Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024

Khoảng 1/3 phụ nữ bị rụng tóc vào một thời điểm nào đó trong đời. Riêng phụ nữ sau mãn kinh bị thưa tóc hoặc hói đầu chiếm tỷ lệ đến 2/3. Vậy rụng tóc nhiều ở nữ giới là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và ngăn ngừa rụng tóc ra sao?

Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024

Rụng tóc nhiều ở nữ giới là gì?

Rụng tóc nhiều ở nữ giới là tình trạng nữ bị tóc rụng nhiều một cách bất thường, làm mái tóc trở nên mỏng hoặc thưa đi chỉ trong thời gian ngắn. Một người bình thường rụng từ 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày và sẽ được thay thế bằng đợt tóc mới. Thế nhưng, khi số lượng tóc rụng nhiều hơn số lượng tóc mọc thay thế sẽ gây ra tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ giới.

Tóc rụng ở nữ diễn ra như thế nào?

Mỗi sợi tóc phát triển từ một nang, có cấu trúc hình túi hẹp nằm ở lớp biểu bì và trải qua 3 giai đoạn phát triển. (1)

  • Giai đoạn mọc (Anagen): giai đoạn tăng trưởng tích cực của tóc, kéo dài từ 2 – 7 năm.
  • Giai đoạn ngưng mọc (Catagen): giai đoạn chuyển tiếp của tóc, kéo dài khoảng 2 – 6 tuần. Trong giai đoạn này, tóc sẽ trồi lên phía trên bề mặt da và nhú bì, bắt đầu tách ra khỏi nang tóc.
  • Giai đoạn nghỉ, chờ rụng và rụng (Telogen): giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng 2 – 3 tháng và kết thúc bằng việc tóc rụng ra khỏi da đầu.

Rụng tóc ở nữ giới khác với rụng tóc ở nam giới như thế nào?

Sự khác biệt cơ bản giữa hói đầu ở nam giới và hói đầu ở nữ giới là hình dạng phần tóc bị rụng: (2)

1. Nam giới

  • Rụng tóc kiểu chữ M: rụng tóc xuất phát từ 2 bên thái dương, tiến dần sâu vào trong giống hình chữ M.
  • Rụng tóc kiểu chữ O: tóc rụng cục bộ xuất phát từ đỉnh đầu, sau đó rụng dần theo vòng tròn như chữ O.
  • Rụng tóc kiểu chữ U: từ phần giữa trán, tóc bắt đầu rụng tiến vào phần đỉnh đầu, tạo ra vùng hói giống hình chữ U.

2. Nữ giới

  • Rụng tóc thưa đều: tóc rụng không cố định ở một chỗ mà phân tán toàn bộ da đầu khiến tóc thưa đi trông thấy.
  • Rụng đường ngôi giữa: tóc rụng bắt đầu từ đường ngôi giữa rồi dần rộng ra các vùng xung quanh.
  • Rụng tóc đỉnh đầu: phần tóc ở đỉnh đầu bị rụng nhiều. Tuy nhiên, tóc không hoàn toàn mất hết giống như rụng tóc kiểu chữ O ở nam giới.

Phân loại tình trạng tóc rụng nhiều ở phụ nữ/con gái

Phụ nữ có rất nhiều loại rụng tóc, trong đó phổ biến nhất là Anagen effluvium và Telogen effluvium. (3)

1. Anagen effluvium (rụng tóc Anagen)

Tình trạng tóc rụng nhiều và nhanh do điều trị bệnh, chẳng hạn như hóa trị. Những loại thuốc có tác dụng mạnh và hiệu quả nhanh này dùng để loại bỏ các tế bào ung thư, nhưng chúng cũng có thể làm ngừng sản xuất nang tóc và lông ở các bộ phận khác trên cơ thể. Sau khi kết thúc hóa trị, tóc thường tự mọc trở lại.

2. Telogen effluvium (rụng tóc Telogen)

Một lượng lớn nang tóc trên da đầu bước vào giai đoạn nghỉ ngơi trong chu kỳ phát triển tóc nhưng giai đoạn tăng trưởng tiếp theo lại không xảy ra, khiến tóc cũ rụng khắp da đầu nhưng tóc mới không mọc lên. Rụng tóc Telogen thường không dẫn đến hói hoàn toàn dù người bệnh có thể rụng 300 – 500 sợi tóc mỗi ngày. Tóc có thể trông mỏng, đặc biệt ở phần đỉnh đầu và thái dương.

Kiểu rụng tóc này thường do tình trạng sức khỏe hoặc điều trị bệnh gây ra, ví dụ như rối loạn tuyến giáp, sinh sản, phẫu thuật hoặc sốt. Rụng tóc Telogen thường bắt đầu từ tháng thứ 3 sau khi điều trị bệnh. Bệnh được coi là mạn tính nếu tóc rụng kéo dài từ 6 tháng trở lên.

Rụng tóc Telogen cũng có thể xảy ra do thiếu vitamin hoặc khoáng chất (thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến) hoặc do sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như isotretinoin, thuốc trị mụn trứng cá hoặc warfarin, thuốc làm loãng máu.

Việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây ra loại rụng tóc. Hiện chưa làm rõ được nguyên nhân vì sao tình trạng rụng tóc kéo dài ở một số người. Trường hợp tóc không tự mọc lại, bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da sẽ lên phác đồ điều trị và điều chỉnh lượng thuốc phù hợp cho từng ca bệnh.

3. Rụng tóc nhiều ở nữ do nội tiết tố (rụng tóc kiểu nữ)

Hầu hết phụ nữ đều có thể bị rụng tóc ở một mức độ nào đó kể từ sau khi dậy thì. Tình trạng rụng tóc thường có xu hướng rơi vào khoảng thời gian mãn kinh. Nguy cơ rụng tóc tăng dần theo độ tuổi và rủi ro cao hơn ở phụ nữ có tiền sử người thân trong gia đình cũng bị rụng tóc. (4)

Chứng rụng tóc do nội tiết tố liên quan đến hoạt động của nội tiết tố gọi là androgen, rất cần thiết cho sự phát triển giới tính của nam và hỗ trợ các chức năng quan trọng khác ở cả hai giới, bao gồm ham muốn tình dục và duy trì sự phát triển của tóc. Bệnh có khả năng di truyền và liên quan đến một vài loại gen khác nhau.

Tình trạng này cũng có thể là hậu quả của bệnh nội tiết tiềm ẩn, chẳng hạn như việc sản xuất quá nhiều androgen hoặc khối u tiết androgen nằm trong buồng trứng, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận.

Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024
Hình ảnh rụng tóc do nội tiết tố androgen ở nữ giới

Ở cả nam và nữ, rụng tóc nội tiết tố xảy ra do sự rút ngắn thời gian mọc tóc và kéo dài thời gian từ khi rụng tóc đến khi bắt đầu giai đoạn mọc tóc mới. Điều đó có nghĩa sẽ mất nhiều thời gian để tóc bắt đầu mọc trở lại sau khi rụng so với chu kỳ phát triển bình thường của tóc.

Bản thân nang lông cũng thay đổi, chúng co lại và tạo ra sợi tóc ngắn và mỏng hơn. Kết quả là những sợi tóc dày hơn, có sắc tố và tồn tại lâu hơn được thay thế bằng những sợi tóc ngắn, mỏng hơn, không có sắc tố được gọi là “lông tơ”.

Đối tượng nào dễ bị rụng tóc ở nữ giới?

Rụng tóc nữ thường phổ biến hơn ở:

  • Phụ nữ trên 40 tuổi.
  • Phụ nữ sau sinh.
  • Những phụ nữ đã hóa trị và người bị ảnh hưởng bởi thuốc.
  • Những phụ nữ thường có kiểu tóc sử dụng nhiều áp lực (như buộc tóc đuôi ngựa hoặc thắt bím chặt) hoặc sử dụng hóa chất mạnh trên tóc.
  • Phụ nữ mãn kinh.

Nguyên nhân rụng tóc ở nữ giới

Dưới đây là các nguyên nhân rụng tóc ở nữ giới thường gặp nhất:

  • Tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất: khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, tóc không thể khỏe mạnh, nhất là vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc, thiếu các chất này sẽ làm tóc rụng dần và mỏng đi.
  • Hội chứng tiền mãn kinh: khi nồng độ estrogen và progesterone bị hạ thấp có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, đổ mồ hôi ban đêm và tăng cân, khiến tóc rụng nhiều hơn.
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con: Khi mang thai, tóc mọc nhiều và nhanh hơn do nồng độ estrogen trong cơ thể tăng. Sau khi sinh, khi estrogen trở lại bình thường, tóc có thể rụng, thậm chí dễ gãy. Kết quả, phụ nữ sau sinh có thể bị rụng tóc khá nhiều trong vài tháng.
  • Các loại bệnh về da đầu: một số bệnh về da như viêm da dầu, nấm da đầu,… có thể làm tổn thương da và nang tóc, gây ngứa ngáy, khó chịu. Điều này có thể dẫn đến việc gãi đầu thường xuyên làm tóc rụng nhiều hơn. Gàu là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Ngoài ra, một số loại dầu gội hoặc thuốc trị nấm có chất tẩy mạnh có thể gây kích ứng da đầu và làm rụng tóc.
  • Stress: căng thẳng hay những cú sốc tâm lý cũng là nguyên nhân khiến tóc bị ảnh hưởng và có nguy cơ làm tóc gãy rụng. Tuy nhiên, đây chỉ là rụng tóc tạm thời, sau khi hết căng thẳng thì tình trạng rụng tóc sẽ chấm dứt.
  • Do điều trị bệnh: những trường hợp vừa trải qua cuộc đại phẫu, xạ trị, hóa trị cũng có thể gây rụng tóc nhiều. Tình trạng này dần được cải thiện sau khi kết thúc phẫu thuật và hóa trị.
  • Do kiểu tóc: thường xuyên buộc tóc chặt hoặc sử dụng nhiều lực khi tạo kiểu tóc, chẳng hạn như thắt bím, sẽ khiến tóc tổn thương và nhanh gãy rụng hơn.
  • Các bệnh lý: rụng tóc cũng có thể là triệu chứng của bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang, lupus ban đỏ, thiếu máu,…
  • Chăm sóc tóc sai cách: gội đầu quá nhiều cũng sẽ gây rụng tóc, chỉ nên gội đầu từ 2 – 3 lần/ tuần.
  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì tóc càng mỏng đi.
  • Tác động của hóa chất và nhiệt khi tạo kiểu cho tóc: uốn, duỗi, nhuộm tóc bằng hóa chất sẽ để lại những tác động xấu lên da dầu, làm hỏng nang tóc và tăng nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn.
  • Mất cân bằng thần kinh nội tiết: phụ nữ dễ bị rụng tóc sau sinh hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh (hoặc mãn kinh). Lúc này, bộ 3 nội tiết tố nữ chính (estrogen, progesterone và testosterone) ở nữ giới sẽ thay đổi nên nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rụng tóc. Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến mất cân bằng hệ thần kinh nội tiết, suy giảm khả năng thúc đẩy tế bào mầm tóc, làm nang tóc bị teo lại, rối loạn vòng đời của tóc và gây rụng tóc. Một số trường hợp thay đổi thuốc tránh thai, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang,… cũng có thể gây rụng tóc.
  • Di truyền: rụng tóc ở nữ giới có liên quan đến gen di truyền khi thừa hưởng gen hói đầu của ba mẹ và có khả năng bị rụng tóc từ giai đoạn tuổi dậy thì.
  • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, ung thư, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc hướng thần vô tình ức chế sự phát triển của tế bào mầm tóc, khiến tóc mới không đủ sức mọc lên.
    Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024
    Căng thẳng thần kinh hay những cú sốc tâm lý cũng là nguyên nhân khiến tóc bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ làm tóc gãy rụng

Dấu hiệu tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ giới

Rụng tóc tuy không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên điều này gây mất thẩm mỹ và góp phần làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy nữ giới rụng tóc nhiều: (5)

  • Hàng ngày thấy tóc rụng nhiều hơn, dính trên lược, sàn nhà, trên gối hoặc trong bồn rửa mặt.
  • Nhìn thấy những mảng tóc mỏng hơn, đường chân tóc trên đỉnh đầu ngày càng rộng ra.
  • Tóc mỏng đến mức lộ cả da đầu.
  • Đuôi tóc ngày càng ít.
  • Tóc gãy rụng.

Chẩn đoán tình trạng tóc rụng nhiều ở nữ

Bác sĩ có thể sử dụng 1 hoặc nhiều loại xét nghiệm để chẩn đoán rụng tóc ở nhiều ở nữ giới tùy theo mức độ bệnh:

  • Kéo nhẹ tóc để xem có bao nhiêu sợi tóc rụng ra.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra vitamin và khoáng chất (như vitamin B, D, kẽm và sắt) và mức độ hormone (bao gồm cả hormone tuyến giáp và hormone giới tính).
  • Kiểm tra da đầu bằng kính hiển vi và tiến hành soi da.
  • Sinh thiết da đầu bằng cách cắt một mảnh da nhỏ và kiểm tra mô bệnh học.

Cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới được nhiều người áp dụng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Điều trị dựa trên nguyên nhân: nếu tóc rụng do thay đổi nội tiết tố hay do căng thẳng thì sau một thời gian tóc sẽ ngừng rụng. Còn nếu do tóc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài thì cần ngăn chặn các yếu tố gây tổn thương cho tóc. Tóc thiếu dưỡng chất thì cần được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho tóc.
  • Dùng thuốc: rụng tóc do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể điều trị bằng Minoxidil. Tuy nhiên, hàm lượng cồn trong thuốc có thể gây kích ứng hoặc khô da đầu, ngứa, mẩn đỏ, tróc vảy,… Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da trước khi sử dụng. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Phẫu thuật cấy tóc: lấy nang tóc từ những vùng nhiều tóc, sau đó bác sĩ sẽ cấy đến các vùng bị hói. Tuy nhiên, cấy tóc có thể gây nhiễm trùng, viêm nang lông hoặc tóc ở khu vực được cấy ghép có thể bị rụng. Thủ thuật này khá tốn kém và thường không được bảo hiểm y tế chi trả.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): dùng để kích thích tóc phát triển chắc khỏe hơn. Bác sĩ sẽ lấy máu của bệnh nhân, ly trích huyết thanh giàu tiểu cầu chứa nồng độ cao các yếu tố tăng trưởng và tiêm trở lại vào da đầu, kích thích nang tóc phát triển.
    Bài viết liên quan: 25 cách trị rụng tóc tự nhiên hiệu quả nhanh tại nhà cực đơn giản

Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024
Điều trị rụng tóc mang lại thẩm mỹ và sự tự tin cho phái đẹp

Cách khắc phục giảm thiểu tình trạng tóc rụng nhiều ở nữ

Phái đẹp hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng rụng tóc bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Bảo vệ mái tóc: không chải tóc khi tóc còn ướt, hạn chế sử dụng máy sấy tóc và giảm thiểu sử dụng hóa chất lên tóc là những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn các yếu tố ngoại cảnh làm tổn thương tóc.
  • Gội đầu đúng cách: tần suất gội đầu sẽ tùy thuộc vào tình trạng da đầu. Tóc bình thường chỉ nên gội khoảng 3 lần/tuần, thậm chí tóc khô chỉ nên gội đầu từ 2 – 3 lần/tuần.
  • Sử dụng tinh dầu bưởi: tinh dầu bưởi chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tóc phát triển khỏe mạnh. Có thể sử dụng vỏ bưởi tươi lấy nước để gội đầu thường xuyên, tinh dầu bưởi có thể trộn vào dầu gội đầu hoặc thoa trực tiếp lên tóc sau khi gội xong cũng giúp chăm sóc tóc hiệu quả.
  • Sử dụng dầu dừa: dầu dừa chăm sóc tóc được ưa chuộng từ xưa đến nay với rất nhiều vitamin và khoáng chất. Bôi dầu dừa trực tiếp lên tóc giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe.
  • Cải thiện độ ẩm tóc bằng nha đam: nha đam rất giàu vitamin A, C, E , B12 và axit folic. Sử dụng trực tiếp nha đam hoặc trộn cùng các loại trái cây khác đều làm tăng tác dụng giúp tóc bóng mượt.
  • Sử dụng bia để làm mượt tóc: trộn bia cùng dầu ô liu để làm mặt nạ tóc hoặc sử dụng bia để gội đầu trực tiếp sẽ giúp tóc mềm mượt, óng ả.
  • Kích thích tế bào mầm tóc: kích thích tế bào mầm tóc từ trong da đầu bằng cách sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm bổ sung sẽ giúp tóc mọc chắc khỏe hơn.
    Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024
    Hạn chế sử dụng dầu gội khô vì chúng không làm sạch được dầu thừa, bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên tóc, khiến cho tóc không được nuôi dưỡng và dễ gãy rụng

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc ở nữ giới

Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy để giảm thiểu tóc bị thưa, chẻ ngọn thì cần áp dụng nhiều yếu tố:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: mái tóc khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn dưỡng chất mà cơ thể nạp vào. Do đó, chị em cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để ngăn rụng tóc.
  • Vitamin A: tất cả các tế bào đều cần vitamin A để hỗ trợ sản xuất tuyến bã nhờn và cân bằng độ pH của da đầu. Từ đó bảo vệ da đầu, giúp da đầu khỏe mạnh và ngăn rụng tóc. Thực phẩm giàu vitamin A tự nhiên bao gồm trứng, sữa, đu đủ, bí đỏ,…
  • Vitamin E: có tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể chống căng thẳng. Hạt hướng dương, hạnh nhân, bơ… giúp bổ sung vitamin E tự nhiên cho tóc.
  • Vitamin B: giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và cung cấp chất dinh dưỡng cho da đầu và nang tóc. Bổ sung vitamin nhóm B từ thịt, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ…
  • Vitamin H: hay còn gọi là biotin, là dưỡng chất thiết yếu cho tóc. Thiếu chất này tóc sẽ mỏng và dễ gãy rụng.
  • Kẽm: đóng vai trò sửa chữa và duy trì sự phát triển tóc. Nhóm thực phẩm giàu kẽm gồm hàu, thịt bò, cải bó xôi,…
  • Sắt: giúp vận chuyển oxy đến các tế bào mầm tóc. Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt nên bổ sung thêm thịt bò, trứng gà,…
  • Omega-3: giúp tóc mọc nhanh và giữ cho nang tóc khỏe mạnh hơn.
  • Hạn chế hành động tổn hại tóc: hội chứng nghiện giật tóc có thể làm tổn thương da đầu, dẫn đến nhiễm trùng và rụng tóc vĩnh viễn.
  • Kiểm soát stress/ căng thẳng: có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc phụ nữ bị stress như cách nuôi dạy con cái, trông trẻ, làm việc nhà, chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh/mãn kinh,… Để hạn chế tình trạng rụng tóc nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục hàng ngày, giữ tinh thần tích cực,…
  • Không chải đầu khi tóc ướt: nên lau tóc thật khô trước khi chải tóc bằng lược thưa sẽ giúp tránh gãy rụng tóc và giúp tóc vào nếp suôn mượt.
    Bài viết liên quan: Rụng tóc nhiều ở nam giới: Nguyên nhân, dấu hiệu và ngăn ngừa

Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024
Lau tóc thật khô trước khi chải tóc bằng lược thưa sẽ giúp tránh gãy rụng tóc

  • Hạn chế sử dụng máy sấy: thói quen sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao có thể khiến tóc bị khô, xơ và dễ gãy. Cách tốt nhất để làm khô tóc nhanh chóng là quấn tóc trong một chiếc khăn bông và để khô.
  • Hạn chế nhuộm/uốn/duỗi, sử dụng hóa chất lên tóc: hóa chất trong thuốc nhuộm phá vỡ cấu trúc bình thường của sợi tóc, khiến tóc giòn, khô và dễ gãy hơn. Tóc uốn và duỗi ít bị tổn thương do hóa chất nhưng lại chịu tác động về mặt vật lý nhiều hơn so với tóc nhuộm. Càng sử dụng nhiều phương pháp làm tóc thì mức độ hư tổn của tóc lại càng tăng lên. Vì vậy, bạn nên hạn chế, đừng lạm dụng uốn/duỗi/nhuộm màu quá nhiều, chỉ nên sử dụng các phương pháp tạo kiểu cho tóc tối đa 6 tháng 1 lần để hạn chế tình trạng tóc bị khô xơ.
  • Thay đổi thói quen trong việc chăm sóc tóc và da đầu: Ngoài việc duy trì tần suất gội đầu hợp lý, bạn cũng nên tập thói quen mát xa da đầu bằng tinh dầu để tăng cường lưu thông máu dưới da đầu, đặc biệt là vùng đỉnh đầu. Từ đó giúp nang tóc khỏe mạnh và tóc mọc dày hơn. Để ngăn tóc rụng, mỗi khi ra nắng nên đội mũ rộng vành, che chắn tóc cẩn thận và xịt kem chống nắng loại dành cho tóc sẽ giúp bảo vệ tóc khỏi những tác hại từ tia UV gây ra.

Một số câu hỏi liên quan về rụng tóc nhiều ở phụ nữ

1. Rụng tóc nhiều ở nữ là thiếu chất gì?

Các vitamin A, B, C, E cùng các dưỡng chất như canxi, kẽm, sắt, silic, selen, sulfur,… đều là nhân tố quan trọng góp phần giúp mái tóc phát triển. Thiếu các chất này sẽ làm tóc dễ gãy rụng, mỏng và yếu hơn so với bình thường rất nhiều. Vì vậy xây dựng chế độ ăn cân bằng dưỡng chất và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung sẽ giúp tóc thêm chắc khỏe.

Bài viết liên quan: Bị rụng tóc thiếu chất gì? Nên bổ sung gì cho tóc khỏe mạnh?

2. Tóc rụng nhiều ở nữ có mọc lại không?

Có. Với tiến bộ từ nền y học hiện đại, hiện nay rụng tóc đã không còn là nỗi ám ảnh đối với mọi người. Việc xác định chính xác nguyên nhân rụng tóc giúp điều trị dễ dàng hơn. Vì vậy, khi phát hiện tình trạng rụng tóc bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da thăm khám và tư vấn kịp thời, giúp lấy lại tự tin.

Mỗi lần gội đầu rụng bao nhiêu tóc năm 2024
Lăn kim trị rụng tóc tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với người bệnh để lên phác đồ điều trị chuẩn xác, cùng các thiết bị chính hãng được nhập khẩu từ Âu – Mỹ, đảm bảo quá trình trị liệu sạch sẽ, vô trùng đúng chuẩn quốc tế giúp mọi người hoàn toàn an tâm khi thăm khám tại BVĐK Tâm Anh.

Thông qua bài viết trên hy vọng các chị em hiểu thêm về tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ, bên cạnh đó sẽ bỏ túi thêm được các biện pháp hữu ích giúp phòng ngừa rụng tóc. Tóc đóng vai trò quan trọng với chúng ta, không chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài mà còn tô điểm thêm dung nhan cho phái đẹp. Vì vậy, ngay khi phát hiện tóc rụng nhiều, chị em nên tìm đến ngay bệnh viện uy tín để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

Mỗi ngày rụng khoảng bao nhiêu sợi tóc?

Vì sao tóc rụng nhiều khi gội đầu? Tóc rụng là một vấn đề rất bình thường bởi tóc sinh trưởng và rụng đi theo chu kỳ sinh lý của cơ thể. Tóc rụng khi gội đầu thường gặp hơn bởi lúc này các nang tóc lỏng lẻo và rụng nhiều hơn so với bình thường. Tuy nhiên tóc rụng khi gội đầu thường dao động từ 50-100 sợi.

Tại sao sau khi gội đầu tóc rụng nhiều?

1Tại sao tóc rụng nhiều khi gội đầu? Rụng tóc là vấn đề hoàn toàn bình thường vì tóc mọc và rụng theo chu kỳ sinh lý của cơ thể, rụng tóc khi gội đầu nhiều hơn do lúc này nang tóc đang bị mỏng và rụng nhiều hơn bình thường, thông thường khoảng 50 - 100 sợi tóc sẽ bị rụng trong quá trình gội đầu.

Rụng tóc nên gội đầu gội gì?

7+ một số dầu gội giảm rụng tóc hiệu quả.

Dầu gội chăm sóc tóc chắc khỏe Biotin & Collagen OGX. ... .

Dầu gội Pharmacity Anti Hair Loss Shampoo. ... .

Dầu gội bưởi ngăn rụng tóc Milaganics. ... .

Dầu gội giảm rụng tóc Vichy Dercos Energising Shampoo Hairloss. ... .

Dầu gội giảm rụng tóc Megumi. ... .

Dầu gội dưỡng chất tinh dầu bưởi Cocoon..

Mỗi ngày có bao nhiêu sợi tóc rụng?

Trung bình, mỗi ngày chúng ta có thể rụng 30 đến 100 sợi tóc và cũng có khoảng 30 đến 100 sợi tóc mới được mọc thêm. Vì thế, hiện tượng rụng tóc lúc này thực sự không đáng ngại và nó không khiến cho mái tóc của bạn thưa hay mỏng đi quá nhiều bởi quá trình rụng tóc và mọc tóc diễn ra đồng thời.