mũi và xịt thuốc Mometasone vào bên còn lại.

Momesone là thuốc gì

Mometasone dạng xịt trong bệnh polyp mũi


  • Đối với Mometasone dạng kem bôi da

Người lớn và trẻ em khi sử dụng loại thuốc này cần bôi 1 lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương với liều 1 lần/ngày và thời gian sử dụng thuốc tối đa là 5 ngày và cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị.

  • Mometasone dạng lotion

Nhỏ vài giọt lotion lên vùng da cần điều trị, kể cả những vùng da trên đầu, xoa nhẹ cho đến khi thuốc thấm vào da. Liều lượng đối với Mometasone dạng lotion là 1 lần/ngày.

Một số tác dụng phụ có thể kể đến khi sử dụng thuốc Mometasone đó là:

  • Bỏng, rát.
  • Viêm nang, phản ứng dạng viêm nang bã.
  • Ngứa.
  • Mụn trứng cá
  • Loét da
  • Teo da
  • Sần, mụn mủ.
  • Đau nhức
  • Kích ứng
  • Rậm lông
  • Giảm sắc tố da.
  • Viêm da quanh miệng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng.
  • Bong da, nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Vân da
  • Ban da dạng hạt kê
  • Đối với trẻ em thì khi dùng thuốc Mometasone có thể làm bé chậm tăng trưởng nên cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này trên cơ thể của bé.

Momesone là thuốc gì

Rậm lông do sử dụng thuốc

Ngoài ra, vì thuốc có những tác dụng phụ đáng kể nên trong quá trình thăm khám với bác sĩ bệnh nhân cần khai báo những tiền sử bệnh lý trước đây của mình một cách cụ thể và rõ ràng để có thể tránh khỏi những nguy cơ không đáng có, đặc biệt là những tình trạng bệnh lý như:

  • Tiền sử bị lao hoặc đang nhiễm lao, Herpes mắt. Khi sử dụng Mometasone cho những đối tượng này thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.
  • Người bị lỡ mũi, phẫu thuật mũi gần đây hoặc có tiền sử chấn thương mũi.
  • Người có tiền sử bị thủy đậu, sởi hay có thời gian tiếp xúc với những người bị sởi và thủy đậu.
  • Những bệnh lý về nhãn khoa như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...

Khi sử dụng thuốc trên những đối tượng này cần đặc biệt lưu ý, theo dõi những triệu chứng bất thường, nếu có thì phải ngừng dùng Mometasone ngay và thay thế bằng những phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. Nếu có tình trạng nhiễm trùng thì có thể phối hợp cùng với thuốc kháng nấm, kháng khuẩn phù hợp với bệnh lý. Ngoài ra, khi sử dụng Mometasone thì sự hấp thụ toàn thân của thuốc cũng tăng lên nếu ta dùng trên 1 vùng da có diện tích lớn hoặc khi băng vết thương quá chật, vì vậy cần sử dụng thuốc hợp lý và có chỉ định của bác sĩ điều trị nhất là đối với trẻ em. Biến chứng nguy hiểm nhất trong những trường hợp này đó là suy yếu trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận, hội chứng Cushing do tỉ lệ diện tích bề mặt da lớn hơn trọng lượng cơ thể. Mometasone cũng gây ra tương tác với một số loại thuốc nhất định như thuốc điều trị những bệnh lý khác, vitamin, thảo dược... đặc biệt là những thuốc uống hoặc tiêm thì nên dừng sử dụng những loại thuốc này rồi mới sử dụng Mometasone.

Momesone là thuốc gì

Phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến của bá sĩ khi dùng thuốc

2. Mometasone Furoate là thuốc chữa bệnh chàm

Bệnh chàm là bệnh lý da liễu, đặc trưng bởi tình trạng viêm da với những mụn nước xuất hiện trên bề mặt da của con người. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm là do những phản ứng với các tác nhân gây bệnh, có thể là tác nhân nội sinh và cả tác nhân ngoại sinh. Bệnh chàm chính ra tình trạng viêm lớp nông của da, có thể diễn ra cấp tính hay mạn tính, từng đợt hay tái phát nhiều lần. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh đó là xuất hiện nốt mẩn đỏ trên da, dạng mụn nước và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Các giai đoạn của bệnh lần lượt là hồng ban, mụn nước, chảy nước, đóng vảy tiết, bong vảy và Lichen hóa:

  • Hồng ban:

Không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân thường không để ý giai đoạn này, không đi khám nên không tìm ra được bệnh ở giai đoạn này.

  • Mụn nước:

Những mụn nước bắt đầu nổi lên, kích thước có thể là 1-2 mm, nhiều, mọc thành từng đám, phát triển thành nhiều lớp và sau đó tự vỡ ra hoặc gãi và vỡ ra, chảy dịch nhầy có thể gây sưng phù hoặc có mủ nhiều.

  • Đóng vảy tiết:

Là giai đoạn bong da và lên da non, màu sẫm, có cảm giác da chai cộm trong giai đoạn này.


Momesone là thuốc gì

Mometasone Furoate dạng kem bôi trị bệnh

  • Lichen hóa:

Khi chàm phát triển một thời gian dài thì những nốt tổn thương ngày càng đậm màu, xù xì, thô ráp, sờ có cảm giác rất cứng, hằn da nổi lên rõ nên gọi là giai đoạn Lichen hóa.

Các thuốc dùng để điều trị bệnh chàm đó là thuốc chống ngứa như Siro Phenergan, Siro Theralene, Clorpheniramin..., thuốc chống bội nhiễm như kháng sinh Amoxicillin, Cephalosporin..., thuốc mỡ bôi ngoài da trong bệnh chàm mạn tính, thuốc mỡ Mometasone được bôi khi những tổn thương đã đến giai đoạn khô và tuyệt đối không dùng Mometasone trong khi nốt mụn bị nhiễm khuẩn. Mặc dù Mometasone Furoate là thuốc chữa bệnh chàm nhưng nếu bôi quá nhiều trên da ở một diện tích rộng trên bề mặt da thì rất dễ dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm cho người sử dụng.

Thuốc Mometasone khi sử dụng để điều trị một số bệnh như hen suyễn, bệnh vẩy nến, chàm... thì cần được chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn với liều lượng nhất định theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau của người bệnh để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM

  • Có nên uống thuốc điều kinh để có thai?
  • Các thuốc kháng histamin H1 thường dùng
  • Các thuốc kháng histamin H1 thường dùng